Các bước dạy kỹ năng nói tiếng Anh

Bạn muốn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh để có thể giao tiếp tiếng Anh tự nhiên và lưu loát một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cùng điểm qua 10 bí quyết để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của bạn ở bài viết dưới.

1 – Luyện nói tiếng Anh từ từ từng bước một

Lời khuyên đầu tiên để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh là hãy bắt đầu tập luyện từ từ từng bước một. Dục tốc bất đạt, nếu bạn vội vàng bắt đầu bằng những thứ quá cao siêu, bạn sẽ dễ cảm thấy nản lòng. Khi ấy, kỹ năng nói tiếng Anh của bạn không chỉ không cải thiện bao nhiêu, mà động lực học tiếng Anh cũng sẽ dần mai một đi.

Hãy bắt đầu bằng việc học những từ vựng hay cụm từ quan trọng trước và học cách phát âm chúng một cách chính xác. Sau khi đã tự tin với khả năng phát âm và cách sử dụng các từ vựng hay cụm từ đó, bạn có thể chọn thêm các cụm từ khác để thực hành. Cứ từ từ, bắt đầu luyện nói với những cụm từ hay câu đơn giản trước, sau đó mở rộng ra chuyển sang với các cụm từ và cấu trúc câu phức tạp hơn.

2 – Đừng cố gắng nói quá nhiều để thể hiện bản thân

Khi học tiếng Anh, bạn được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt, tận dụng càng nhiều tình huống để giao tiếp tiếng Anh càng tốt. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi giao tiếp tiếng Anh trong các tình huống thực tế, bạn nên nói thật nhiều để thể hiện bản thân. Không, hãy nói vừa đủ, tập trung truyền đạt các thông tin một cách ngắn gọn và chính xác, điều này sẽ hiệu quả hơn việc bạn nói nhiều nói dai và nói dở.

Bạn và người đối diện không có quá nhiều thời gian trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông thường, và cũng không phải ai cũng có thể có đủ kiên nhẫn để nghe bạn nói quá nhiều thứ không liên quan. Do đó, hãy tập trung vào chủ đề bạn cần nói, và cố gắng truyền đạt chúng một cách gọn ghẽ rõ ràng nhất, khi đó hiệu quả giao tiếp tiếng Anh sẽ tốt hơn rất nhiều.

3 – Luyện tập, luyện tập và luyện tập

“Có công mài sắt có ngày nên kim” – việc học nói tiếng Anh cũng vậy – cần sự luyện tập kiên trì mỗi ngày để có thể gặt hái được thành công. Hãy nhớ, việc cải thiện kỹ năng nói không chỉ phù thuộc vào vốn từ mà còn là cách thức phát âm, phản xạ. Những điều này đòi hỏi thời gian để bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng.

Khi bạn dành càng nhiều thời gian để luyện tập việc nói tiếng Anh, bạn sẽ ngày càng cảm thấy tự tin hơn và qua đó, kỹ năng nói tiếng Anh của bạn cũng được cải thiện đáng kể hơn. Hãy chủ động tìm nhiều cơ hội để luyện nói mỗi ngày. Nếu bạn không sống ở một mỗi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia các cộng đồng nói tiếng Anh online hoặc kết bạn qua Tinder, Facebook, What’sApp ,… để luyện nói với người bản xứ mỗi ngày.

4 – Đơn giản hóa mọi thứ khi nói tiếng Anh

Nhiều người nghĩ rằng, sử dụng cấu trúc càng phức tạp với nhiều từ vựng đao to búa lớn sẽ làm cho người đối diện đánh giá cao khả năng nói tiếng Anh của họ. Đây là một quan niệm sai lầm. Ngay cả khi bạn tham gia các kỳ thi như IELTS hay TOEFL, việc sử dụng các câu trúc hay từ vựng quá “khủng” cũng không được khuyến khích, nếu điều đó thiếu sự tự nhiên và khiến bạn mắc lỗi nhiều hơn.

Thực tế là, khi bạn sử dụng quá nhiều cấu trúc và từ vựng phức tạp trong giao tiếp tiếng Anh, bạn sẽ càng dễ mắc lỗi và diễn đạt sai ý mình – điều này vô tình trở thành một khuyết điểm trong mắt người đối diện. Hãy sử dụng những cấu trúc hay từ vựng mà bạn đã cảm thấy tự tin và quen thuộc để diễn đạt khi nói tiếng Anh, sau đó mở rộng dần dần. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói của mình lên rất nhiều đó.

