Bị COVID có nên ăn yến không

Trong Đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận. Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết.

  • Loại trà có tuổi thọ từ 5000 năm trước: Tốt cho người tiểu đường, đàn ông dùng sẽ sung mãn chuyện phòng the, phụ nữ sẽ giảm cân, da dẻ sáng mịn
  • 5 thói quen tiết kiệm cực kỳ nguy hiểm mà người Việt thường mắc: Có thể gây bệnh ung thư rất nhanh, rút ngắn tuổi thọ gia đình bạn
  • Bộ phận quý giá nhất của quả cam, tận dụng có thể chống được ung thư: Đem ngâm cùng mật ong sẽ thành "kho báu" trị bệnh rất tốt nhưng ai ăn xong cũng ném bỏ

Thời gian gần đây, khi số ca COVID-19 ngày càng tăng cao cũng là lúc các gia đình tìm mua những loại thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ cơ thể. Trong đó, yến sào là 1 trong những món đồ bổ được tìm mua nhiều nhất.

Theo nghiên cứu khoa học, tổ yến là thực phẩm cao cấp, có chứa 42,8 - 54,9% protein; nhiều glucose; các acid amin khó thay thế như là cystein, phenyllamin, tyrosin...; các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor và các nguyên tố vi lượng.

Bị COVID có nên ăn yến không

Trong Đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận.

Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội Việt Nam): Trong Đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận. Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết. Liều dùng, cách dùng: 3 - 20g; nấu, hầm.

Về vấn đề người nhiễm COVID-19 dùng yến sào có tốt không, theo lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng: Điều này còn tùy vào từng thời điểm.

Thời điểm vàng để F0 dùng tổ yến

Thông thường, ôn dịch (bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh) là do tà khí vô hình, từ miệng mũi mà xâm nhập vào cơ thể. Tà khí lây truyền qua đường không khí hoặc do qua tiếp xúc.

Khi tà khí xâm nhập vào mũi miệng: Nếu người có bản khí sung mãn thì tà không dễ xâm nhập vào sâu cơ thể; Nếu người bị hư yếu, đặc biệt người có các bệnh về hô hấp, bệnh lý nền… ngoại tà khí đó thừa cơ xâm nhập.

Bị COVID có nên ăn yến không

Nhiều người coi yến sào như một phương thuốc và lầm tưởng rằng có thể sử dụng để chữa bệnh. Tuy nhiên, yến sào chỉ là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết thổ huyết, viêm dạ dày thực quản gây nôn, lỵ và sốt rét kéo dài.

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bệnh COVID chưa nên sử dụng thực phẩm bổ dưỡng (phù chính) này mà nên dànhcho giai đoạn hồi phục để nhanh bình phục sức khoẻ. Tuy nhiên,không nên quá lạm dụng.

Bị COVID có nên ăn yến không

Chế độ ăn cho người F0 nên là các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đầy đủ đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không ăn nhiều các thức ăn chiên, xào, rán… Chế độ ăn cân bằng giữa dưỡng chất.

Những đối tượng nào không nên dùng yến sào?

Theo lương y Sáng, người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên có một số đối tượng sau nên thận trọng:

1. Người cao tuổi, sử dụng liên tục tổ yến sẽ có tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa.

2. Những người cảm mạo, sốt nhức đầu, đau bụng do lạnh hoặc đầy bụng, ho nhiều đàm loãng không nên dùng yến sào.

Bị COVID có nên ăn yến không

Người cao tuổi, sử dụng liên tục tổ yến sẽ có tác động xấu đến hệ thống tiêu hóa

3. Những người có triệu chứng viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt không nên dùng yến sào.

4. Những người gầy yếu, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu, không hấp thu được thực phẩm, dưỡng chất cũng không nên dùng yến sào.

5. Người dương hư, đại tiện lỏng, nước tiểu trong cũng không nên dùng tổ yến sào.

6. Trẻ em dưới 07 tháng tuổi hoặc đang bị sốt cũng không nên sử dụng yến sào.

Liều lượng sử dụng tổ yến hợp lý:

- Trẻ em 1- 4 tuổi: 1-2g tổ yến tinh/ngày.

- Trẻ em 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2-3g yến tinh/ngày.

- Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới ốm dậy…): 3-4g yến tinh/ngày.

https://afamily.vn/do-xo-mua-to-yen-tam-bo-de-f0-khoi-benh-nhanh-nhung-can-nho-1-thoi-diem-vang-nen-uong-va-6-doi-tuong-khong-nen-su-dung-20220311150725748.chn

Trả lời:

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, chim yến, tổ yến hay đông trùng hạ thảo đều là những loại thuốc bổ, có tác dụng bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng. Trong giai đoạn mắc Covid-19 hay khi ốm đau, nhân lúc sức khỏe bị suy yếu, tà khí và thời khí sẽ xâm nhập vào trong cơ thể của con người mà gây bệnh. Lúc này, cơ thể cần phải loại trừ tà khí, giải độc nên chưa cần bồi bổ bởi việc bồi bổ làm cho tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Người bệnh chỉ cần cung cấp lượng dinh dưỡng vừa đủ để giúp cơ thể chống lại tà khí.

Do đó, người bệnh không nên tẩm bổ tại thời điểm đang điều trị Covid-19, chỉ cần ăn uống bình thường, có thể sử dụng thêm các vị thuốc tán phong hàn như: gừng, sả, tỏi, tía tô, hành, ngải cứu... Nếu cơ thể mệt mỏi, chán ăn, F0 nên chia nhỏ bữa ăn với hàm lượng vừa đủ, lựa chọn các món ăn mình yêu thích; hạn chế các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, những món nhiều đạm như: thịt đỏ, tôm, cua, nội tạng... để tránh đầy bụng, khó tiêu.

Sau khi khỏi Covid-19, việc ăn tổ yến hay đông trùng hạ thảo sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Theo y học cổ truyền, tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, vị và thận, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tân, kiện tỳ dưỡng huyết. Trẻ em 1 đến 3 tuổi chỉ nên dùng 1 - 2 gram tổ yến tinh mỗi lần, một tuần dùng 2 - 3 lần, không nên dùng quá nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ không tiêu hóa được. Trẻ từ 3 đến 12 tuổi, có thể dùng 3 - 4 gram tổ yến tinh chế mỗi lần, 3 lần một tuần. Người lớn nên ăn hàng ngày với liều 3 - 4 gram yến tinh mỗi ngày nếu có điều kiện bởi tổ yến tốt cho da và sự hồi phục sau Covid-19.

Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn vào hai kinh phế và thận, có tác dụng bồi bổ cơ thể cho người ốm, ích phế, bổ thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư hao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng đau mỏi gối, di tinh, đau tim. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ tùy thuộc vào tuổi, thể trạng... của từng người.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

    Đang tải...

  • {{title}}

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải
Nguyên phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Từ ngày 16/12, chuyên trang Tư vấn F0 của VnExpress mở thêm mục Chia sẻ để bệnh nhân hay người nhà F0 có thể chia sẻ hành trình chữa trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, quy trình khử khuẩn, kỹ năng chăm sóc, thiết bị y tế... Độc giả chia sẻ bài viết hoặc đặt câu hỏi cho bác sĩ tại đây.