Bê tông 14 ngày đạt bao nhiêu?

Mỗi khi chuẩn bị tới giai đoạn thi công đổ bê tông, chúng ta thường nghe đơn vị thi công nói là nên đổ bê tông “Mác 250, Mác 200..vv”. Vậy Mác bê tông là gì, và chúng ta nên lựa chọn Mác bê tông nào cho phù hợp với công trình của mình. TDC xin phép được tổng hợp và chia sẽ đến các bạn một số thông tin về bê tông để chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về bê tông nhé.


BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Bê tông 14 ngày đạt bao nhiêu?

Bê tông là một hỗn hợp vật liệu được trộn bởi các thành phần gồm: Xi măng + đá + cát + nước.

Ngoài cách thi công thủ công trộn bê tông bằng cối xoay tại công trình thì hiện nay rất phổ biến đó là bê tông thương phẩm (bê tông tươi), Bê tông sẽ được trộn sẳn tại nhà máy và chở tới công trình bằng xe chuyên dụng. Giá thành của bê tông tươi cũng không quá chênh lệch so với việc trộn bê tông thủ công nhưng chất lượng bê tông thương phẩm sẽ đảm bảo tốt hơn.

CƯỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Các bạn có tự hỏi bê tông nó có tác dụng gì trong công trình mình không, Câu trả lời: Bê tông có tác dụng chịu lực nén.

Vậy cường độ bê tông là gì? Chúng ta sẽ nói một ví dụ nhỏ này, Bạn đúc một mẫu bê tông hình vuông. Sau đó bạn đặt lần lượt những quả tạ rất nặng lên khối bê tông đó, tăng tạ từ từ cho đến khi khối bê tông bị tạ đè nén vở ra. Lúc đó ta đem cân số tạ trên (ví dụ tổng cộng được 1000kg), nghĩa là khối bê tông mà ta đúc được có khả năng chịu được một lực nén <1000kg.

Và đó được xem là khả năng chịu lực của bê tông, hay còn được gọi là cường độ của bê tông. 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BÊ TÔNG.

Sau khi bê tông được đổ xong, chúng còn rất mềm ướt như đứa trẻ sơ sinh vậy. Cường độ của bê tông lúc này là 0%

Bê tông 14 ngày đạt bao nhiêu?

Đồ thị phát triển của bê tông

Bê tông phát triển rất nhanh:

  • Sau 3 ngày đầu, bê tông sẽ đạt được 40% cường độ.
  • Sau 7 ngày, bê tông đạt được 60% cường độ.
  • Sau 14 ngày, bê tông đặt được 80% cường độ.
  • Sau 28 ngày bê tông sẽ đạt gần 100% cường độ.

Vì vậy, người ta chọn thời gian 28 ngày sau khi đổ là thời gian bê tông đủ tuổi (bê tông đủ cường độ chịu lực).

BẢO DƯỞNG BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Sau khi đổ xong bê tông, chúng ta phải tiến hành bảo dưởng bê tông. Ví như việc một đứa trẻ mới sinh ra, chúng ta phải chăm sóc, bảo dưởng nó vậy. Trong quá trình đông kết, bê tông bắt đầu quá trình thủy hóa nên sẽ tỏa nhiệt lớn, hơi nước bốc nhanh dẫn tới bị mất nước, bê tông bị nứt. Vì vậy chúng ta thường thấy người ta tưới nước để giữ ẩm bê tông. Đó gọi là bảo dưởng bê tông.

Bê tông 14 ngày đạt bao nhiêu?

Tưới nước để bảo dưỡng bê tông

Giai đoạn này rất quan trọng và cần đảm bảo 2 yếu tố: Tránh việc rung động phá vỡ sự ninh kết và đảm bảo bê tông không bị mất nước quá nhanh gây nứt bề mặt bê tông.

Các phương pháp bảo dưỡng bê tông:

  • Tránh va chạm và tác động mạnh lên cốp pha.
  • Đảm bảo sự kín khít của cốp pha tránh việc chảy nước bê tông trong và sau quá trình đổ bê tông.
  • Nếu điều kiện cho phép ta nên phủ một lớp bao bố ẩm: Trong điều kiện đổ bê tông vào mùa hè nắng nóng, sau khi đổ bê tông nên phủ một lớp bao bố ẩm lên bề mặt bê tông nhằm hạn chế việc bốc hơi nước trong giai đoạn đầu của quá trình thủy hóa.
  • Phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm cho bê tông.

MÁC BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Mác bê tông là ký hiệu là chữ “M“, theo tiêu chuẩn Việt Nam được dịch lại từ tiêu chuẩn Liên Xô và vẫn còn được sử dụng đến bây giờ.

Hiểu một cách nôm na là như thế này, chúng ta đúc một mẫu bê tông hình hộp vuông (hình lập phương) có kích thước chuẩn là 15x15x15 cm (Nếu các bạn để ý thì trước khi đổ bê tông, đơn vị bê tông thường đổ thành các mẫu hình lập phương nhỏ chính là cái này).

Chúng ta đem mẫu bê tông này đi bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong khoảng thời gian là 28 ngày. Sau 28 ngày, chúng ta mang mẫu bê tông này đi tới phòng thí nghiệm để nén. Nén cho đến khi mẫu bê tông bị phá hủy và ta xem số đo được trên đồng hồ nén (đơn vị: KG/cm2). Số đo này chính là Mác của bê tông (chính là cường độ của bê tông).

Ví dụ:

  • Mẫu bị phá hủy với cường độ đọc trên số đo đồng hồ > 250 kG/cm2 : bê tông đạt mác M250
  • Mấu bị phá hủy với cường độ đọc trên số đo đồng hồ < 250 kG/cm2 : bê tông không đạt mác M250 

Một số Mác bê tông thông dụng hiện nay: M100, M200, M250, M300, M350, M400…vv

Hiện nay, Khái niệm Mác bê tông không còn được dùng nhiều vì trong tiêu chuẩn xây dựng mới không còn gọi là Mác bê tông, mà được thay thế bằng một cái tên khác: “Cấp độ bền bê tông”, viết tắt là chữ “B“. Các bạn chú ý vì trong hồ sơ thiết kế hiện nay, đều thể hiện ký hiệu là B, cấp độ bền bê tông chứ không còn là Mác bê tông. (B15, B20, B22.5, B25, B30, B35…vv)

ĐỘ SỤT CỦA BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Khi các bạn mua bê tông thương phẩm, có một thông số của bê tông mà nhà sản xuất ghi chú đó chính là độ sụt bê tông. Vậy độ sụt bê tông là gì và ý nghĩa của nó như thế nào?

Độ sụt của bê tông thể hiện độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Ví dụ: bạn đổ một mẫu bê tông hình trụ cao 30cm, vì bê tông chảy dẻo nên sau khi đổ ra, Chiều cao của hình trụ bắt đầu giảm dần, giảm dần. Đến khi nào bê tông không còn chảy được nữa, chúng ta dùng thước đo khoảng chiều cao bị tụt xuống so với ban đầu. Đó chính là độ sụt của bê tông.

Giá trị này được quan tâm trong quá trình thi công ngoài công trường, nó phụ thuộc vào biện pháp thi công bê tông, ví dụ biện pháp bơm cần hay bơm tĩnh, thi công bê tông móng hay bê tông cột…

Thí nghiệm độ sụt bê tông với dụng cụ phễu hình nón

Độ sụt của bê tông được thí nghiệm ngay tại hiện trường, công tác thí nghiệm độ sụt gồm các bước:

  • Cho hỗn hợp bê tông vào phễu, đầm cho bê tông đều bằng que đầm và gạt bỏ phần bê tông thừa trên phễu
  • Từ từ rút phễu lên trong thời gian ~ 5s sao cho bê tông trong phễu không di chuyển
  • Đợi mẫu bê tông sụt xuống ổn định
  • Lấy thước đo khoảng cách từ đỉnh của bê tông và chiều cao của phễu
  • Khoảng cách này thể hiện độ sụt của bê tông

Bê tông 14 ngày đạt bao nhiêu?

Thí nghiệm độ sụt bê tông trên công trường

Thông thường độ sụt của bê tông được quy định rõ ràng trong ghi chú chung trong bản vẽ thiết kế kết cấu: