Chủ nghĩa hình thức là gì

Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận [physicalism] với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.

Cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này để lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới

– Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay Thượng Đế.

– Hạn chế: Những lý giải về thế giới còn mang nặng tính trực quan nên những kết luận về thế giới về cơ bản còn mang tính ngây thơ, chất phác.

– Ví dụ: Quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và đỉnh cao vào thế kỉ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được những thành tựư rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

– Tích cực: Góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu

Xem thêm: So sánh giữa Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình

– Hạn chế: Chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và sự phát triển

– Ví dụ: Các quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVIII

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác và Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đ• khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hoá những tri thức của nhân loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung, đồng thời định hướng cho các lực lượng x• hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình

– Tích cực: Phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân  nó tồn tại, là công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạ hiện thực ấy

– Hạn chế:

– Ví dụ:

Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình thức lịch sử của nó, trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. Bên cạnh những mặt khác nhau, cả 3 hình thức trên đều thống nhất ở cùng một đặc điểm đó là: Khi giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học đều khẳng định vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem thêm: Triết học là gì? Vai trò và đối tượng nghiên cứu của Triết học?

Giáo trình triét học Mác Lênin, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009

Giáo trình Triết học Mác – Lênin [Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, nxb CTQG, Hà Nội 1999

www.wikipedia.com.vn

Ngôn ngữ Việt Nam nước ta qua nhiều thời kỳ đã được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, chính sự đa dạng ngôn từ mà dẫn đến sự nhầm lẫn thường hay thấy trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là những từ có phát âm giống nhau, hay âm tiết trùng nhau.  Vậy, hình thức là gì? Phân biệt khái niệm hình thức, phương thức và cách thức? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

1. Hình thức là gì?

Hình thức là những gì làm thành bề ngoài của sự vật, chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung.

Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.

Theo góc hiểu của pháp luật thì hình thức được hiểu là những gì thể hiện ra bên ngoài của pháp luật.

Như vậy, hình thức chính là cơ cấu bên trong của pháp luật, có mối quan hệ, liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc của pháp luật.

Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu?

Hình thức trong tiếng Anh là Form

2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:

Thứ nhất: Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau

Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời cả hình thức và nội dung, không có sư vật nào chỉ có hình thức mà không có nội dung hay chỉ có nội dung mà không có hình thức. Chính vì thế, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại.

Sự vật được cấu tạo từ nhiều yếu tố, nhiều mặt… Nhưng những yếu tố, những mặt này thống nhất với nhau, gắn kết với nhau chứ không tách rời nhau. Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình thức không tách rời nhau mà gắn bó rất mật thiết với nhau. Không có nội dung nào không tồn tại hình thức và cũng không có hình thức nào không chứa nội dung.

Xem thêm: Phương thức thanh toán là gì? Quy định về phương thức thanh toán?

Cùng một nội dung trong từng tình hình khác nhau có thể có nhiều hình thức, và ngược lại cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.

Thứ hai: Nội dung quyết định hình thức

Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nội dung có vai trò quyết định hình thức. Theo đó, nội dung bao giờ cũng là mặt đồng nhất, có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi; còn đối với hình thức là mặt tương đối bền vững, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định.

Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung; hình thức cũng sẽ biến đổi nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung. Khi mà nội dung biến đổi thì hình thức cũng buộc phải biến đổi theo để có thể phù hợp với nội dung mới.

Thứ ba: Hình thức không phụ thuộc mà tác động trở lại nội dung

Mặc dù, nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không đồng nghĩa là hình thức luôn theo nội dung. Mà ngược lại, hình thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi đã phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Nếu hình thức không phù hợp với nội dung, hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật. Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Tuy nhiên, khi biến đổi liên tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắn đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Khi đó, hình thức và nội dung không còn phù hợp với nhau.

Tới một lúc nào đó, hình thức và nội dung sẽ xung đột sâu sắc với nhau, nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở của hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất.

Xem thêm: Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước

Thứ tư: Phương pháp luận

– Nhận thức: Không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức. Vì hình thức và nội dung luôn gắn bó với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, cần chống chủ nghĩa hình thức.

– Hoạt động thực tiễn: Chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong những giai đoạn khác nhau vì cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức và ngược lại.

– Để nhận thức và cải tạo sự vật, trước hết phải căn cứ vào nội dung nhưng hình thức tác động trở lại nội dung nên trong hoạt động thực tiễn cần phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức, làm cho hình thức phù hợp với nội dung.

3. Hình thức nhà nước là gì và được hình thành từ các yếu tố nào?

Thứ nhất, khái niệm

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

Thứ hai, các hình thức

Một, hình thức chỉnh thể

Xem thêm: Phương thức xử lý sản phẩm không đảm bảo an toàn sau thu hồi

Đây là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.

Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ [hay một phần] trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.

Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.

Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước [vua, hoàng đế,…] có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ.

Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện [quyền lực] của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao động [mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động]. Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nhà nước nhất định cần phải gắn bó với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc trung bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.

Hai, hình thức cấu trúc nhà nước

Xem thêm: Phương thức nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet

Đây là sự cấu tạo của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.

Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liêng bang.

Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh [thành phố], huyện [quận], xã [phường]. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp … là các nhà nước đơn nhất.

Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng. Ví dụ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Malaixia … là các nước liên bang.

Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.

Ba, chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tối của mỗi giai đoạn trong mỗi nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.

4. Phân biệt khái niệm hình thức, phương thức và cách thức:

Tiêu chí Hình thức Phương thức Cách thức
Khái niệm Hình thức chính là cơ cấu bên trong của pháp luật, có mối quan hệ, liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc của pháp luật. Phương thức là từ ghép giữa phương pháp và cách thức tạo thành, gộp lại thành phương thức, vậy ta có thể định nghĩa phương thức thông qua định nghĩa của cụm từ phương pháp và cách thức.

Phương pháp là các cách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó.

Cách thức chính là những cách thể hiện, hay thực hiện một vấn đề nào đó. Là hành thức diễn ra một hành động.

Như vậy, hình thức và phương thức luôn tồn tại song hành với nhau không thể tách rời. Hình thức và phương thức luôn phản ánh nên đặc điểm của sự vật hiện tượng, hai phạm trù này luôn phải đi liền với một danh từ, hoặc động từ chỉ sự vật, hiện tượng xác định.

Video liên quan

Chủ Đề