Đề thi tốt nghiệp môn toán lớp 9 năm 2005-2006 năm 2024

Từ năm học 2005-2006, kỳ thi tốt nghiệp THCS được bãi bỏ. Vậy học sinh lớp 9 sẽ được đánh giá kết quả học tập và xét tuyển vào lớp 10 như thế nào? Phóng viên báo Bà Rịa – Vũng Tàu đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Chim Lang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:

PV:

Thưa bà, năm học 2005-2006 sẽ không còn kỳ thi tốt nghiệp THCS, vậy phải hiểu một cách chính xác, cụ thể vấn đề này như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Chim Lang:

Năm học 2005-2006 sẽ không tổ chức thi tốt nghiệp THCS theo Luật Giáo dục sửa đổi. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo tốt việc xét tốt nghiệp THCS, tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2006-2007. Bỏ thi, nhưng không có nghĩa là bỏ đánh giá việc dạy và học.

* Theo bà, việc không thi tốt nghiệp THCS có phải là một nội dung trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông hay chỉ nhằm mục tiêu giảm tải, tiết kiệm chi phí?

- Không thi tốt nghiệp THCS là một việc làm cần thiết, tránh các áp lực thi cử. Trong năm học này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành phổ cập THCS và đang tiến tới phổ cập bậc trung học. Đây là nguyện vọng của hầu hết học sinh, phụ huynh, các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục và toàn xã hội. Khái niệm đổi mới giáo dục phổ thông rất rộng, bao gồm những vấn đề như đổi mới sách giáo khoa, trang thiết bị, các điều kiện học tập, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ, giáo viên được đào tạo đúng chuẩn và việc bỏ thi tốt nghiệp THCS cũng là một trong những nội dung đổi mới việc dạy và học trong đổi mới phương pháp nói chung.

* Không thi tốt nghiệp THCS, vậy sẽ căn cứ vào những tiêu chí nào để xác định học sinh hoàn thành bậc học, đạt chuẩn tốt nghiệp?

- Tiêu chí đánh giá là kết quả của năm học lớp 9 và của cả quá trình học tập ở bậc học THCS. Hiện tại, Sở đang chờ văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ về cách xét tốt nghiệp THCS 2005-2006. Tuy nhiên, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh THCS nói chung vẫn thực hiện theo quyết định số 04/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16-2-2005.

* Lâu nay, chúng ta vẫn dùng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ xét tuyển học sinh vào lớp 10, còn bây giờ, vấn đề này được giải quyết như thế nào?

- Năm học 2006-2007, tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT (công lập, ngoài công lập vẫn theo hình thức xét tuyển trừ trường chuyên Lê Quý Đôn theo hình thức thi tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chúng tôi xét tuyển vào lớp 10 bằng việc lấy kết quả của năm học cuối cấp, điểm xét tuyển là điểm môn văn – toán nhân hệ số. Đây là năm đầu tiên lớp 9 thay sách và qua việc nắm mặt bằng chung, chúng tôi sẽ ra đề kiểm tra bằng đề chung kỳ thi học kỳ II với 4 môn: Toán, Ngữ văn, Vật lý và tiếng Anh (và chỉ thực hiện trong năm học này), còn về chiến lược lâu dài, sẽ duy trì 2 môn thi là Toán và Ngữ văn.

* Thưa bà, vậy Sở Giáo dục – Đào tạo đã có biện pháp gì để việc đánh giá sau mỗi bậc học của từng trường, của mỗi học sinh mà vẫn bảo đảm công bằng, chính xác và phản ánh đúng chất lượng giáo dục?

- Tuy không thi tốt nghiệp THCS nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục và các trường THCS trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc chương trình và các hoạt động giáo dục do Bộ quy định, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá và đặc biệt là nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh đối với chủ trương mới này. Việc đánh giá kết quả rèn luyện, học lực của học sinh vẫn thực hiện nghiêm túc theo văn bản quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Ngày mai 25-5-2005, cả nước sẽ có hơn 1,5 triệu học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) năm học 2004-2005, tăng khoảng 10% so với kỳ thi năm ngoái.

Đề thi tốt nghiệp môn toán lớp 9 năm 2005-2006 năm 2024
Phóng toHọc sinh lớp 9 của Hà Nội trước ngày thi tốt nghiệp

Các thí sinh sẽ thi trong hai ngày 25 và 26-5 với bốn môn thi viết bắt buộc.

Đây sẽ là kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng của bậc THCS, vì vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và quyết định sang năm học 2006 sẽ bỏ kỳ thi tốt nghiệp ở bậc học này.

Theo một số cán bộ có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT cho biết: đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được các địa phương chuẩn bị khá chu đáo. Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi Tổng Công ty Điện lực yêu cầu cố gắng ở mức cao nhất ưu tiên cấp điện cho các hội đồng thi.

Do tính chất phân cấp, đề thi tốt nghiệp THCS, bổ túc THCS do Sở GD-ĐT các tỉnh, thành ra đề. Mỗi môn thi đều có đề thi chính thức và đề thi dự bị (mức độ tương đương về yêu cầu, nội dung). Mỗi đề thi đều có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.

Các đề thi tốt nghiệp sẽ được ra theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, không mang tính “đánh đố“, mà chỉ kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức thực hành của học sinh theo chương trình, nhưng vấn đảm bảo phân loại được trình độ học sinh. Năm nay, một số địa phương vẫn tiếp tục dựa trên kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển học sinh vào lớp 10. Do đó, kỳ thi tốt nghiệp THCS là kỳ thi diễn ra khá căng thẳng.

Các địa phương được giao quyền chủ động về mọi mặt: ra đề, bảo mật, tổ chức kỳ thi, chấm thi... Vì vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở có kế hoạch tổ chức khoa học, phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo công tác này.

Đặc biệt công tác thanh, kiểm tra, coi thi cần được các hội đồng thi tổ chức đúng quy chế. Tránh tình trạng giống một số địa phương trong kỳ thi trước có hiện tượng thiếu nghiêm túc, lộn xộn diễn ra trong phòng thi. Các hội đồng thi cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong việc kiểm tra, bảo vệ, thanh tra, bảo đảm nghiêm túc ở tất cả các khâu tổ chức phòng thi, nhất là khâu coi thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THCS sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26-5-2005 với 4 môn thi viết bắt buộc.

Cụ thể là: ngày 25-5, buổi sáng bắt đầu từ 7g30 sẽ thi môn Văn - Tiếng Việt; buổi chiều từ 14g30 sẽ thi môn Sinh học; ngày 26-5, buổi sáng thi môn Toán; buổi chiều thi môn Ngoại ngữ (một trong 3 môn: Anh, Nga, Pháp) hoặc sẽ thay bằng môn Hóa học. Các môn Văn - Tiếng Việt, Toán thời gian làm bài là 120 phút, các môn còn lại là 60 phút.

Các môn thi tốt nghiệp bổ túc THCS: ngày đầu tiên buổi sáng thi môn Văn - Tiến Việt, buổi chiều thi môn Vật lý; ngày thứ hai buổi sáng thi môn Toán, buổi chiều thi môn Hóa học. Các môn Văn - Tiếng Việt, Toán thời gian làm bài là 120 phút, các môn còn lại là 60 phút. Ngày thi do giám đốc các Sở GD-ĐT tại địa phương quy định.