Các nội dung nghiên cứu marketing

HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU MARKETING

Câu 1: Nêu khái niệm nghiên cứu mkt và vai trò của nc mkt?

Câu 2: Các loại hình tổ chức ncmkt?

Câu 3: Nêu các loại hình nc mkt? Cho ví dụ minh họa?

Câu 4: Nêu các nội dung nghiên cứu chủ yếu của nghiên cứu mkt ? cho ví dụ minh họa?[ chém]

Câu 5: Nêu khái niệm một dự án nghiên cứu mkt?

Câu 6: Nêu các phương pháp sử dụng khi tiến hành bước “ xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu”? cho ví dụ minh họa?

Câu 7: Nêu yêu cầu “xác định mục tiêu nghiên cứu” trong kế hoạch nghiên cứu mkt?

Câu 8: Nêu khái niệm và đặc điểm của dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu mkt? Cho ví dụ minh họa?

Câu 9: Nêu các loại DL thứ cấp trong nghiên cứu mkt? Ví dụ?

Câu 10: Nêu khái niệm quan sát trong nghiên cứu mkt?

Câu 11: Nêu các phương pháp quan sát trong nghiên cứu mkt? Ví dụ minh họa?

Câu 12: Nêu khái niệm thử nghiệm trong nghiên cứu mkt?

Câu 13: Nêu các loại hình thử nghiệm trong nghiên cứu mkt? Ví dụ?

Câu 15: Nêu các phương pháp phỏng vấn thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu mkt? Ví dụ?

Câu 16: Khái niệm từng phương pháp phỏng vấn thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu Marketing. Ví dụ minh họa.

Câu 17: Khái niệm về mẫu và yêu cầu chọn mẫu trong nghiên cứu marketing?

Câu 18: Nêu các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu Marketing, cho ví dụ?

Câu 19: Nêu các khái niệm sai số trong chọn mẫu nghiên cứu marketing? Nêu những nguyên nhân gây ra sai số. Cho ví dụ.

Câu 21: Nêu khái niệm và chức năng bảng câu hỏi trong nghiên cứu?

Câu 22: Nêu khái niệm thang đo trong nghiên cứu, cho VD minh họa.

Câu 23: Nêu các loại thang đo trong nghiên cứu, cho VD minh họa.

Câu 24: Nêu những yêu cầu khi thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu MKT.

Câu 25: Biên tập dữ liệu là gì? Nêu các đặc điểm của biên tập dữ liệu sơ bộ.

Câu 26: Nêu khái niệm mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu marketing

Câu 27: Nêu các yêu cầu của bản báo cáo kết quả nghiên cứu MKT

Câu 28: Trình bày đặc điểm của các loại hình nghiên cứu mkt, ví dụ?

Câu 29: Trình bày các nội dung nghiên cứu của nghiên cứu marketing? Ví dụ?

Câu30: Trình bày khái quát các bước quy trình nghiên cứu marketing? Ví dụ?

Câu 31: trình bày cấu trúc nội dung cơ bản của dự án nghiên cứu mkt? ví dụ?

Câu 32: Phân định vấn đề quản trị marketing với vấn đề nghiên cứu marketing? Cho VD minh họa.

Câu 33: Trình bày các cách thức xác định giá trị của cuộc nghiên cứu marketing? Cho VD minh họa.

Câu 34: Trình bày các cách tiếp cận để xác định mục tiêu nghiên cứu marketing? Cho VD minh họa

Câu 35: Trình bày nội dung, quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp? Cho ví dụ minh họa.

Câu 36: Trình bày các đặc điểm của dữ liệu thứ cấp? Cho VD minh họa

Câu 37: Trình bày đặc điểm của nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp? Cho VD minh họa

Câu 38: Trình bày đặc điềm của các phương pháp quan sát trong nghiên cứu marketing? Cho ví dụ minh họa?

Câu 39: Trình bày đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm trong marketing? Cho ví dụ minh họa

Câu 40: Trình bày đặc điềm các phương pháp phỏng vấn thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu mar? Cho ví dụ minh họa?

Câu 41: Trình bày đặc điểm của các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu mar? cho vd minh họa?

Câu 42: Trình bày quy trình chọn mẫu trong nghiên cứu marketing? Cho ví dụ minh họa?

Câu 43: Trình bày đặc điểm các dạng thang đo trong nghiên cứu marketing? Cho vd minh họa?

Câu 44: Trình bày cấu trúc của bảng câu hỏi? cho vd minh họa?

Câu 45: Trình bày đặc điểm các dạng câu hỏi trong nghiên cứu MKT. Cho ví dụ.

Câu 46. Trình bày những vướng mắc chủ yếu trong xây dựng bảng câu hỏi. Ví dụ.

Câu 47. Trình bày các bước thiết kế BCH. Ví dụ minh họa.

Câu 48: trình bày quy trình xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu mkt? ví dụ?

Câu 49: trình bày mục đích của mã hoá dữ liệu và những khó khăn khi mã hoá dữ liệu? [không có dữ kiện, ae nào biết làm hộ nhé]

Câu 1: Nêu khái niệm nghiên cứu mkt và vai trò của nc mkt?

- Khái niệm: nghiên cứu mkt là quá trình thu thập, ghi chép và phân tích có hệ thống các dữ liệu để cung cấp thông tin dữ hữu ích cho việc ra quyết định mkt.

- Vai trò: nghiên cứu mkt đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược mkt nói chung và hình thành các quyết định mkt nói riêng của các doanh nghiệp, vai trò này được phản ánh trên một số phương diện sau:

+, Cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong kinh doanh.

+, Cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mới, thị trường mới.

+, Cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch.

+, Phát triển, tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề đã gây ra tình trạng kém hiệu quả.

Câu 2: Các loại hình tổ chức ncmkt?

- Công ty tự tổ chức nghiên cứu

- Công ty đi thuê công ty nghiên cứu 

Câu 3: Nêu các loại hình nc mkt? Cho ví dụ minh họa?

Các loại hình tổ chức nc mkt: gồm 3 loại hình nghiên cứu

Nghiên cứu thăm dò: là loại hình nghiên cứu không được tổ chức một cách chính thức. loại hình này thường được thực hiện đầu tiên trong quá trình nghiên cứu.

- Nghiên cứu này thường được sử dụng trong các tình huống:

+, Làm rõ các vấn đề và đặt ra các giả thiết

+, Xác lập các ưu tiên cho nghiên cứu

- Cách thức nghiên cứu thăm dò:

+, Tìm kiếm nguồn thông tin thứ cấp

+, Thu thập thông tin từ nhân vật am hiểu vấn đề

+, Khảo sát trường hợp điển hình

VD: - Tình hình sút giảm về doanh số bán của cửa hàng.

- Quy mô, tiềm năng của thị trường, các yếu tó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay đình trệ của thị trường.

Nghiên cứu mô tả: là loại hình nghiên cứu giúp công ty hình dung và hiểu rõ đặc điểm của thị trường.

- Liên quan tới tương quan giữa các biến.

- Nghiên cứu mô tả phải xây dựng trước các câu hỏi [có thể nhờ nghiên cứu thăm dò trước].

- Nghiên cứu mô tả cần có kế hoạch chặt chẽ.

VD: Nghiên cứu sở thích của khách hàng về các loại sản phẩm về đồ uống của coca cola.

Nghiên cứu nhân quả : là loại hình nghiên cứu bằng cách khống chế nhiều yếu tố để xác định xem yếu tố nào đã gây ra vấn đề.

- Nghiên cứu nhân quả giúp xác định nguyên nhân hay biễn só nào đã làm cho biến số khác thay đổi.

- Cung cấp hiểu biết ở mức độ cao về các biến số nhưng việc thực hiện nó khá tốn kém.

- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm không phải lúc nào cũng hoàn toàn chắc chắn.

VD: Nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo của cửa hàng bán mĩ phẩm,  sau khi cửa hàng thực hiện chương trình quảng cáo và huấn luyện nghiệp vụ bán cho nhân viên và thấy rằng doanh thu tăng lên, và số lượng khách hàng đến mua cũng nhiều hơn.

  • Các khoá học online cấp tốc tại đây

Nghiên cứu marketing [tiếng Anh: Marketing Research] có thể coi như một quá trình có hệ thống nhằm thu thập, phân tích được những thông tin cần thiết để trợ giúp cho quá trình ra quyết định với nhiều loại hình nghiên cứu marketing khác nhau. Phương pháp nghiên cứu marketing để thu thập dữ liệu bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng. Sau đây hãy cùng SEMTEK tìm hiểu chi tiết về nghiên cứu marketing nhé!

Nghiên cứu marketing [Marketing Research] là gì?

Nghiên cứu marketing là việc thu thập tập hợp, phân tích và giải thích thông tin về một vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nhằm hiểu biết đầy đủ về vấn đề đó và phục vụ cho những quyết định marketing cụ thể.

Hoạt động nghiên cứu marketing thường được tiến hành theo từng dự án. Các chức năng chính của dự án marketing là:

– Rà soát để tìm kiếm các cơ hội và đe dọa từ thị trường mà môi trường marketing.

– Đánh giá khả năng thành công hay duy trì rủi ro của các chương trình marketing dự định thực hiện.

– Điều khiển các chương trình marketing hiện tại.

nghien cuu marketing

Quá trình nghiên cứu marketing

Quá trình nghiên cứu marketing có năm giai đoạn:

– Xác định vấn đề và mục đích của cuộc nghiên cứu: Nhà nghiên cứu cần phải xác định chính xác vấn đề hiện tại sẽ nghiên cứu là gì, bản chất của nó ra sao và mục tiêu của dự án nghiên cứu sẽ thu nhận những thông tin nào?

– Lập kế hoạch nghiên cứu: Bước đầu tiên là phải khái quát mục đích cụ thể của quá trình nghiên cứu. Sau đó là phân tích xác định những mục đích chi tiết [Nghiên cứu ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào?].

– Thực hiện thu thập dữ liệu: Các công việc của giai đoạn này bao gồm việc chuẩn bị và thực hiện thu thập dữ liệu. Cần dự tính trước những vấn đề trong thực hiện thu thập dữ liệu [xác định phương thức tiếp cận, dự báo các trở ngại].

– Xử lý dữ liệu nghiên cứu: Bao gồm chuẩn bị dữ liệu cho phân tích và quá trình phân tích dữ liệu.

– Chuẩn bị báo cáo kết quả nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ các nội dung đã đạt được có liên quan đến dự án nghiên cứu.

Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu Marketing

Phương pháp quan sát [observation]

Quan sát là phương pháp khá tiện dụng thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Bao gồm:

– Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thưởng thức các món ăn của một nhà hàng

– Quan sát ngụy trang và quan sát công khai

Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên.

– Người quan sát hay quan sát bằng thiết bị:

Ví dụ: Kiểm kê hàng hóa; quan sát số người ra vào ở các trung tâm thương mại.

– Quan sát có cấu trúc hay không cấu trúc. Quan sát có cấu trúc là quan sát hành vi nào trước, hành vi nào sau. Ngược lại, quan sát không theo cấu trúc là không giới hạn hành vi quan sát.

Quan sát là phương pháp phù hợp trong các nghiên cứu marketing về hành vi, thái độ biểu cảm của khách hàng.

nghien cuu marketing

Phương pháp phỏng vấn

Các kỹ thuật trong phỏng vấn:

– Hỏi đáp theo cấu trúc: Là việc tiến hành hỏi đáp theo một thứ tự của bảng gồm những câu hỏi đã định trước. Việc phỏng vấn này thích hợp cho các cuộc nghiên cứu với số lượng người được hỏi khá lớn.

– Hỏi đáp không theo cấu trúc: Phỏng vấn viên được hỏi một cách tự nhiên như một cuộc mạn đàm, hay nói chuyện tâm tình, hoặc đi sâu vào những điều khác lạ mới phát hiện nơi người đáp, được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng phỏng vấn ít, các chuyên gia, các nhà bán sỉ, lẻ có uy tín và người đáp có trình độ.

