Ca sĩ ngọc thúy hải đăng là ai?

0 Comments


Bạn đang xem: Tiểu sử ca sĩ ngọc thúy

| | | |

chrissiemanby.com chrissiemanby.com»LYRICS [LỜI NHẠC]»Tiểu Sử»Tiểu Sử Của Các Nghệ Sĩ»Tiểu sử ca sĩ Ngọc Thúy

Xem thêm: Cốt Truyện Diablo Là Gì - Lilith, “Trùm Cuối” Của Diablo 4 Là Ai

Watch this topic

Print this topic

Ngọc Thúy là một giọng hát có âm vực trầm trầm đặc biệt. Tuy nhiên với tính trình thẳng thắn của cô, cộng với cuộc sống biệt lập, không chú trọng đến vấn đề giao tế nên tên tuổi cô chưa được coi là nổi bật. Nhưng nếu chỉ chú trọng đến giọng hát của Ngọc Thúy, người ta phải công nhận đó là một giọng ca tốt với nghệ thuật diễn tả có chiều sâu như cuộc sống nhiều về nội tâm của cô.Ngọc Thúy tên thật là Trần Thị Thúy, có một anh và một em gái. Cô sinh và lớn lên ở Sài Gòn, bố mẹ cô đều là người miền Nam nhưng có một giọng nói miền Bắc rất rõ ràng, lý do là sau khi Bố cô - một sĩ quan không quân - mất sớm khi cô mới lên 5, bà ngoại và mẹ cô dọn vào ở trong một xóm đạo rất nhiều người miền Bắc. Cũng vì thế, từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, Ngọc Thúy theo học tại các trường công giáo và chơi với các bạn người Bắc nên có được một giọng nói khiến không ai có thể biết cô là người miền Nam.Ngọc Thúy theo học ở trường Tân Phước cho đến hết lớp 9, sau đó thi vào lớp 10 nhưng không được chấp nhận vì số tuổi không nằm trong giới hạn, mặc dù điểm cuối lớp 9 của cô cao nhất trường. Tình trạng này đến từ sự di chuyển nhiều nơi của cô cùng với gia đình phải theo chân bố cô rày đây, mai đó nên việc học của cô không được liên tục. Vì không được nhận vào lớp 10, Ngọc Thúy đã ghi tên theo học lớp tối tại một trường tư ở Phú Nhuận cho đến hết lớp 12. Cô cho biết từ khi ở bậc tiểu học đã bạo dạn đứng trước bạn bè để hát trong những dịp văn nghệ. Trước khi được nhận vào Hoa Kỳ, trong thời gian ở Philippines cô đã từng hoạt động trong ca đoàn công giáo trong trại tỵ nạn, mặc dù cô theo đạo Phật trong khi mẹ cô là người công giáo.Vì gia đình không có phương tiện để Ngọc Thúy theo học nhạc khi còn nhỏ, nên cô chỉ có dịp học đàn guitar trong một thời gian rất ngắn.....Tuy về căn bản nhạc lý có thể coi như Ngọc Thúy chỉ có một sự hiểu biết rất sơ sài, nhưng nhờ năng khiếu cô đã tự tìm tòi học hỏi lấy để có lần từng chiếm hạng cao trong một cuộc thi hát khi lên 18 tuổi với một số tiền thưởng là 300 đồng tiền Việt Nam vào năm 85.Thật ra Ngọc Thúy không có ý định tham dự cuộc thi này, nhưng do một người bạn khuyến khích, cô đã ghi tên dự thi với bài "Huyền Thoại Mẹ". Ngay sau cuộc thi, cô đã được một giáo sư nhạc có tiếng là Thanh Trì nhận dạy thanh nhạc vì nhận thấy nơi giọng hát của Ngọc Thúy có rất nhiều triển vọngSáu tháng sau khi chiếm giải nhất cuộc thi toàn thành phố, Ngọc Thúy được một người bạn giới thiệu đi hát tại vũ trường Lệ Uyển và được chú ý với những nhạc phẩm tiền