5 – Sử dụng mọi cách bạn có thể để giao tiếp tiếng Anh

Bạn biết không, trong giao tiếp ngôn ngữ, lời thoại chỉ đóng góp một phần để truyền tải thông tin. Ngoài ngôn từ, thì cách nhấn nhá và ngôn ngữ hình thể cũng không kém phần quan trọng. Tại sao rất nhiều tiểu thương ở chợ Bến Thành hay các khu du lịch nổi tiếng, dù vốn tiếng Anh hạn chế, vẫn có thể giao tiếp tốt với khách hàng nước ngoài. Đơn giản là họ biết cách kết hợp và sử dụng mọi yếu tố có thể – từ vựng, diễn giải, ngôn ngữ hình thể… để làm cho người đối diện hiểu được thông điệp của họ.

Khi nói tiếng Anh cũng vậy, nếu vốn từ của bạn không đủ để diễn đạt các thông điệp một cách trôi chảy nhất, hãy dùng các từ gần nghĩa để giải thích. Còn không, bạn cũng có thể sử dụng các hành động khoa chân múa tay hay ngôn ngữ cơ thể của mình để cho người đối diện hiểu ý bạn. Sau đó bạn có thể hỏi lại họ cách dùng từ trong tình huống đó như thế nào, rồi ghi chú lại để review và cải thiện hơn nữa khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình sau này.

6 – Nghe và xem tiếng Anh nhiều hơn

Muốn nói tiếng Anh hay không có nghĩa là bạn chỉ cần chăm chăm vào việc học nói. Thông thường, việc nghe và nói luôn đi đôi với nhau. Do đó, để cải thiện kỹ năng nói, bạn có thể nghe tiếng Anh nhiều hơn thông qua việc nghe các bản tin, radio hay xem nhiều videos tiếng Anh hơn. Việc nghe, xem video và bắt chước người bản ngữ nói tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói của mình rất nhiều.

7 – Ghi âm lại những gì bạn nói

Hãy sử dụng điện thoại, máy tính hay máy ghi âm cầm tay để ghi âm lại những gì bạn nói. Sau đó khi có thời gian hay nghe lại để ghi chú các lỗi sai và chỉnh sửa lại, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ nhờ đó mà cải thiện rất nhiều. Bạn không cần quá lo lắng về accent hay chất giọng của mình – những thứ này không thể thay đổi một sớm một chiều. Điều bạn cần để tâm đó là cách bạn dùng từ, làm thế nào để bạn có thể nói rõ ràng và dễ hiểu hơn – đó mới chính là điểm mấu chốt để nói và giao tiếp tiếng Anh tự tin và hiệu quả hơn.

8 – Đừng nói quá nhanh

Nhiều người thường nhầm lẫn với việc “nói nhanh” và “nói lưu loát”. Những người có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát hoặc những người bản ngữ có thể nói tiếng Anh nhanh – nhưng ngược lại, nói nhanh không có nghĩa là bạn nói đúng và lưu loát. Khi bạn nói qua nhanh, bạn có xu hướng nuốt các âm cuối một cách vô tội vạ và không làm chủ được các ý tưởng của mình, điều này dẫn đến người nghe không hiểu bạn đang nói gì – điều này sẽ vô cùng tệ hại.

Chính vì thế, hãy nói với một tốc độ vừa phải, nói với âm lượng to vừa phải và rõ ràng, để người đối diện có thể hiểu được thông điệp của bạn – chỉ cần vậy thôi là cũng đủ thành công trong giao tiếp rồi.

9 – Không bỏ cuộc

Có thể hôm nay bạn thấy hứng thú và dễ dàng khi học nói tiếng Anh, nhưng ngày mai lại gặp một vài khó khăn có thể khiến bạn thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Có thể bạn cảm thấy tự ti vì mình mắc quá nhiều lỗi khi nói tiếng Anh, điều này khiến bạn nhụt chí! Bạn ơi, hãy vững tin và đừng bao giờ bỏ cuộc. Vì không có con đường đi đến thành công nào rải toàn hoa hồng, việc học tiếng Anh cũng vậy. Có chông gai thử thách khó khăn, thì sẽ có ngày bạn hái được quả ngọt. Hãy tự tin nói rằng “tôi làm được” và kiên trì luyện nói tiếng Anh mỗi ngày, bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình sau một thời gian!

10 – Chấp nhận sự giúp đỡ của người khác

Tại sao không? Nếu xung quanh bạn có nhiều người có khả năng giúp đỡ bạn để cải thiện khả năng nói tiếng Anh, tại sao lại không chào đón sự giúp đỡ đó. Có thể đó là một người bạn nước ngoài, một giáo viên tiếng Anh hay một người giỏi ngoại ngữ nào đó. Họ có thể giúp bạn chỉnh sửa cách dùng từ và khả năng phát âm. Dần dần, với sự giúp đỡ của họ, kỹ năng nói tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ ngày càng rõ rệt hơn.

