Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giao nhận

Nội Dung Chính

  • 1 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối
  • 2 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả tổng hợp tương đối.
    • 2.1 Chỉ tiêu 1: Mức doanh lợi của vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
    • 2.2 Chỉ tiêu 2: Mức doanh lợi của doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
    • 2.3 Chỉ tiêu 3: Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.
  • 3 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận.
    • 3.1 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả về sử dụng vốn.
    • 3.2 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả về sử dụng lao động nhập khẩu.
  • 4 Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội.

Nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của doanh nghiệp nên để đánh giá hiệu quả nhập khẩu cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như một hoạt động kinh doanh. Việcđánh giá hiệu quả nhập khẩu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về quá trình nhập khẩu và đưa ra được các yếu tố được hoặc chưa được để rút ra kinh nghiệm cho lần kinh doanh sau. Indochinapost.vn xin được liệt kê những chỉ tiêu quyết định hiệu quả nhập khẩu.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối

Lợi nhuận nhập khẩu =Doanh thu nhập khẩu Chi phí nhập khẩu

Khi xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp người ta thường quan tâm trước hết tới lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận để duy trì và tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao mức sống của người lao động. Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi.

Tuy nhiên, bản thân chỉ tiêu lợi nhuận chưa biểu hiện đầy đủ hiệu quả hoạt động nhập khẩu, bởi lẽ chưa biết đại lượng ấy được tạo ra từ nguồn lực nào, loại chi phí nào. Do vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu người ta thường so sánh lợi nhuận với chi phí, doanh thu, vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả tổng hợp tương đối.

Chỉ tiêu 1: Mức doanh lợi của vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

H1 =Ln/Vn

Trong đó: H1 : Mức doanh lợi của vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

Vn : Vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu 2: Mức doanh lợi của doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.

H2 =Ln/Dn

Trong đó: H2 : Mức doanh lợi của doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.

Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu nhập khẩu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu.

Chỉ tiêu 3: Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.

H3 =Ln/Cn

Trong đó: H3 : Mức doanh lợi của chi phí nhập khẩu.

Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

Cn : Chi phí cho hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả về sử dụng vốn.

Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu.

H4 =Ln/VCDn

Trong đó: H4 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu.

Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

VCDn : Vốn cố định đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu 5: Đánh giá hiệu quả nhập khẩu theo hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.

H5 = Ln/VLDn

Trong đó: H5 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.

Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

VLDn : Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu 6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.

H6= Dn/VLDn

Trong đó: H6 : Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.

Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.

VLDn : Vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số vòng luân chuyển của vốn lưu động. Số vòng quay càng nhiều phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng.

Chỉ tiêu 7: Đánh giá hiệu quả nhập khẩu theo số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.

H7 = Dn/Vn

Trong đó: H7 : Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu.

Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.

Vn : Vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện số vòng luân chuyển của vốn nhập khẩu.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Hiệu quả về sử dụng lao động nhập khẩu.

Chỉ tiêu 8: Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

H8=Ln/LDn

Trong đó: H8 : Mức sinh lời của một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

Ln : Lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu.

LDn : Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích.

Chỉ tiêu 9: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

H9 =Dn/LDn

Trong đó: H9 : Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

Dn : Doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu.

LDn : Số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.

ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.

Đánh giá hiệu quả nhập khẩu: Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu có tính chất định lượng như đã xem xét ở trên. Đó là các chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là những mặt lợi ích không thể định lượng được, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn phương án nhập khẩu để triển khai trong thực tế. Những nội dung cần phân tích là:

Tác động vào việc phát triển kinh tế: Đóng góp vào gia tăng tổng sản phẩm, tăng tích luỹ, thoả mãn nhu cầu tiết kiệm ngoại tệ ..

Tác động đến việc phát triển xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, xoá bỏ sự cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược .

Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hoá.

Tuỳ thuộc vào từng điều kiện, vào trạng thái hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong từng thời điểm nhất định mà việc lựa chọn các phương án nhập khẩu, người ta sẽ xác định chỉ tiêu nào đó làm căn cứ để đánh giá hiệu quả nhập khẩu, nhưng mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, những phương án nào vừa đảm bảo lợi nhuận vừa gắn với mục tiêu về xã hội thì sẽ được lựa chọn.

Bên cạnh những chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, nhà nhập khẩu cần làm thực hiện tốt các vấn đề nhằm tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như:

  • Xây dựng và củng cố thương hiệu doanh nghiệp
  • Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ hàng hóa đồng thời chú ý công tác thị trường và khách hàng
  • Giữ chữ tín và thực hiện tốt các nghĩa vụ với đối tác, ngân hàng và nhà nước.

Ngày nay cùng với xu hướng tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, hoạt động nhập khẩu hàng hóa được mở rộng không chỉ về quyền kinh doanh mà còn về hàng hóa, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp cần tăng cướng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Trên đây là các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả nhập khẩu. Tìm hiểu ngay nhữngkiến thức khác liên quan tới logisticsvà để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn còn gì thắc mắc.

Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề