Các tiêu chí đánh giá hiệu quả logistics

Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều ưu tiên tập trung tối đa nguồn lực vào hoạt động kinh doanh chính yếu. Như một lẽ tất nhiên, các hoạt động liên quan đến kho bãi, vận chuyển hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu sẽ được thuê ngoài. Việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ Logistics uy tín sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cắt giảm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Dưới đây là 6 tiêu chí quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm khi lựa chọn nhà cung cấp Logistics.

1. Chất lượng dịch vụ và độ tin cậy 

Trong các tiêu chí để đánh giá thì chất lượng dịch vụ là một trong những điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn để tâm đến mỗi khi lựa chọn đối tác. Chuyên nghiệp, uy tín, chi phí hợp lý, thời gian giao hàng đúng chuẩn trong hợp đồng, thái độ phục vụ tuyệt vời,…chính là những gì mà một doanh nghiệp mong đợi ở một nhà cung cấp Logistics.. 
Sự uy tín và chuyên nghiệp của nhà cung cấp được đánh giá qua hồ sơ năng lực của công ty, thông tin pháp lý rõ ràng đầy đủ và đặc biệt là những dịch vụ được thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Đồng thời những đánh giá của khách hàng cũ cũng cho thấy mức độ uy tín của một đơn vị vận tải hàng hóa mà bạn cần tham khảo trước khi lựa chọn.

Độ tin cậy của công ty thể hiện ở việc đáp ứng tất cả các tiêu chí như giao hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn hàng cùng với những hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. Đơn vị được đưa vào diện xem xét phải có đủ năng lực để phục vụ nhu cầu vận chuyển cho doanh nghiệp. Hãy tự đặt những câu hỏi như: Đơn vị đó cung cấp những dịch vụ gì? Những dịch vụ này có phục vụ các yêu cầu của công ty bạn không? Nhà vận tải đó phải có các thiết bị và nguồn lực cần thiết, cũng như khả năng đảm bảo chất lượng cho lô hàng cần vận chuyển.

2. Chi phí vận chuyển và hình thức thanh toán Một đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng tốt đồng thời phải đảm bảo đi kèm với giá cả hợp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên hợp lý ở đây không phải là rẻ, bởi những công ty có giá quá thấp đôi khi sẽ không đủ tiềm lực để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bạn. Một nhà vận tải có tỷ lệ tai nạn thấp và phí dịch vụ cao hơn vẫn tối ưu hơn so với một nhà cung cấp có phí dịch vụ thấp hơn nhưng tỷ lệ tai nạn lại ở mức báo động. Bên cạnh giá cả thì phương thức thanh toán của nhà cung cấp cũng là tiêu chí mà bạn cần quan tâm. Nhà cung cấp có cho doanh nghiệp thanh toán nhiều lần hay chỉ 1 lần duy nhất?

Phương thức thanh toán linh hoạt nhiều lần đảm bảo khả năng bạn có thể thanh toán và cũng đảm bảo nguồn tiền về cho nhà cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất của họ.

3. An toàn hàng hóa
Độ an toàn hàng hóa là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận một cách nguyên vẹn. Một dịch vụ vận chuyển uy tín luôn ưu tiên sự an toàn cho hàng hóa của bạn. Đồng thời, các công ty Logistics uy tín sẽ phải có những hợp đồng bảo hiểm với những điều khoản chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại trên đường vận chuyển, trừ trường hợp do yếu tố khách quan như thiên tai. Hãy chắc chắn rằng công ty bạn lựa chọn có dịch vụ bảo hiểm hàng hóa.

4. Thời gian giao hàng 
Chỉ khi đáp ứng được tiến độ hàng hóa vận chuyển và được giao đúng hẹn thì mới đảm bảo công việc kinh doanh của bạn không bị trì hoãn, gián đoạn. Rất nhiều khách hàng phàn nàn về sự chậm trễ của việc giao hàng không đúng thời gian cam kết. Do đó tiêu chí về tốc độ, thời gian cũng là một điểm để đánh giá công ty Logistics có thực sự uy tín để bạn gửi gắm hay không.

5. Tính linh hoạt 
Tính linh hoạt thể hiện ở khả năng đáp ứng và xử lý các tình huống phát sinh của khách hàng. Rất nhiều đơn vị cung cấp Logistics cảm thấy khá khó chịu trước những yêu cầu đặc biệt, hay sự thay đổi giữa chừng của doanh nghiệp. Điều đó luôn khiến các doanh nghiệp băn khoăn rằng liệu các đơn vị ấy có thực sự đáng tin cậy hay không. Vì vậy trước khi muốn lựa chọn một đối tác lâu dài, hãy xem xét cả khả năng của đơn vị đó có thể đáp ứng những thay đổi, yêu cầu của mình hay không. Chắc chắn Khách hàng là thượng đế rồi phải không nào?