chiến. Từ đó coi như Ngọc Thúy bước chân chính thức vào con đường mà cô hằng mong ước với biết bao nhiêu khó khăn và tủi nhục do sự cấm cản của gia đình: "Ngày xưa khi em đi ngang qua mấy căn nhà mà thấy mấy cô ngồi bên cửa sổ đánh piano, em đứng ngó vào thèm thuồng... và ước gì mình được ngồi học piano như vậy. Nhưng tại vì ba em mất sớm, bà ngoại thì đông cậu đông dì cho em học đến lớp 12 là tốt rồi....Cho nên em không có được điều kiện như vậy. Đêm nào đi hát về em cũng khóc hết tại vì dì em thường chửi và bảo:"con người không đàng hoàng mới về lúc này. Bây giờ mày về chó nó sủa là người ta biết mày về. Con gái ai mà về giờ này!," Dì em cứ chửi vậy đó! la lối om sòm như vậy, thành ra em đâu có được khuyến khích "Đối với cô sự ngăn cấm khắt khe nơi gia đình không khiến cho cô nản lòng, trái lại còn cố gắng tự trau dồi thêm bằng cách mua băng nhạc về tập hát một mình. Và nhờ năng khiếu và lòng đam mê, cuối cùng Ngọc Thúy đã vượt qua được những khó khăn lúc đầu.Một tháng sau khi sang Mỹ vào năm 90, Ngọc Thúy đã bắt đầu đi hát tại phòng trà "Sông Hương" ở Atlanta, là thành phố đầu tiên cô cư ngụ trên đất Mỹ do sự dẫn dắt của chồng cô là nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân. Trong một lần đến Atlanta trình diễn, Hương Lan đã để ý đến tiếng hát của Ngọc Thúy và khuyến khích cô nên sang Cali để giới thiệu với trung tâm Thúy Nga. Với trung tâm này Ngọc Thúy đã liên tiếp xuất hiện trên những chương trình video từ số 22 vào năm 93 đến số 29, đa số trong những tiết mục tam ca hoặc tứ ca. Sau một thời gian cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Ngọc Thúy được trung tâm Người Đẹp Bình Dương mời thu CD đầu tiên có tựa đề là "Tự Tình" hát chung với những ca sĩ khác, CD kế tiếp là "Người Tình Trong Tim" trình bày đơn ca và 2 CD khác, trình bày song ca với Huy Tâm. Một năm sau, hai vợ chồng cô quyết định rời sang California với niềm mong ước có được nơi phát triển tài năng. Đáng lẽ Ngọc Thúy chưa có quyết định như vậy vì cảm thấy rất vui khi sinh hoạt với ban nhạc ở Atlanta. Nhưng sau khi xẩy ra một vài chuyện trục trặc trong nội bộ nên cô cùng chồng quyết định dồn tất cả quần áo cùng một máy TV lên xe về Cali.Ngọc Thúy không nghĩ là khi sang hải ngoại sẽ sống bằng nghề ca hát, nhưng cô luôn luôn nghĩ là mình sẽ phải đi hát lại. Ngay cho đến bây giờ sau một thời gian gần 10 năm đi hát, Ngọc Thúy luôn nghĩ đến một việc làm khác để sinh sống để chỉ coi đi hát như một nghề tay trái, nhưng lại là một sự đam mê không thể tách rời.Nhưng Ngọc Thúy là người luôn tin tưởng ở số mệnh. Định mệnh đã an bài ra sao, cô sẵn sàng chấp nhận. Hiện tại cô chỉ biết đến niềm hạnh phúc gia đình bên cạnh một người chồng cùng trong giới nghệ sĩ và bé Tania, đứa con gái đầu lòng kháu khỉnh của cô. Thêm vào đó là việc cùng chồng đứng ra chăm sóc một trung tâm nhạc của riêng của hai người.

Trong ký ức những người yêu văn nghệ ở phố biển đều xôn xao niềm tự hào về Đoàn Ca múa nhạc [CMN] Hải Đăng. Thập niên 80 - 90, Đoàn CMN Hải Đăng là đoàn ca nhạc tỉnh lẻ nổi tiếng nhất; từ đây, những giọng ca trưởng thành, lấp lánh. Nhưng trên tất cả đó là những nốt nhạc yêu thương nhất của Đoàn CMN Hải Đăng dành cho công chúng: Ánh Tuyết, Ngọc Thúy, Nguyễn Hải, Ngọc Liên…

Một số thành viên Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng ngày trước [từ trái sang]: Kim Nguyệt, Tôn Thất Kỳ, Thanh Trúc, Khánh Phương, Thanh Nam, Anh Đào, Thanh Tú. Ảnh: Internet


Với đời sống ca nhạc nửa cuối thế kỷ XX, trào lưu tập thể là chủ đạo, các ca sĩ ít khi hát solo mà nổi trội vẫn là những đoàn ca nhạc, hay sau đó biến thể thành các ban nhạc, nhóm nhạc… thì Đoàn CMN Hải Đăng - từ thời tỉnh Phú Khánh tới Khánh Hòa sau này nổi lên như một vì sao lấp lánh nhất. Không phải ngẫu nhiên những năm hoàng kim, nơi đây là bến đậu cho những ca sĩ nổi tiếng sau này. Trước tiên phải nhắc tới giọng ca Ánh Tuyết, cánh chim tiêu biểu của đoàn. Sau khi rời Nhạc viện Huế, chị đầu quân cho đoàn Hải Đăng, trở thành ca sĩ trụ cột của đoàn trong một thời gian dài. Sau này rời đoàn, ca sĩ Ánh Tuyết với sự từng trải từ môi trường Đoàn CMN Hải Đăng đã làm nên một giọng ca solo có trường phái cổ điển nổi tiếng ở Sài Gòn, được mệnh danh là “tiểu Thái Thanh”. Giai đoạn tiếp theo, có những giọng ca ở miền đất khác tới như: Long Nhật, Tôn Thất Kỳ… - những nam ca sĩ có bản sắc riêng, nhờ có đoàn Hải Đăng mà sau này tạo dựng nên tên tuổi. Long Nhật với chất giọng Huế pha dần chuyển sang màu bolero cho tới tận hôm nay. Anh trình bày những bản nhạc về Nha Trang - Khánh Hòa rất thành công như: Nhớ con sông quê hương, Biển hẹn Nha Trang.


Ngoài những giọng ca hội tụ, Đoàn CMN Hải Đăng nổi tiếng chính là những giọng ca quê hương do đoàn tạo dựng, tiêu biểu như Ngọc Thúy. Nữ ca sĩ này xuất phát từ đội Sơn Ca Nhà Thiếu nhi tỉnh, ngay từ tuổi thiếu niên, chị đã tạo ấn tượng lớn với công chúng. Sau này, khi gia nhập Đoàn CMN Hải Đăng, chị nhanh chóng trở thành giọng ca nổi trội. Có lẽ Ngọc Thúy phát triển vượt bậc, bay khỏi tầm vóc của ca sĩ tỉnh lẻ đến với công chúng cả nước là nhờ nhạc sĩ Thanh Tùng. Chính nhờ sự giúp sức của người nhạc sĩ nổi tiếng về viết nhạc, phối khí dàn dựng đã “setup” Đoàn CMN Hải Đăng có một vị thế khác hẳn để sánh ngang với các đoàn nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh như: Bông Sen, Rạng Đông hay Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương. Cũng nhờ có những bản nhạc của Thanh Tùng: Câu chuyện nhỏ của tôi, Chuyện tình của biển, Phố biển, Mưa ngâu…, Ngọc Thúy trở thành giọng ca tiêu biểu của Nha Trang được công chúng mến mộ. Rất tiếc, sau này chị rời sự nghiệp, định cư ở nước ngoài.


Sau Ngọc Thúy là Mỹ Hạnh - cô ca sĩ hội tụ đủ thanh sắc của ca sĩ nhạc nhẹ. Không như Ngọc Thúy thể hiện tài năng từ bé, Mỹ Hạnh chậm hơn nhưng khi phát triển thì đạt đỉnh cao ở tầm vóc của Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh… Chị đã làm cho đoàn trở thành đoàn ca nhạc đạt tầm chuyên nghiệp nhất. Sau đó, chị rời Đoàn CMN Hải Đăng vào Sài Gòn hát solo ở các tụ điểm rồi lui về cuộc sống thường.


 Chúng ta cũng không thể quên những ca sĩ đã thực sự làm cho Đoàn CMN Hải Đăng vững bền, tiêu biểu như nam ca sĩ Nguyễn Hải. Với chất giọng trầm ấm nhẹ nhàng, anh đã dành trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho đoàn. Công chúng vẫn nhớ Nguyễn Hải với những bài hát trữ tình: Biển hẹn Nha Trang, Nha Trang mùa thu lại về, Đá Bàn mùa xuân… Cũng như nhiều ca sĩ khác có tuổi, Nguyễn Hải rời đoàn định cư tại Canada đã hơn 10 năm qua. Ngoài ra còn có những giọng ca thuần chất quê hương như: Anh Đào, Nhật Linh, Khánh Phương, Bách Thảo, Thanh Trúc, Thế Quang, Thanh Nam… và Ngọc Liên - những giọng ca góp công rất lớn cho Đoàn CMN Hải Đăng thuở đầu và tận hôm nay.


Mùa hè rực nắng lại về với Nha Trang, thỉnh thoảng trên sóng phát thanh hay trên mạng, chúng ta vẫn nghe những bài ca quen thuộc qua những giọng ca một thời của Đoàn CMN Hải Đăng. Ai đã từng nghe, từng xem đều rưng rưng niềm cảm xúc khó tả về những “tia sáng” long lanh rực sáng của “ngọn Hải Đăng” rọi chiếu trên biển Nha Trang.

Dương Trang Hương

Video liên quan

Chủ Đề