Cơn tăng huyết áp kịch phát là gì

Mục lục

  • 1 Cơn tăng huyết áp kịch phát
  • 2 Cơn tăng huyết áp ác tính
  • 3 Xử trí tại nhà

Cơn tăng huyết áp kịch phát

Huyết áp có thể thay đổi đột biến trong ngày, trong vài giờ, thậm chí chỉ trong chốc lát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, chẩn đoán sớm cơn tăng huyết áp có thể giúp bệnh nhân qua khỏi những tai biến nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Được gọi là cơn tăng huyết áp khi huyết áp tối đa tăng trên 50mmHg, hoặc huyết áp tối thiểu tăng trên 40mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường của bệnh nhân đó lúc nghỉ ngơi. Khi huyết áp tăng cao đột ngột và có các triệu chứng như: Nhức đầu, đau tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, nảy đom đóm mắt, có hiện tượng “ruồi bay”, khó thở, nôn, mệt mỏi… đi kèm thì được gọi là cơn tăng huyết áp kịch phát.

Cơn tăng huyết áp kịch phát gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cơn tăng huyết áp kịch phát có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, suy tim, đau thắt ngực… rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, điều trị kịp thời và đặc biệt có biện pháp dự phòng cơn tăng huyết áp là điều cần thiết.

Cơn tăng huyết áp ác tính

Khi huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 220 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 120mmHg được gọi là tăng huyết áp ác tính. Đây là tình trạng tăng huyết áp nặng, nguy hiểm và kéo dài, có thể dẫn đến tử vong. Phần lớn tăng huyết áp ác tính xảy ra ở người tăng huyết áp nhẹ và vừa từ trước. Cơn tăng huyết áp ác tính thường kèm theo rất nhiều biến chứng khác xảy ra một cách dồn dập như: Nhức đầu dữ dội [là triệu chứng nổi bật], huyết áp thường rất cao [cả huyết áp tối thiểu lẫn tối đa]. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như khát nước nhiều, sút cân, rối loạn tiêu hoá, khó thở, tức ngực, có thể có triệu chứng phù phổi cấp [khó thở, ho ra bọt màu hồng, không nằm được, phải ở tư thế nửa nằm nửa ngồi mới cảm thấy dễ chịu hơn], các dấu hiệu suy tim [phù, khó thở], gan to, triệu chứng suy thận tiến triển nhanh và nặng [đái ít hoặc có thể vô niệu, bệnh nhân bồn chồn, bứt rứt, nhức đầu, mệt mỏi…]. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng xuất huyết dưới da, dưới niêm mạc hoặc chảy máu cam… Các triệu chứng xuất huyết, xuất tiết ở võng mạc mắt làm giảm thị lực, nhìn mờ, ruồi bay… Bệnh tiến triển nhanh và nặng, thường có biến chứng ở não và tim như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp…

Cơn tăng huyết áp ác tính cần được nghỉ ngơi

Xử trí tại nhà

Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh căng thẳng thần kinh, không được hoạt động thể lực, kể cả đi lại. Cho bệnh nhân ngậm dưới lưỡi 2-3 giọt Adalat, 1/2-1 viên Seduxen 5mg và cho uống 1 viên Lasix 40mg để lợi tiểu. Tuy nhiên, không nên uống hoặc ngậm quá nhiều Adalat, có thể gây tụt huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó, cần nhanh chóng mời thầy thuốc thăm khám, xử trí, nếu thấy cần thì đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu tiếp.

I. ĐỊNH NGHĨA

Cơn tăng huyết áp [Hypertensive Crsis] là tình trạng huyết áp [HA] tăng cao kịch phát, Huyết áp tâm thu [HATT] >180mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương [HATTr] >120 mmHg. Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn tăng huyết áp [THA] được chia thành 2 thể:

  • THA cấp cứu [Hypertensive Emergencies]

  • THA khẩn cấp [Hypertensive Urgencies]

II. TRIỆU CHỨNG

II.1. THA cấp cứu [Hypertensive Emergencies]

Là tình trạng HA tăng cao kịch phát [HA thường >180/120 mm Hg] có kèm theo các bằng chứng về tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển, thường đe dọa đến tính mạng.

Tổn thương cơ quan đích và biểu hiện lâm sàng của THA cấp cứu [CCSAP 2018]

Nhồi máu não

Bệnh não do THA

Xuất huyết nội sọ [ICH] hoặc dưới nhện [SHA]

Phù phổi cấp [Suy tim trái ]

Suy tim cấp [ suy tim trái và /hoặc suy tim phải]

Hội chứng vành cấp [ NMCT hoặc ĐNKÔĐ]

Tổn thương thận cấp / suy thận cấp

Tăng men gan cấp [thường phối hợp hội chứng HELLP]

Phù gai thị / xuất huyết đáy mắt

Sản giật

Bóc tách ĐMC [type A hoặc B]

II.2. THA khẩn cấp [Hypertensive Urgencies]

Là tình trạng HA tăng cao kịch phát [>180/120 mmHg] nhưng bệnh nhân ổn định, không kèm theo tổn thương cơ quan đích. Đa số các trường hợp là các bệnh nhân THA mạn, không tuân thủ điều trị. Các bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc có thể kèm theo đau đầu, khó thở, chóng mặt, chảy máu mũi, lo lắng.

III. ĐIỀU TRỊ

III.1. Xử trí cơn THA cấp cứu

a] Huyết áp mục tiêu cần đạt

Đa số bệnh nhân cần hạ HATT không quá 25% trong giờ đầu, trừ một số trường hợp có chỉ định riêng biệt [bệnh nhân lóc tách ĐMC- HATT cần hạ xuống < 120 mmHg trong giờ đầu, bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật, bệnh nhân có cơn THA do u tủy thượng thận [Pheochromocytom] – HATT cần giảm xuống < 140 mmHg trong giờ đầu].

b] Thuốc điều trị THA cấp cứu Trong THA cấp cứu cần các thuốc có tác dụng nhanh, đạt hiệu quả tối đa nhanh, hết tác dụng nhanh và dễ dàng chỉnh liều. Vì vậy các thuốc đường tĩnh mạch [TM] là thuốc được lựa chọn. Các thuốc này có 2 nhóm gồm: Các thuốc giãn mạch [Nicardipine, Sodium nitroprusside, Nitroglycerin, Hydralazine, Fenoldapam, Enalapril] và Các thuốc ức chế Adrenergic [Esmolol, Labetalol, Phentolamine].

III.2. Xử trí cơn THA khẩn cấp

Đối với các bệnh nhân được chẩn đoán là THA khẩn cấp [là các trường hợp HA tăng cao >180/120 mmHg, nhưng không có tổn thương cơ quan đích] huyết áp nên được giảm dần trong vòng 24- 48h bằng các thuốc hạ áp đường uống và cần theo dõi sát. Huyết áp cần hạ từ từ vì hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết áp ở những bệnh không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích mà ngược lại việc hạ HA nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích.

Thuốc đường uống được khuyến cáo sử dụng trong điều trị THA khẩn cấp là: Captopril [12.5–25mg], Amlodipine [5–10mg]. Ngoài ra nên bổ sung các thuốc giảm lo âu cho các bệnh nhân này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA Phân hội THA/Hội Tim Mạch học Việt Nam 2018.
  2. Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA châu Âu [ESH] 2018, 3074: 3076.
  3. Phác đồ điều trị phần nội khoa- Bài Tăng huyết áp cấp cứu- Bệnh viện Chợ Rẫy- 2013.
  4. Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc- Bài Cơn tăng huyết áp- BM Hồi sức- Cấp cứu- Chống độc ĐHYD TPHCM- 2013.

Cơn tăng huyết áp là gì?

Cơn tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tăng lên nhanh chóng, nặng và nghiêm trọng [huyết áp tâm thu [HATT] > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương [HATTr] > 120 mmHg]. Tình trạng này có thể gặp ở những bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính.

Tăng huyết áp xử trị thế nào?

Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để nhập khoa săn sóc tích cực..
Theo dõi huyết áp động mạch liên tục..
Hạ huyết áp ngay bằng thuốc truyền tĩnh mạch có bơm tiêm điện để kiểm soát tốt huyết áp..
Đa số trường hợp không nhất thiết phải đưa huyết áp ngay về mức bình thường..

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải nhập viện?

Huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Nếu huyết áp từ 180/120 milimet thủy ngân [mmHg] trở lên và bạn bị đau ngực, đau lưng, tê hoặc yếu hoặc thay đổi thị lực, bạn có thể đang bị tăng huyết áp cấp cứu.

Tăng huyết áp ác tính là gì?

Tăng huyết áp ác tính chính tình trạng tăng huyết áp cấp cứu và có tổn thương cơ quan đích , chiếm 1% số người tăng huyết áp; thường gặp ở người trẻ, người Châu Phi, người có tiền căn suy thận hoặc hẹp động mạch thận... Bệnh sẽ tác động lên các cơ quan nhạy cảm với huyết áp cao như: não, tim mạch, thận, mắt.

Chủ Đề