Bạn muốn nói tiếng Anh lưu loát hơn sau một thời gian ngắn? Tham khảo thêm các khóa học tiếng Anh tại E-talk để tìm kiếm khóa học phù hợp nhất với bạn.

Thông tin về các chương trình học tiếng Anh online 1 kèm 1 với giáo viên nước ngoài tại E-talk.

HỌC THỬ MIỄN PHÍ, ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Thông tin chung về sáng kiến1. Tên sáng kiến: Phơng pháp dạy kĩ năng Nói trong TiếngAnh cho học sinh tiểu học2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh- học sinhTiểu học3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2013 đến năm20154. Tác giả:Họ và tên: Nguyễn Thị Phơng HồngNăm sinh: 1980Nơi thờng trú: Yên Cờng- ý Yên- Nam ĐịnhTrình độ chuyên môn: Đại họcChức vụ công tác: Giáo viênNơi làm việc: Trờng Tiểu học Yên Cờng AĐịa chỉ liên hệ: Trờng Tiểu học Yên Cờng A- ý YênNam ĐịnhĐiện thoại: 016925552305. Đơn vị áp dụng sáng kiến:Tên đơn vị: Trờng Tiểu học Yên Cờng AĐịa chỉ: Trờng Tiểu học Yên Cờng A- Yên Cờng - ýYênNam ĐịnhĐiện thoại: 035036030541Phơng pháp dạy kĩ năng nói trong tiếnganhcho học sinh tiểu họcI. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:Ngày nay tiếng Anh đã và đang trở thành ngôn ngữ phổbiến nhất trên thế giới, nó là công cụ giao tiếp vô cùngquan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế: kinhtế, chính trị, xã hội, khoa học, giáo dục,. Có thể nóichúng ta đang sống trong một thời đại mà ở đó sự hộinhập, giao lu giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầulà xu thế chung- xu thế tất yếu. Để có thể hội nhập và pháttriển cùng nhân loại thì việc hiểu, nắm vững và sử dụngtiếng Anh là điều hết sức quan trọng và cần thiết.Trong tiếng Anh, việc học nội dung kiến thức ngôn ngữvà việc rèn các kĩ năng ngôn ngữ cơ bản cho học sinh luôngắn liền với nhau.Qua việc tiếp nhận nội dung kiến thứcđể rèn kĩ năng và thông qua việc rèn kĩ năng để thực hành,sử dụng các nội dung kiến thức ngôn ngữ, từ đó học sinhcó thể sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo trong cáctình huống giao tiếp hàng ngày.Trong 4 kĩ năng tiếng Anh cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết,thì Nói là một kĩ năng rất quan trọng, rất cần thiếttrong giao tiếp và do đó cũng rất quan trọng trong việcdạy và học ở các cấp lớp. Qua hoạt động này học sinh đợcluyện tập sử dụng từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp để diễnđạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề, tình huốngcó liên quan đến bài học. Từ đó có thể sử dụng ngôn ngữđể giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.II. Thực trạng2Qua thực tế dạy- học tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi thấy cómột số thuận lợi và khó khăn.1. Thuận lợiDo tính thông dụng và thời đại của tiếng Anh, học sinhrất quan tâm và có hứng thú thực sự đến việc học thứ ngônngữ này.Trên thực tế, môn học này không còn xa lạ nhngdo điều kiện của địa phơng, môn học này mới đợc đa vàogiảng dạy ở bậc Tiểu học một vài năm gần đây, do đó cácem rất chú ý đến môn học mới này, có nhu cầu tìm hiểu vànắm bắt.Nhu cầu nói của học sinh tiểu học cũng rất đa dạng nhngcha tới mức phức tạp. Hoạt động nói của học sinh thờngdo chơng trình và sách giáo khoa xác định, xây dựng, chonên các em có cơ sở, có nội dung sẵn có, nói có định hớngvà dĩ nhiên hoạt động nói đợc tiến hành dễ dàng hơn. Mặtkhác, sách giáo khoa thờng đợc thiết kế theo nội dung chủđiểm, những chủ điểm này rất phong phú, đa dạng, gầngũi với học sinh nên các em rất có hứng thú và có nhu cầunói thực sự.2. Khó khănTheo tôi, một khó khăn trong việc dạy kĩ năng nói làxuất phát từ tính không chủ động của học sinh. Khó khănnày là do một phần của việc rèn luyện theo chủ diểm. Nhucầu nói của học sinh rất đa dạng, học sinh này hứng thúchủ đề này, học sinh khác lại quan tâm đến chủ đề khác.Điều này có ảnh hởng tiêu cực không nhỏ trong quá trìnhrèn kĩ năng ngôn ngữ, nhất là kĩ năng nói.Một khó khăn nữa là vốn sống, vốn tri thức, đặc biệt làngữ liệu mà các em có đợc cha nhiều trong khi nhu cầu3giao tiếp là lớn, các em thờng sợ sai khi nói do đó hạn chếnói, ngại nói. Giáo viên và những học sinh khác không thểsửa sai, không thể rút kinh nghiệm để rèn ngôn ngữ và kĩnăng có hiệu quả hơn.Mặt khác, hoạt động nói cần đợc tiến hành thờng xuyên,ở bất cứ đâu, thời gian nào có thể. Nhng trong điều kiệncủa trờng, địa phơng và gia đình học sinh, các em rất ít cócơ hội thực hành, không thể tiến hành các hoạt động nóitiếng Anh nh thế. Do đó khả năng giao tiếp qua kĩ năngnói bị hạn chế rất nhiều.Với tầm quan trọng của kĩ năng nói và thực tế giảngdạy, rèn kĩ năng nói ở bậc tiểu học, trong phạm vi bài viếtnày, tôi xin đa ra một vài suy nghĩ và ý kiến chủ quan củamình về phơng pháp dạy kĩ năng Nói cho học sinh Tiểuhọc.III. Các giải pháp trọng tâmĐể khắc phục và hạn chế những khó khăn nêu trên, đểnâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói, giúp các em đạtđợc mục tiêu ngôn ngữ và kĩ năng cao nhất, theo tôi cầnchú ý các điểm sau:- Rèn luyện nói thờng xuyên cho học sinh- Tạo môi trờng giao tiếp, không khí thoải mái cho cácem- Tổ chức, sắp xếp, phân loại các hoạt động nói tronglớp.- Tổ chức, tiến hành tốt các giai đoạn thực hành nói.1. Rèn luyện nói thờng xuyên cho học sinhĐể luyện nói có hiệu quả, học sinh phải đợc rèn luyệnvà thực hành nói nhiều từ đơn giản đến phức tạp. Càng nói4nhiều thì các em càng có kinh nghiệm nhận ra âm thanh,hiểu đợc ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách phát âm,tiết tấu, ngữ điệu của tiếng Anh. Hơn nữa càng nói nhiều thìchính bản thân các em cũng rèn luyện và thực hành, nângcao kiến thức ngôn ngữ cũng nh các kĩ năng cơ bản khác.Trong thực hành giao tiếp, các em còn có thể đoán nghĩa củanhững thông tin nghe đợc qua những yếu tố phi ngôn ngữnh sự thay đổi giọng nói, nét mặt, cử chỉ, thái độ của ngờinói,Với thời lợng của một tiết học không nhiều, các em cầnđợc rèn luyện kết hợp kĩ năng nói và các kĩ năng ngôn ngữkhác. Giáo viên không nên chỉ chú ý luyện nói cho các em ởcác tiết nói mà có thể kết hợp luyện nói cho các em ở các tiếtluyện các kĩ năng nghe, đọc, viết trong các giai đoạn Prelistening, reading, writing hoặc Post- listening, reading,writing. Việc rèn nói cho học sinh ở những giai đoạn nàykhông những giúp cho các em hiểu, làm tốt các bài luyện tậpvề các kĩ năng đó mà còn giúp các em củng cố, nâng cao,phát triển năng lực ngôn ngữ của mình.*Ví dụ: Phần 3- Read and complete- trang 45- sáchgiáo khoa Tiếng Anh 4, tập một- Kết hợp kĩ năng Nói với Post- reading: Giáo viên có thểnêu tình huống để học sinh nói về trờng học của bản thân vớinhững thông tin tơng tự trong bài nh tên trờng, địa chỉ và cácphòng của trờng. Đối với những học sinh khá giỏi có thểkhuyến khích các em nói thêm những thông tin khác về trờng học của bản thân.Nh vậy một mặt các em đợc củng cố một cách chắc chắn vềbài đọc, mặt khác các em có thể liên hệ nói về trờng học của5mình, củng cố, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ mộtcách tự nhiên với tâm lý thoải mái, hào hứng.2. Tạo môi trờng giao tiếp, không khí thoải mái cho cácem- Việc tạo môi trờng giao tiếp, không khí thoải mái cho cácem là hết sức cần thiết, là yếu tố rất quan trọng giúp cho hoạtđộng giao tiếp đợc tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao.Học sinh Tiểu học còn nhỏ, khả năng giao tiếp còn hạn chế,các em thờng e ngại, rụt rè. Mặt khác với tiếng Anh, vốnkiến thức còn ít, các kĩ năng ngôn ngữ còn hạn chế nên cácem càng không tự tin khi nói, các em sợ sai, sợ bị các bạnchê cời dẫn đến việc các em lời nói, không chủ động nói.- Theo tôi, giáo viên cần tạo môi trờng ngoại ngữ cho cácem bằng cách khuyến khích dùng những lời chào hỏi, nhữngcâu đối thoại đơn giản, câu lệnh không chỉ trong tiết họctiéng Anh mà còn ở những thời điểm khác, ở những nơikhác. Việc làm này giúp các em tự tạo thói quen nói và môitrờng nói thật tự nhiên. Và khi vào các tiết học tiếng Anh cácem mới cảm thấy bình thờng, thoải mái và tự tin hơn.- Ngoài ra, trong khi luyện nói giáo viên cần tạo không khíthật thoải mái, vui vẻ, không nặng nề, luôn động viên,khuyến khích các em. Tôi thiết nghĩ giáo viên nên kiên trì,không quá kì vọng vào việc các em có thể nói tốt nh mongmuốn. Các em cần có quá trình rèn luyện, tích luỹ kiến thức,củng cố và phát triển kĩ năng, dần dần các em mới có thể nóitốt nh mong muốn.3. Tổ chức, sắp xếp, phân loại các hoạt động nói tronglớp.6Các bài tập rèn luyện nói thờng đợc sắp xếp theo nhiềumức độ: từ những bài tập đợc kiểm soát chặt chẽ đến nhữngbài tập ít đợc kiểm soát hơn và đến giai đoạn tập nói tự do.Các hoạt động nói trong lớp nên đợc tổ chức và sắp xếpnh sau:- Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp.- Hành động lời nói.- Tham gia.- Quan sát.3.1. Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp.Mặc dù các kĩ thuật rèn luyện nói qua các cấu trúc ngữpháp nh lặp lại, thay thế hay bị phê phán là máy móc,thiếu tính giao tiếp, nhng theo tôi chúng ta không thể phủnhận những giá trị thực tế do các kĩ thuạt này đem lại trongviệc giúp học sinh nói chính xác và trôi chảy các cấu trúcngữ pháp đợc rèn luyện.Để giúp học sinh rèn luyện có hiệu quả, giáo viên khôngnên xem các kĩ thuật rèn luyện lặp lại hay thay thế là phầnchính của bài tập nói. Tôi cho rằng việc cho học sinh thựctập lặp lại hay thay thế chỉ đợc xem nh hoạt động ban đầunhằm cung cấp ngữ liệu đầu vào giúp học sinh có dữ kiệnngôn ngữ chuẩn xác để có thể tiếp đó tiến hành các hoạtđộng mang tính giao tiếp. Việc rèn luyện nói phải đợc đa vàotình huống có ý nghĩa thực sự và thú vị, có thể đáp ứng mộtsố yêu cầu của phơng pháp giao tiếp.- Bài tập Structured interview là một ví dụ của sự điềuchỉnh vừa nêu. Trong bài tập này học sinh phỏng vấn lẫnnhau, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đã học, nhng các em trảlời với những thông tin có thật mà đồng thời vẫn lặp lại vàthay thế các dữ kiện để củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học.7* Ví dụ: với chủ đề bài học là Food and drink, ngữ liệucần rèn luyện là mẫu Do you want + N ? [ chơng trìnhLets go 1B ], học sinh ngoài việc thực hành theo tranh trongsách giáo khoa còn có thể phỏng vấn nhau về thức ăn hay đồuống mình muốn.A: Do you want cake, B?B: Yes, I do. What about you, C?C: No, I do not. I want milk.D, Do you want chicken?D: Yes, I do...- Một vài trò chơi về ngôn ngữ cũng có thể góp phần tạo nêncác bài tập có kiểm soát. Trong khi hớng dẫn chơi các tròchơi ngôn ngữ giáo viên cũng nên nói để làm mẫu cho họcsinh lặp lại hoặc viết mẫu câu lên bảng. Tôi lấy một vài ví dụvề trò chơi ngôn ngữ.+ Trò chơi ghép tranh với lời nói.*Ví dụ: để rèn mẫu câu miêu tả ngời [Lets go 1A], giáoviên chuẩn bị tranh và học sinh viết những câu miêu tả ngờisau đó lên ghép với tranh phù hợp. Một học sinh nói và mộthọc sinh khác ghép. Trò chơi này có thể kết hợp các kĩ năngnghe, nói, đọc, viết.ở trình độ cao hơn, nội dung các bức tranh có thể có nhiềuđiểm giống nhau hơn để học sinh phải suy luận nhiều hơnkhi ghép tranh và lời.+ Guessing game.*Ví dụ: khi rèn mẫu câu về các hành động đang diễn ra[Lets go 2B], học sinh sẽ đặt các câu hỏi Yes/ No để đoánngời trong tranh đang làm gì.A: Is he fishing?8B: No.A: Is he running?B: No.A: Is he coloring?B: Yes. He is coloring.Một vài trò chơi ngôn ngữ khác có thể dùng để luyện nóinh : Beanbag circle, Find your partner, Walk and talk3.2. Hành động lời nóiTrong các hoạt động thể hiện hành động lời nói, học sinhcó chuẩn bị trớc và chuyển thông tin đến ngời khác. Giáoviên và học sinh cả lớp sẽ có hình thức phản hồi bằng cáchhỏi- đáp hoặc đánh giá. Theo tôi việc đánh giá của các bạncùng lớp có tác dụng tốt, vì:- Học sinh trong lớp có thái độ tham gia và đóng góp tíchcực qua việc đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá hoạtđộng nói đã thực hện chứ không chỉ thụ động ngồinghe.- Việc đánh giá giúp học sinh tự tin hơn về khả năngđánh giá ngôn ngữ do ngời khác sử dụng.- Bản thân việc đánh giá là một cơ hội giúp cho việc giaotiếp bằng lời nói trong lớp trở nên chân thực hơn, cậpnhật hơn và có tầm quan trọng đáng kể đối với ngời đara nhận xét.Một trong những kĩ thuật giúp học sinh đánh giá việc nóitrớc lớp của bạn là giáo viên có thể chỉ định trớc học sinhchịu trách nhiệm về việc đánh giá . Học sinh sẽ nêu nhận xétđể thể hiện khả năng nghe, nói của họ, thậm chí cả sự tậptrung của họ. Những học sinh khác sẽ đợc đa ra ý kiến củamình sau đó.9Ngoài ra giáo viên cũng có thể thay đổi kĩ thuật giúp họcsinh luyện nói bằng cách cho nhiều học sinh cùng chịu tráchnhiệm nói trớc lớp. Việc này tạo điều kiện cho những họcsinh đó thảo luận, bàn bạc, chia sẻ thông tin trong nhóm vàhỗ trợ nhau khi cần thiết.Việc trình bày tập thể cũng giúp học sinh bớt căng thẳng vìsức ép của trách nhiệm đợc chia sẻ đều trong nhóm.Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động đóng vai, diễn kịch.Các hoạt động này thích hợp cho các bài dạy hội thoại có cáchoạt động xây dựng theo những chức năng ngôn ngữ nh chàohỏi, cảm ơn, khen ngợi, đồng ýĐối với học sinh Tiểu học, giáo viên cần phải có sự hớngdẫn chu đáo để học sinh thực hành theo các lời thoại trongsách. Hoạt động đọc lời thoại trong sách chỉ đợc xem là sựbổ sung cho các hoạt động rèn luyện trong những tình huốngmang ý nghĩa giao tiếp.3.3. Tham giaCác hoạt động này thể hiện sự tham gia của học sinh trongnhững khung cảnh hoàn toàn tự nhiên. Học sinh đợc nói, hỏihoặc trả lời trong tình huống giao tiếp có ý nghĩa.Giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật đánh giá đã nêu ởphần Hành động lời nói để vừa đánh giá đợc kết quả côngviệc của học sinh vừa tạo cơ hội cho học sinh rèn nói.3.4. Quan sátTrong các hoạt động này, học sinh quan sát hay ghi lại cáccâu nói hoặc cử chỉ trong khi giữa hai hay nhiều ngời nói.Loại bài tập này rất có ích trong việc xây dựng cho học sinhsự quan tâm và thởng thức ngôn ngữ. Ngoài ra, do khôngtham gia trực tiếp vào hoạt động hội thoại, học sinh sẽ có cơhội tập trung vào bài nói mà không lo sợ mình sẽ nói sai- là10một trong những trở ngại cho học sinh tiểu học vì kĩ năngnói cha đợc phát triển tốt.4. Tổ chức, tiến hành tốt các giai đoạn thực hành nói.Trong thực hành giảng dạy có thể chia việc dạy nói tronglớp thành các giai đoạn sau:- Thiết lập tình huống có ý nghĩa- Giới thiệu ngữ liệu- Thực hành- Củng cố và nâng cao4.1. Thiết lập tình huống có ý nghĩaTrong bớc này, giáo viên giới thiệu đề tài và tổ chức chohọc sinh tham gia vào hoạt động, gợi ý bằng tranh ảnh hoặchình vẽ. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên có thể giới thiệutình huống bằng tiếng Việt vì vốn kiến thức của các em chanhiều. Tuy nhiên cũng cần tận dụng những câu nói tiếng Anhđơn giản, kết hợp với điệu bộ cử chỉ để làm cho không khíhọc tiếng Anh sôi động hơn.*Ví dụ : Khi dạy chủ đề về các hoạt động hàng ngày, giáoviên có thể dùng tranh về một chuỗi các hoạt động hàngngày của một ngời. Hỏi học sinh về nội dung tranh và hớngcác em đến chủ điểm sẽ đợc nói đến.4.2. Giới thiệu ngữ liệuGiai đoạn này ôn lại phần kiến thức nếu cần thiết cho việcthực tập rèn luyện, giới thiệu từ, cấu trúc ngữ pháp mới đểchuẩn bị cho học sinh đi vào thực hành rèn luyện kĩ năng nóitrong môi trờng mang ý nghĩa giao tiếp.Ví dụ khi nói về các hoạt động hàng ngày [Lets go 2B], giáoviên giới thiệu:- Vocabulary:get up11brush my teethwash my facecomb my hairget dressedeat breakfast [ lunch, dinner]- Patterns:-+ What do you do in the morning? [ afternoon, evening]I get up[ brush my teeth, wash my face.]- Nh vậy các em có đợc ngữ liệu[ từ vựng và mẫu câu] đểphục vụ cho việc nói về các hoạt động hàng ngày.4.3. Thực hànhGiáo viên hớng dẫn học sinh thực hành các bài tập có kiểmsoát với mức độ thay đổi từ kiểm soát hoàn toàn đến ít kiểmsoát hơn- bài tập có hớng dẫn.*Ví dụ : khi nói về các hoạt động hàng ngày diễn ra vàothời gian nào- phần 2- Look and say- trang 10, sách giáokhoa tiếng Anh 4, tập hai- Giáo viên dùng tranh về các hoạt động hàng ngày, hỏi họcsinh về từng tranh* What time do you get up?Học sinh : I get up at six thirteen.tơng tự với các tranh khác- Học sinh sẽ trả lời lần lợt các câu hỏi của giáo viên? Yêu cầu học sinh hỏi và đáp theo nội dung tranh theo cặp.- Practice speaking: Gv yêu cầu Hs nói về hoạt động hàngngày diễn ra vào thời điểm nào theo tranh* I get up at six thirteen. I have breakfast at six thirty. I goto school at seven. ..- Further practice:12- Gioá viên yêu cầu học sinh hỏi- trả lời theo cặp về hoạtđộng hàng ngày của bạn mình rồi nói về các hoạt động hàngngày cho bạn nghe. Học sinh có thể chuẩn bị phần nói củamình trớc khi nói.Trong giai đoạn này giáo viên nên để học sinh nói với bạn/nhóm bạn của mình trớc khi nói trớc tập thể lớp. Nh vậy họcsinh đợc chuẩn bị kĩ hơn không chỉ về kiến thức mà còn vềmặt tâm lý. Các em sẽ tự tin hơn khi trình bày phần nói củamình và nói sẽ đạt hiệu quả cao hơn.4.4. Hoạt động củng cố và nâng cao- Giai đoạn cuối cùng này nhằm rèn cho các em kĩ năng nóithành thục về các đề tài do các em yêu thích chọn lựa[ cóliên quan đến kiến thức, nội dung chính trong bài học].- Hoạt động củng cố, nâng cao có thể đợc tiến hành dới dạngbài tập viết, chuẩn bị giàn ý, sau đó học sinh sẽ trình bày trớc lớp.- Ví dụ: nói về các hoạt động hàng ngày [Lets go 2B].+ Học sinh thực hành kể về các hoạt động hàng ngày củamình qua kĩ năng viết, xây dựng giàn ý một đoạn văn về cáchoạt động hàng ngày của mình.+ Học sinh thực hành nói trớc lớp+ Học sinh trong lớp tham gia đánh giá hoạt động nói củabạn mình.IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lạiTrong quá trình dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, tôithấy các em gặp rất nhiều khó khăn trong thực hành nói; vốnngữ liệu ít, sợ sai khi nói nên hạn chế nói và do đó kĩ năng13nói cha tốt.. Sau khi tôi áp dụng các biện pháp dạy kĩ năngnói nêu trên, tôi thấy kết quả thực sự khả quan:- Học sinh rất hứng thú trong việc học ngoại ngữ nói chungvà rèn kĩ năng nói nói riêng. Các em rất tích cực tham giacác hoạt động học tập trên lớp. Việc tổ chức đa dạng cáchoạt động học tập đã khuyến khích mọi đối tợng học sinhtham gia.- Trớc khi tiến hành phơng pháp dạy kĩ năng nói nh đã trìnhbày thì kết quả qua các bài tập rèn nói của các lớp là cha cao,tỉ lệ đạt trung bình và khá, giỏi chỉ khoảng 60%.- Từ năm học 2013- 2014 đến nay, sau khi hớng dẫn, tổ chứcvà thực hiện các biện pháp nêu trên, kết quả đã chuyển biếntích cực rõ rệt:+ 30 % học sinh đạt điểm giỏi+ 65 % học sinh đạt điểm khá, trung bình+ 5 % học sinh đạt dới trung bình- Đặc biệt môi trờng giao tiếp bằng tiếng Anh đã trở nênquen thuộc, gần gũi và thực sự làm cho các em có hứng thú,khả năng nói của học sinh đợc cải thiện rõ rệt. Năm học2013- 2014 và năm học 2014- 2015 Sở GD- ĐT Nam Địnhtổ chức Hội thi Hùng biện tiếng Anh, trờng Tiểu học A YênCờng đã tổ chức thờng xuyên các buổi giao lu và chọn ranhững học sinh có năng lực tiếng Anh, đặc biệt là nghe- nóitốt nhất để tham gia giao lu các cấp và các em đã đạt đợcnhững kết quả đáng khích lệ:* Năm học 2013- 2014: đạt 2 giải hùng biện tiếngAnh cấp tỉnh- em Nguyễn Khánh Ly: giải Ba- em Nguyễn Minh Tiến: giải Ba14* Năm học 2014- 2015: đạt 2 giải hùng biện tiếngAnh cấp tỉnh- em Nguyễn Thị Mai Anh: giải Nhì- em Ngô Diệu Minh: giải BaTừ kết quả trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp nêutrên đã đã có hiệu quả tốt trong việc rèn luyện kĩ năng nóicho học sinh. Các em hứng thú hơn, mạnh dạn hơn, tự tinhơn khi nói, nói thành thục, trôi chảy hơn và bớc đầu có thểnói theo nhu cầu cá nhân.Có thể nói, kĩ năng nói là một trong bốn kĩ năng ngôn ngữtiếng Anh rất cơ bản và quan trọng, nhờ nó học sinh đợcthực hành một cách cơ bản các nội dung ngôn ngữ , diễn đạtcác chức năng ngôn ngữ, từ đó có thể mở rộng ra thànhnhững ứng dụng giao tiếp thực sự trong cuộc sống.Việc dạy kĩ năng nói có thể đợc tiến hành theo nhiều hoạtđộng, phơng pháp khác nhau, nhng tuỳ thuộc vào nhu cầunói của học sinh, kiểu bài nói, đối tợng học sinh, bài học, vàđiều kiện thực tế để lựa chọn phơng pháp phù hợp để việcdạy- học kĩ năng nói đạt hiệu quả cao nhất.V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyềnTôi xin cam kết với hội đồng khoa học các cấp: Không saochép, không vi phạm bản quyền.* Đề xuất, kiến nghịĐể việc rèn kĩ năng Nói đợc tiến hành thuận lợi và đạt hiệuquả cao, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:- Đề nghị nhà trờng tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợicho việc dạy kĩ năng Nói nói riêng và môn tiếng Anhnói chung.15- Đề nghị tổ chuyên môn cấp trên cung cấp thêm nguồntài liệu phục vụ cho việc dạy- học tiếng Anh nh băngđĩa, tranh ảnh, đồ vật, mô hình,- Đề nghị tổ chuyên môn các cấp tiếp tục tổ chức cáccuộc giao lu tiếng Anh để các em có thể tham gia giaolu, học hỏi và nâng cao năng lực ngôn ngữ tiếng Anh.Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi về một số phơngpháp dạy kĩ năng Nói cho học sinh Tiểu học. Tôi rất mongcó sự tham gia, đóng góp của các đồng nghiệp và hội đồngkhoa học để tôi có thể điều chỉnh và hoàn thiện hơn nữa phơng pháp dạy của mình nhằm giảng dạy có hiệu quả caohơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!Yên Cờng, ngày 10 tháng 5năm 2015Tác giả sángkiếnNguyễn Thị PhơngHồngCơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến16[ x¸c nhËn, ®¸nh gi¸, xÕp lo¹i]………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….17

Video liên quan

Chủ Đề