Phương pháp thử nghiệm

Gồm 2 loại:

– Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm là để quan sát và đo lường các phản ứng tâm lý. Phòng thí nghiệm thường được chia làm 2 ngăn: Ngăn 1 dành cho những người được phỏng vấn, hay thử nghiệm; Ngăn 2 dành cho những quan sát viên và các trang bị kỹ thuật, ở giữa 2 ngăn được trang bị 1 tấm kính 1 chiều.

– Thử nghiệm tại hiện trường là việc quan sát đo lường thái độ, phản ứng của khách hàng trước những sự thay đổi của nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ như: thay đổi giá bán, thay đổi cách thức phục vụ, chăm sóc khách hàng…

Phương pháp điều tra thăm dò

Công cụ chủ yếu được dùng để thu thập nghiên cứu marketing các thông tin, sự kiện trong phương pháp này là “Bảng câu hỏi – Questions Form” do khách hàng tự trả lời thông tin.

Đọc thêm: Xu hướng Social Commerce 2021: Chiến thuật và công cụ giúp bạn đẩy mạnh thương mại điện tử qua các kênh mạng xã hội

Thảo luận nhóm [focus group]

Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định tính. Các dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc thảo luận giữa một nhóm đối tượng nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của người điều khiển chương trình [moderator]. Yêu cầu cần có của một moderator như sau:

– Có khả năng quan sát và kỹ năng tiếp xúc

– Hướng mục tiêu vào dàn bài thảo luận

– Có khả năng dẫn dắt và là người biết lắng nghe. Xóa bỏ các thành kiến, đồng cảm và khuyến khích các thành viên khác đưa ra ý kiến.

Thảo luận nhóm được thực hiện ở ít nhất 03 dạng sau:

– Nhóm thực thụ [Full group]: Gồm từ 8 – 10 thành viên tham gia thảo luận;

– Nhóm nhỏ [Mini group]: Khoảng 4 thành viên tham gia thảo luận;

– Nhóm điện thoại [Telephone group]: Các thành viên tham gia thảo luận trực tuyến qua điện thoại hội nghị hoặc diễn đàn [forum] trên internet.

Những ứng dụng của thảo luận nhóm:

– Khám phá thái độ, thói quen tiêu dùng;

– Phát triển giả thuyết để kiểm nghiệm định lượng tiếp theo;

– Phát triển dữ liệu cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng;

– Thử khái niệm sản phẩm mới;

– Thử khái niệm thông tin;

– Thử bao bì, lô gô, tên của thương hiệu…

Lắng nghe mạng xã hội [social listening]

Số lượng các cuộc thảo luận trên mạng xã hội diễn ra tại bất kỳ thời điểm nào là vô cùng lớn. Chỉ tính riêng Facebook, cú mỗi một phút trôi qua, nền tảng này phải cập nhật 317.000 bài post, 147.000 tấm ảnh và 54.000 đường link do người dùng đăng tải và chia sẻ. Hằng ngày có tới 8 tỷ lượt xem các video trên Facebook, trong đó 20% là phát trực tuyến [live stream].

Dòng thông tin nghiên cứu marketing này bao gồm bất kỳ và tất cả các chủ đề khác nhau, từ việc ông bà, bố mẹ đăng tải những bức ảnh hồi tưởng lại kỷ niệm xưa trên các trang cá nhân, những cuộc thảo luận nổi lửa không ngừng tại các diễn đàn và hội nhóm, cho tới những trò đùa ẩn sau là sự than phiền về “cột sống” của gen Z hiện nay.

Với dòng thông tin hỗn loạn và náo nhiệt như vậy, Lắng nghe trên mạng xã hội – Social Listening, cho các thương hiệu khả năng thu thập và tổng hợp những cuộc trò chuyện mang ý nghĩa quan trọng và dưới sự phân tích chuyên sâu có thể ra được những insight đắt giá.

Từ khóa:

  • Ví dụ về nghiên cứu marketing
  • Nghiên cứu marketing la gì
  • Báo cáo nghiên cứu marketing
  • Quy trình nghiên cứu marketing của Vinamilk
  • Phương pháp nghiên cứu marketing

Nội dung liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề