Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Chỉ dạy những cách múa lân cơ bản nhất cho người mới học chơi. Các động tác múa lân đơn giản nhất.

Xem Thêm: Cách làm Mai Hoa Thung tiêu chuẩn

Trước khi học các động tác cơ bản, điều trước tiên là chúng ta nên hiểu về kết cấu bên trong con lân. chúng ta phải biết dây điều khiển hai con mắt của đầu múa lân nằm ở đâu, cách sử dụng ra sao, làm cách nào để bật tắt đèn mắt và vị trí công tắc nằm ở đâu,…

Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Trước tiên ta cần tìm hiểu về chiếc đầu múa lân, kết cấu đầu lân

Sau đó, chúng ta một số kiến thức cơ bản về các động tác múa lân:

+ Múa lân cơ bản (điều khiển đầu nhúc nhích và cái hàm răng của con lân).

+ Lân ngủ (người đầu và đuôi ngồi xuống, kéo dây mắt nhắm lại).

Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Động tác làm lân ngủ

+ Lân vui mừng (đầu lân đưa lên cao, lắc 2 bên).

+ Lân bái chào (đầu lân đưa lên cao rồi đưa xuống chân thể hiện động tác lạy).

Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Các động tác chào của con lân

+ Lân liếm chân (đưa đầu lân lên rồi đưa xuống chân) .

+ Lân cắn (đưa đầu lân về phía cần cắn và nhúc nhích cái đầu).

Bạn có thể tìm hiểu những kiến thức cơ bản về múa lân.

XEM THÊM

Múa lân mỗi môn phái có mỗi cách múa riêng, cách thể hiện riêng. Có môn phái múa mô phỏng theo con hổ hoặc con báo (cách múa “Hổ báo hình”), có môn phái lại chọn “miêu hình” (hình dáng con mèo) làm cơ bản, môn phái khác lại chọn cách múa “Hạc Sơn hình”, kiểu múa của người ở Hạc Sơn- Trung Quốc, …

Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Mỗi môn phái có một cách múa lân riêng

Chỉ nói riêng về môn phái Thái Lý Phật, “Hổ báo hình” được xem là cơ bản trong cách múa lân của môn phái. Tuy nhiên, nhiều lúc cũng có xen lẫn cách múa “Miêu hình” tuỳ theo từng trường hợp.

+ Múa dưới đất đa số sẽ sử dụng “Hổ báo hình” làm chuẩn.

+ Múa trên không (thí dụ như trên mai hoa thung), trong trường hợp này “Miêu hình” sẽ được áp dụng chủ yếu.

Phật Sơn (bên trái) và Hạt Sơn (bên phải)

Những động tác cơ bản của múa lân

+ Lân móc chân (hai hoặc nhiều con lân móc chân lại với nhau).

+ Lân khởi ba lang (“hỉ bó lò”- phiên âm theo tiếng Quãng Đông).

+ Lân nhảy lên đùi (người sau cho người đầu đứng lên đùi).

+ Lân nhảy lên mừng (người sau cho người đầu đứng lên đùi).

+ Lân nhảy lên đầu (người sau cho người đầu ngồi lên đầu).

+ Lân kẹp bụng (người sau cho người đầu kẹt hai chân qua bụng).

+ Lân đứng lên vai (người sau cho người đầu đứng lẹn vai).

Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Lân đứng lên vai là một trong những động tác múa lân cơ bản

Ngoài hiểu biết thành thạo các động tác cơ bản trên, người võ sinh còn phải múa được những bài cơ bản. Đương nhiên trong giai đoạn này, không cần yêu cầu các võ sinh có thể tự thể hiện một bài múa đơn sư (múa một mình), mà chỉ chú trọng múa được những bài phối hợp cơ bản như sau là đủ:

Những bài phối hợp múa lân hay nhất

+ “Tứ sư hội” (gồm bốn con lân phối hợp với nhau).

+ “Ngũ hổ tướng” (gồm năm con lân phối hợp với nhau).

+ “Thất tinh trận” (gồm bảy con lân phối hợp với nhau).

+ “Bát sư hội” (gồm tám con lân phối hợp với nhau).

+ “Quần sư hội” (gồm nhiều con lân phối hợp với nhau).

Ca nhạc hướng dẫn nhảy múa lân năm 2024

Phối hợp nhiều con lân

Lân "Ngũ Hổ Tướng" đại diện cho 5 vị đại tướng của Tây Thục (Còn gọi là Thục Hán) vào đời Tam Quốc năm vị đại tướng bao gồm Quan Vũ, Trường Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung