Bộ nhớ chính bộ nhớ trong bao gồm là gì

=> Thông qua bài viết của chúng tôi ” Bộ nhớ chính bộ nhớ trong bao gồm những gì ” sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chính xác nhất cũng như hiểu sâu hơn về thuật ngữ bộ nhớ trong làm công việc gì và nó có tác dụng gì.

Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài được coi là những linh kiện quan trọng không thể thiếu của máy tính hay điện thoại thông minh. Vậy bộ nhớ trong là gì? Bộ nhớ trong trên điện thoại, máy tính bao gồm gì? RAM, ROM là bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài? Cách chọn dung lượng RAM, ROM cho máy tính, điện thoại sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Bộ nhớ trong [Internal Memory] là một khái niệm dùng để chỉ các loại bộ nhớ đã được lắp đặt sẵn và sử dụng trong các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng. Bộ nhớ trong có 2 loại phổ biến là: bộ nhớ chính [RAM, ROM] và bộ nhớ đệm [Cache].

Ngược lại với bộ nhớ trong, ta có khái niệm bộ nhớ ngoài [external memory] là bộ nhớ thứ cấp [Secondary Memory] hay ổ cứng gắn ngoài [External Memory]. Đây thường là một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD, DVD. Người dùng có thể tháo rời bộ nhớ ngoài để sử dụng cho máy tính khác. Nhìn chung, bộ nhớ ngoài có các công dụng như: lưu trữ dữ liệu, chia sẻ “gánh nặng” giúp bộ nhớ trong. Chúng sẽ không bị mất đi khi bạn tắt máy. 

Bộ nhớ trong bao gồm gì? 

1. RAM [Random Access Memory]

Đây là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Nó được dùng trong các ứng dụng, hệ điều hành, có tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời, giúp truy xuất dữ liệu nhanh hơn khi sử dụng. Dù dữ liệu được lưu trên bất kỳ ô nhớ nào của RAM thì hệ thống cũng có thể truy cập tự do với tốc độ như nhau. Tuy nhiên, vì đây chỉ là bộ nhớ tạm thời nên khi bạn tắt máy tính, tất cả dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch.

Khi bạn mở bất kỳ ứng dụng nào trên máy thì chip CPU sẽ truy dữ liệu từ ổ đĩa cứng và lưu tạm thời trên RAM. Bởi vì những ứng dụng của chương trinh khi muốn hoạt động ở trên máy tính đều phải dựa chính vào bộ nhớ trong và cụ thể hơn là RAM. Do đó, máy tính nào có lượng RAM lớn thì tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn, tránh được tình trạng giật lag khi mở nhiều chương trình cùng lúc.

Có thể chia RAM thành hai loại sau:

  • DRAM [Dynamic Random Access Memory] hay còn gọi là bộ nhớ động. Dữ liệu ở bộ nhớ này sẽ dần bị mất và cần được nạp lại theo một chu kỳ nhất định. Mỗi khi đọc và ghi lại dữ liệu thì Dram cần viết lại những nội dung ở ô nhớ của nó. DRAM đã được sử dụng như bộ nhớ chính của máy tính đó.
  • SRAM [Static Random Access Memory] còn gọi là RAM tĩnh, bộ nhớ lưu trữ dữ liệu nhanh cho việc khởi động. Khác với Ram động, SRAM có thể lưu giữ dữ liệu miễn là còn nguồn điện cung cấp. Bộ nhớ này có tốc độ nhanh hơn DRAM và được dùng làm bộ nhớ đệm [cache] cho máy tính.

Nên sử dụng bộ nhớ trong với dung lượng bao nhiêu? Khi mua máy tính bạn cũng nên để ý đến chỉ số RAM. Nếu máy tính thuộc dạng đồ cổ, phiên bản Windows cũ thì RAM tầm 2GB là có thể an tâm dùng những ứng dụng nhẹ tựa lông hồng. Đây là mức dung lượng tối thiểu, thông thường các máy tính trung bình hiện nay sẽ có RAM 4GB. Nhưng nếu muốn xử lý các chương trình nặng thì RAM nên trên 8GB bạn nhé tránh trường hợp bị bộ nhớ trong bị đầy, hết dung lượng nhé

Vậy RAM là bộ nhớ trong hay ngoài? RAM là bộ nhớ trong, là một bộ phận quan trọng của máy tính, được sử dụng để lưu trữ các chương trình, phục vụ quá trình xử lý dữ liệu của CPU.

2. ROM [Read-only Memory]

Hiểu đơn giản là bộ nhớ chỉ đọc, được lưu từ trước, bao gồm hệ điều hành và các ứng dụng giúp thiết bị máy tính, điện thoại có thể khởi động, cũng như giúp bạn lưu trữ dữ liệu cá nhân. 

ROM không phải bộ nhớ của ổ cứng, mà cũng là một bộ nhớ trong của máy tính. Khác với RAM chỉ là bộ nhớ tạm thời, ROM là bộ nhớ có tính chất bất biến. Tức là nếu bạn đã lưu trữ thì dữ liệu sẽ không bị mất đi, kể cả khi bạn đã tắt máy.

ROM thường được trang bị bằng cách lắp đặt thẳng trên mainboard để chứa BIOS, Firmware của main.

  • Trên máy tính, laptop: ROM sẽ được lắp đặt bên trong thùng máy, thường nằm ở CPU, đóng vai trò là bộ nhớ đệm giúp thiết bị tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.
  • Trên điện thoại: ROM hiểu đơn giản như là một phân vùng bí mật, dùng để lưu trữ hệ điều hành. Khách hàng sẽ không thể ghi dữ liệu lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật [up ROM].

3. Bộ nhớ đệm [Cache Memory]

Bộ nhớ Cache là một thành phần của bộ nhớ trong giúp lưu trữ các dữ liệu, thông tin được sử dụng thường xuyên để CPU truy cập với tốc độ nhanh hơn trong tương lai. Nhìn chung, bộ nhớ đệm nằm sẵn trong máy tính và có tác dụng cũng gần giống như thanh RAM cắm trên mainboard. 

Như trên đã đề cập, bộ nhớ đệm thực ra là một dạng SRAM, còn thanh RAM trên mainboard kia là DRAM [có tốc độ chậm hơn nhiều so với SRAM]. Với bộ nhớ đệm của cache càng lớn thì dung lượng sẽ lớn hơn, có nhiều không gian lưu trữ hơn, hoạt động mượt hơn. 

Cấu trúc của bộ nhớ đệm có thể chia làm ba phần gồm L1, L2 và L3 [L tức là Level]. Bạn có thể nhìn vào hình bên dưới, dữ liệu sẽ được đi từ ổ cứng, đến DRAM, qua 3 tầng cache và đến CPU để xử lý. Các phần L1, L2, L3 giúp cho dữ liệu được truyền qua với tốc độ tăng dần theo thời gian để CPU có thể xử lý nhanh nhất.

Bộ nhớ đệm giúp máy tính có thể xử lý nhanh hơn nhưng nếu bạn để lâu ngày mà không xóa chúng đi sẽ làm tăng lượng file rác không cần đến và giảm hiệu suất máy tính. Tuy không nên làm quá thường xuyên nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần dọn dẹp bộ nhớ này nếu cần thiết nhé.

Cách chọn dung lượng ổ cứng RAM cho máy tính 

Khi tìm mua máy tính, bạn nên chọn dung lượng ổ cứng từ 8GB RAM trở lên. Điều này giúp bạn thao tác mượt mà, đa nhiệm cơ bản, mà không gặp phải vấn đề giật lag trong thời gian sử dụng.

Nhưng nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy tính để giải quyết các công việc “nặng đô” hơn như chơi game, làm đồ họa thường xuyên, thì bạn nên ưu tiên RAM 16GB trở lên.

Còn đối với máy tính, laptop cần sử dụng đồ họa, dựng phim, lập trình liên tục hoặc cần xử lý các tác vụ website nặng, chuyên nghiệp thì nên chọn thiết bị có RAM 32GB trở lên.

Cách chọn dung lượng ROM trong cho điện thoại 

Tính đến thời điểm hiện nay, dung lượng thấp nhất mà các thương hiệu chọn làm bộ nhớ trong ROM cho điện thoại là 64GB. Đấy là do thói quen, nhu cầu sử dụng điện thoại để chụp ảnh, quay video thường xuyên của người dùng. Hiện tại, các ứng dụng điện thoại khác cũng đã có dung lượng vài trăm MB, chưa kể đến các file bộ nhớ đệm được tạo ra trong quá trình khởi chạy sẽ làm đầy bộ nhớ. Vì thế, bạn nên lưu ý chọn ROM điện thoại tối thiểu là 64GB.

Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giúp bạn hiểu Bộ nhớ trong là gì và bao gồm gì cũng như cách chọn máy tính, thiết bị có dung lượng RAM, ROM phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Bộ nhớ trong gồm bao nhiêu phần?

Có thể dễ dàng truy cập từ hệ thống mà không cần dùng đến bất cứ thiết bị đầu vào hay đầu ra nào. Khi nhắc đến bộ nhớ trong, ta thường đề cập đến hai thành phần chính của nó là RAM và ROM. Ngược lại với bộ nhớ trong, ta có khái niệm bộ nhớ ngoài [external memory] hay còn gọi là bộ nhớ thứ cấp [secondary memory].

Bộ nhớ của máy tính gồm những gì?

Bộ nhớ chính trong hệ thống nhớ của máy tính bao gồm 2 thành phần chính là ROM và RAM [ngoài ra còn có bộ nhớ đệm], chúng được đặt gần CPU trên Mainboard. Nhiệm vụ của chúng là lưu trữ dữ liệu ngay lập tức mà không cần được gửi.

Bộ nhớ trong 128 GB là gì?

ROM 128GB có thể coi dung lượng tiêu chuẩn ngay cả với những chiếc smartphone cao cấp, có thể lưu trữ tới 100 video HD, 38.000 bức ảnh và tải tới 750 ứng dụng.

Dung lượng bộ nhớ là gì?

GB đơn vị để tính dung lượng bộ nhớ [RAM, thẻ nhớ, 3G, 4G,...] của các thiết bị di động như điện thoại, máy tính... giúp bạn biết thiết bị đó khả năng chứa nhiều hay ít dữ liệu. Ngoài ra, một số thiết bị còn có đơn vị đo khác : TB, MB, KB,...

Chủ Đề