Buôn lậu oto xử lý như thế nào

Hàng lậu vô chủ do Hải quan và Biên phòng An Giang bắt giữ

Xé lẻ hàng hoá để vận chuyển

Trong thời gian qua, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua tuyến biên giới các tỉnh Tây Nam bộ tuy có giảm, nhưng vẫn khá phức tạp, nổi cộm là mặt hàng thuốc lá lậu.

Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang, để vận chuyển thuốc lá lậu, các đối tượng liên tục thay đổi thủ đoạn nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Thuốc lá lậu sau khi vận chuyển vào nội địa, các đối tượng buôn lậu chuyển ngay lên các xe mô tô đang chờ sẵn, chạy với tốc độ cao, có người canh gác, cảnh giới trên từng tuyến đường.

Đặc biệt, xuất hiện một số đối tượng đưa thuốc lá vào các điểm tàng trữ, nhưng chia nhỏ để nhiều nơi, với định lượng không đủ để né xử lý hình sự. Nếu như trước đây các đối thường sử dụng sử dụng phương tiện ô tô tải vận chuyển lượng lớn thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, thì gần đây các đối tượng sử dụng ô tô vận chuyển, nhưng chia nhỏ hàng chỉ vận chuyển dưới 1.500 bao.

Mới đây, ngày 7/8, tại khu vực khu vực Tổ 1, ấp Hòa Phú 3, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh An Giang phát hiện và bắt giữ 3 xe ôtô tải vận chuyển tổng cộng 4.470 bao thuốc lá ngoại đang trên đường đi tiêu thụ. Mặc dù sử dụng phương tiện ô tô vận chuyển, nhưng để né quy định, các đối tượng chia nhỏ số thuốc lá này vận chuyển trên 3 xe ô tô.

Tiếp đó, ngày 8/8, lực lượng chống buôn lậu Công an tỉnh An Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đang trên đường tuần tra kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 91, khi đến khu vực ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang phát hiện ôtô khách biển kiểm soát 65M-1274 do Châu Văn Sang, sinh năm 1983, cư trú phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ điều khiển đang lưu theo hướng Châu Đốc – Long Xuyên vận chuyển 1.410 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Cùng với đó, các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều xe mô tô chạy với tốc độ cao, chạy theo đoàn từ 2- 3 chiếc trên quốc lộ 91, vận chuyển từ 1.000 đến 1.450 gói để không đủ định lượng xử lý hình sự.

Việc xử lý hành vi vận chuyển thuốc lá lậu được quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người nào tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Để né trách nhiệm, các đối tượng buôn lậu dùng nhiều thủ đoạn tinh vi. Dù dùng ô tô, xe máy vận chuyển hay cõng thuốc lá lậu, các đối tượng đều dùng thủ đoạn chia nhỏ với định lượng dưới 1.500 bao để không bị xử lý hình sự khi bắt giữ hoặc bỏ hàng lậu chạy thoát thân.

“Bỏ của chạy lấy người”

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo 389 một số tỉnh biên giới Tây Nam, ngoài tình trạng xé lẻ hàng hoá để vân chuyển nhằm tránh bị xử lý hình sự khi bị bắt giữ, các đối tượng buôn lậu còn sử dụng phương thức bỏ hàng lậu chạy thoát thân khi phát hiện lực lượng chức năng. Đặc biệt, hiện nay, các đối tượng không thu gom thuốc lá lậu để chứa trong nhà, kho như trước đây mà để tại các bãi đất trống, cử người canh giữ, chờ người tới nhận hàng, hoặc khi bị phát hiện thì nhanh chóng chạy thoát thân, bỏ lại hàng lậu, phương tiện vận chuyển, nên cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc giữ bắt đối tượng và tang vật.

Theo Cục Hải quan Đồng Tháp, chỉ tính riêng trong 3 tháng qua [từ tháng 6 đến tháng 8], Đội Kiểm soát Hải quan đã phối hợp bắt giữ 15 vụ vận chuyển thuốc lá lậu, với số lượng trên 20.000 bao. Nhưng tất cả các vụ này đối tượng vận chuyển đều bỏ hàng, chạy thoát thân khi phát hiện có lực lượng chức năng kiểm tra.

Theo Ban chỉ đạo 389 An Giang, các vụ việc phát hiện bắt giữ chủ yếu là nhỏ lẻ do các lực lượng chức năng kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong mùa dịch cộng với sự lôi kéo, nên một số đối tượng bất chấp, liều lĩnh hoạt động, đã xuất hiện tình trạng các đối tượng khá manh động, chống trả quyết liệt thậm chí lao thẳng phương tiện vào lực lượng chức năng để mở đường thoát thân. Điển hình như vụ bắt giữ 1 chiếc vỏ lãi vận chuyển 23.400 gói thuốc lá vào đêm 13/8/2020, các đối tượng buôn lậu đã tông thẳng phương tiện vận chuyển vào lực lượng chức năng, gây thương tích cho 1 cán bộ.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ về công tác chống buôn lậu mới đây, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương nêu một số khó khăn về xử lý các phương tiện vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu gặp nhiều khó khăn do đối tượng buôn lậu đối phó bằng cách thuê mướn, hợp đồng phương tiện qua nhiều người, do đó chỉ xử lý tịch thu tang vật, phương tiện phải trả lại cho chủ sỡ hữu hợp pháp. Cùng với đó, thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Công an các huyện, thị xã, thành phố thấp, nhất là thẩm quyền xử lý đối với các vụ bắt giữ thuốc lá điếu nhập lậu. Từ đó, các địa phương kiến nghị Ban chỉ đạo 389 tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướng dẫn xử lý thuốc lá điếu nhập lậu sau khi Quyết định số 20/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2020 và kiến nghị xử lý tịch thu các phương tiện chính chủ hoặc chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu…

Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:

1.125 Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a] Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b] Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c] Pháo nổ từ 6 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

Chủ Đề