6. Trải nghiệm dịch vụ khách hàng
Điều này thể hiện ở mức độ hài lòng và sự thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Được đánh giá qua thái độ làm việc, ứng xử của nhân viên có tận tình chuyên nghiệp với khách hàng hay không? Tiêu chí này cũng giúp tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với công ty. Chất lượng dịch vụ khách hàng là yếu tố bạn không nên bỏ qua, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng và thỏa mãn của bạn khi sử dụng dịch vụ của công ty.

Trên đây là 6 tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ Logistics đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiến hành đánh giá theo 6 tiêu chí ở trên, bạn cần có cơ sở các thông tin chính xác, minh bạch và đầy đủ của nhà cung cấp. 

Vận tải Trung Việt là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển trong nước và quốc tế. Với mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trên thị trường, chúng tôi đảm bảo năng suất dịch vụ cho nhu cầu vận chuyển của công ty bạn, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một TT logistics có thể đánh giá theo 6 tiêu chí: về tài chính, khai thác, chất lượng, chức năng, an toàn, nhân sự và mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TT logistics. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó đo lường được các tiêu chí này một cách nhanh chóng, đơn giản và đáng tin cậy. Theo nghiên cứu và tính toán, tác giả đưa ra một số tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả TT logistics như sau:

Kiến thức | 27 - 08 - 2021

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và logistics nói riêng, có rất nhiều chỉ tiêu quan trọng mà nhiều người mới bắt đầu có thể nhầm lẫn, thậm chí hiểu sai. Đặc biệt là về chỉ số LPI, chỉ số. Yếu tố được quốc gia rất quan tâm và coi trọng, vậy chỉ số LPI là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng Quan

LPI là từ viết tắt của Logistics Performance Index [Chỉ số Hiệu quả Logistics]. Đây là một chỉ số do Ngân hàng Thế giới đưa ra để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics của các quốc gia. Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào các năm chẵn.

Cho đến nay đã có 6 lần xếp hạng LPI trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018. Chỉ số LPI bình quân của Việt Nam qua 4 lần xếp hạng gần nhất đứng thứ 45 thế giới.

Năm 2018, 5 nước có chỉ số LPI cao nhất là Đức, Thụy Điển, Bỉ, Áo và Nhật Bản. Việt Nam xếp thứ 39/160 nước tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so với năm 2016 [64/160]. Trong ASEAN, Việt Nam đứng sau hai nước là Singapore [thứ 7] và Thái Lan [thứ 32]. Một số nước khác đáng quan tâm là Hoa Kỳ [thứ 14], Australia [thứ 18], Hàn Quốc [thứ 25], Trung Quốc [thứ 26], Malaysia [thứ 41], Ấn Độ [thứ 44], Indonesia [thứ 46], Nga [thứ 75].

Mặc dù chỉ là chỉ số do một tổ chức đưa ra, nhưng cho đến nay LPI của Ngân hàng Thế giới được đông đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics mỗi nước. LPI đã được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia thương mại, các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc đánh giá và so sánh sự phát triển logistics. Qua đó, LPI cho phép các chính phủ, các doanh nghiệp và các bên có liên quan đánh giá lợi thế cạnh tranh tạo ra từ hoạt động logistics và có biện pháp để cải thiện logistics - mạch máu của kinh tế toàn cầu.

Các Tiêu Chí Đánh Giá Của LPI

Chỉ số LPI gồm 2 chỉ số thành phần là LPI quốc tế và LPI trong nước vì logistics được hiểu là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch hàng hóa, thương mại qua biên giới và thương mại nội địa.

Chỉ số LPI quốc tế được đánh giá trên 6 tiêu chí, bao gồm :

  • Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải [cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT]
  • Giao hàng: Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi…;
  • Năng lực: Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, ví dụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương thức ; doanh nghiệp kho bãi và phân phối; đại lý giao nhận; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm tra chuyên ngành; cơ quan kiểm dịch; đại lý hải quan; các hiệp hội liên quan đến thương mại và vận tải; người giao và người nhận hàng;
  • Truy xuất: Khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng;
  • Thời gian: Sự đúng lịch của các lô hàng khi tới đích so với thời hạn đã định: các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thời hạn.
  • Thông quan: Hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, ví dụ như tốc độ, tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi thông quan

Các tiêu chí trên được lựa chọn dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm và trên kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, bao gồm các công ty logistics lớn trên thế giới. Sáu tiêu chí của LPI quốc tế có thể được phân làm 02 nhóm chính:

  • Đầu vào chính của chuỗi cung ứng: các tiêu chí liên quan đến cơ chế, chính sách [Thông quan, Hạ tầng và Năng lực dịch vụ]
  • Đầu ra của chuỗi cung ứng : các chỉ số về Thời gian, Chi phí và Mức độ tin cậy [tương ứng với các tiêu chí Thời gian, Giao hàng và Truy xuất]

Đối với LPI trong nước, Ngân hàng Thế giới không xếp hạng mà chỉ đưa ra dữ liệu thống kê đối với 4 tiêu chí, bao gồm :

  • Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải [cơ sở hạ tầng về cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT];
  • Dịch vụ: Năng lực, mức độ phát triển của dịch vụ logistics;
  • Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới: Thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành;
  • Độ tin cậy của chuỗi cung ứng: Khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước.

Phương Pháp Đánh Giá, Xếp Hạng LPI

Phương Thức Thực Hiện:

Khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi.

Đối Tượng Tham Gia Khảo Sát

Đối tượng tham gia khảo sát đối với LPI quốc tế là các chuyên gia logistics đến từ các công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới: các hãng giao nhận vận tải đa quốc gia và các doanh nghiệp vận tải lớn, đại lý giao nhận và các công ty chuyển phát. Đây là nhóm đối tượng khảo sát phù hợp nhất để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động logistics của một quốc gia bởi họ trực tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn tuyến đường và cửa ngõ vận chuyển, từ đó ảnh hưởng đến quyết định các của doanh nghiệp về lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất, chọn nhà cung cấp và lựa chọn thị trường mục tiêu.

Sự tham gia của họ chính là yếu tố then chốt đối với chất lượng và độ tin cậy của LPI. Đối với LPI trong nước, người đánh giá là các doanh nghiệp và chuyên gia của nước sở tại tự đánh giá về môi trường hoạt động logistics của nước mình.

Nội Dung Và Phương Pháp Tính Toán

Logistics bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau nên rất khó để đo lường hiệu quả logistics của một quốc gia. Ngân hàng Thế giới bắt đầu bằng việc đo lường thời gian và chi phí liên quan đến các quy trình logistics như quá trình xử lý tại cảng, thủ tục hải quan, vận chuyển và các hoạt động liên quan.

Đây là các thông tin có thể định lượng được và thường là đã được thu thập trước đó. Tuy nhiên, do cấu trúc của chuỗi cung ứng ở mỗi quốc gia có sự khác biệt, việc tổng hợp các thông tin trên thành một hệ cơ sở dữ liệu thống nhất và phù hợp giữa các nước là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, rất nhiều yếu tố quan trọng của logistics [như tính minh bạch của quy trình, chất lượng dịch vụ, khả năng dự đoán và mức độ tin cậy] không thể đánh giá bằng cách chỉ sử dụng số liệu về thời gian và chi phí.

Lưu Ý Khi Sử Dụng LPI

Kể từ lần đầu tiên LPI được tính toán và xếp hạng vào năm 2007, Báo cáo xếp hạng LPI của Ngân hàng Thế giới đã tác động mạnh mẽ đến chính sách thương mại và logistics của các nước, bao gồm cả những quốc gia trước đây không xem trọng chỉ số này. Nhiều nước sử dụng LPI như một thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển logistics và chiến lược vận tải quốc gia.

LPI cũng được sử dụng trong các báo cáo và các tài liệu về chính sách của các tổ chức đa phương hoặc các chuyên gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực. Những phát hiện về LPI đã cung cấp một chuẩn mực chung cho toàn thế giới về ngành dịch vụ logistics và các đối tượng sử dụng dịch vụ. Kết quả về chỉ số LPI cũng được cộng đồng học thuật chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu, bài viết, giáo trình và tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, mặc dù LPI là một chỉ số có độ tin cậy cao và được công nhận rộng rãi, khi sử dụng LPI cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, số liệu dùng để tính toán LPI được thu thập thông qua một cuộc khảo sát rộng rãi trực tuyến bằng bảng hỏi đối với các chuyên gia trong lĩnh vực logistics về mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thu xếp các hoạt động thương mại và logistics mà họ trải nghiệm dựa trên 6 khía cạnh khi giao dịch với 8 quốc gia được lựa chọn. Cũng như các cuộc điều tra bằng bảng hỏi khác, LPI có khả năng gặp sai sót chọn mẫu, chuyển hướng ý kiến của người tham gia khảo sát hoặc sự thay đổi ý kiến của người tham gia khảo sát do bị tác động bởi các kết quả LPI trước. Số lượng đánh giá của mỗi quốc gia thu thập được từ cuộc khảo sát được cũng rất khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra khoảng tin cậy [CI] điểm số LPI của một quốc gia trước khi đưa ra bất kỳ phán xét sâu sắc nào: CI càng nhỏ thì kết quả càng đáng tin cậy. Những nước có khối lượng giao dịch thương mại lớn như Trung Quốc, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có xu hướng có CI ở mức 0,05 điểm hoặc thấp hơn, tức là sai lệch sẽ nằm trong khoảng 1% nhiều hoặc ít hơn điểm số của họ. Ngược lại, một số nước có khối lượng giao dịch thương mại nhỏ hơn, CI thường ở mức gần 0,5 điểm, chênh lệch có thể lên đến hơn 15% so với điểm số của họ. Những biến động trong chỉ số LPI của một nước giữa các năm chỉ có ý nghĩa thống kê khi CI cho điểm số của 2 năm liên tiếp không có khoảng trùng nhau.

Thứ hai, số điểm của chỉ số LPI nói lên nhiều hơn so với thứ hạng về LPI so với các nước khác vì điểm số chính xác hơn và là cơ sở tốt hơn để so sánh sự thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, đối với các nước nằm trong khoảng giữa của bảng xếp hạng, điểm số LPI có thể chỉ chênh lệch nhau rất ít trong khi thứ hạng lại cách nhau khá xa. Ví dụ: Ai Cập xếp hạng 60 và Bangladesh xếp hạng 100, cách nhau 0,36 điểm. Trong khoảng này, khoảng cách chênh lệch trung bình về điểm số của mỗi quốc gia chỉ vào khoảng 0,0088 điểm. Do đó, biến động trong thứ hạng của một quốc gia từ một năm sang năm tiếp theo có thể lớn hơn rất nhiều so với sự cải thiện về điểm số thực tế của chính nước đó.

Thứ ba, đặc trưng về thương mại của các quốc gia được đánh giá ảnh hưởng rất nhiều đến LPI. “Hàng hóa” trong bảng khảo sát đề cập đến là các loại hàng hóa giao dịch nói chung. Vì thế, các câu trả lời phản ánh được rất ít những thông tin liên quan đến các nhóm hàng đặc biệt như dược phẩm, thực phẩm, mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm. Đây là các mặt hàng cần chế độ vận chuyển và bảo quản đặc biệt. Ngoài ra, đối tượng tham gia khảo sát là các hãng giao nhận được coi là đơn vị vận chuyển thuần túy. Việc buôn bán khối lượng lớn nguyên liệu thô và các sản phẩm năng lượng [như quặng, ngũ cốc, dầu và khí] không được bao phủ tốt trong LPI. Đối với những giao dịch khối lượng lớn như vậy thường sử dụng kênh mua bán công nghiệp trực tiếp hoặc các loại trung gian khác.

Thứ tư, kinh nghiệm của các hãng giao nhận vận tải quốc tế có thể không đại diện cho môi trường logistics ở các nước nghèo vì đối với nhóm nước này, hoạt động logistics vốn dựa nhiều vào các nhà khai thác truyền thống. Giữa các hãng khai thác quốc tế và truyền thống có sự chênh lệch về mối quan hệ tương tác với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cấp độ dịch vụ mà họ cung cấp. Ở các nước phát triển, các mạng lưới quốc tế có xu hướng cung cấp dịch vụ cho các công ty lớn, các công ty này có mức độ yêu cầu cao hơn đáng kể về thời gian, chi phí và yếu tố khác so với các công ty giao dịch truyền thống.

Thứ năm, đối với hầu hết các quốc gia không giáp biển và các quốc đảo nhỏ, LPI có thể phản ánh cả các vấn đề bên ngoài của quốc gia được đánh giá, ví dụ như khó khăn trong việc chuyển tải. Xếp hạng của các nước trên có thể bị đánh giá thấp hơn thực tế và không phản ánh được đầy đủ các nỗ lực trong tạo thuận lợi thương mại của nước đó do phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các hệ thống chuyển tải quốc tế phức tạp. Các quốc gia này không thể tác động đến hiệu quả logistics chỉ bằng những nỗ lực cải cách ở trong nước bởi vì hiệu quả hoạt động logistics phụ thuộc nhiều vào các tuyến vận chuyển quốc tế và chính sách quá cảnh của các nước láng giềng.

Tổng Kết

Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về chỉ số LPI là gì đang khiến nhiều người thắc mắc. Nếu bạn có câu hỏi cần được giải đáp, hãy nhắn tin cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề