Cách chống trào ngược cho trẻ sơ sinh

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bạn lơ là bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý ở trẻ.

Lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ đối mặt với vô vàn điều bỡ ngỡ. Có lẽ, một trong những trường hợp khiến bạn “yếu tim”, tái xanh mặt mũi hàng đầu đó là thường xuyên phải chứng cảnh bé bị ọc sữa, nôn trớ.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị trào ngược, dẫn đến ọc sữa rất phổ biến. Đa phần, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các đặc điểm sinh lý của bé chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là do bệnh lý mà mẹ cần cảnh giác.

Xem ngay những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Từ đó bạn sẽ phần nào đoán được bé bị ọc sữa do đâu để tránh hoang mang “thái quá” bạn nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trào ngược?

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng các chất trong dạ dày như axit dạ dày, thức ăn, không khí… từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến trẻ bị nôn ói, ọc sữa. Hiện tượng này thường bắt đầu khi trẻ được khoảng 2 – 3 tuần tuổi, nhiều nhất là khi trẻ được 4 – 5 tháng, sau đó giảm dần và biến mất khi trẻ được 9 – 12 tháng.

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng trào ngược xảy ra khá thường xuyên và không được xem là bệnh. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, chưa hoàn thiện và dạ dày nằm ngang hơn người lớn.

Ngoài ra, cơ vòng thực quản ở trẻ, bộ phận có tác dụng giãn ra để thức ăn đi từ thực quản vào dạ dày và sau đó thắt chặt lại để giữ thức ăn không trào ngược lên vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Cụ thể, khi trẻ bú không đúng tư thế hoặc thay đổi tư thế đột ngột, các chất trong dạ dày [thức ăn trộn với axit trong dạ dày] sẽ ép vào cơ vòng thực quản. Do cơ vòng thực quản còn yếu và xốp nên rất dễ mở ra khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

Đa phần, hiện tượng này sẽ biến mất khi hệ tiêu hóa trên trưởng thành về mặt chức năng. Ngoài ra, việc trẻ có thể kiểm soát đầu tốt hơn, có thể ngồi dậy, cũng như có thể ăn thức ăn đặc cũng góp phần giảm trào ngược dạ dày ở trẻ.

Bên cạnh nguyên nhân là do các đặc điểm sinh lý kể trên thì hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh [GERD]: Khi các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng và kéo dài
  • Hẹp môn vị: Môn vị là van nằm giữa dạ dày và ruột non. Nếu bị hẹp môn vị, các chất từ dạ dày sẽ khó di chuyển đến ruột non, khiến hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn
  • Không dung nạp thực phẩm: Tình trạng cơ thể phản ứng với những loại thức ăn nhất định.

Để phân biệt trẻ bị trào ngược do sinh lý hay bệnh lý, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

  • Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do sinh lý thường xảy ra trong thời gian ngắn với tần suất ít. Dù trẻ dưới 6 tháng ọc sữa thường xuyên nhưng thường không tỏ ra khó chịu, đau đớn, không sút cân, vẫn chơi đùa bình thường. Hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Còn nếu là do bệnh lý, trẻ ọc sữa, nôn ói sẽ thường xuyên hơn, kéo dài hơn và có thể đi kèm với các triệu chứng như:
    • Bỏ bú
    • Khóc và hoặc cong lưng khi bú
    • Nôn ra máu hoặc dịch màu xanh
    • Nôn nhiều và mạnh
    • Bụng bị sưng, căng phồng hoặc căng cứng
    • Thở khò khè và ho.

Nếu trẻ có những triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Mẹo hay chữa trào ngược dạ dày cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày do sinh lý chỉ là hiện tượng nhất thời ở giai đoạn đầu và sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn nên mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, để trẻ ít bị trào ngược, mẹ có thể thử áp dụng các mẹo sau:

  • Cho trẻ bú đúng tư thế, tránh tình trạng vừa nằm vừa cho bú. Bạn có thể bế bé, giúp bé nằm nghiêng để bú. Bạn có thể cho bé bú bên trái trước, sau đó mới đổi bên sang phải. Bởi khi dạ dày đã nhiều sữa, việc để bé nằm nghiêng bên trái sẽ giúp sữa dễ đi xuống.
  • Đối với trẻ bú bình, bạn hãy chọn bình sữa có kích thước núm vú phù hợp với độ tuổi và nhu cầu bú của bé. Không để trẻ nằm bú mà hãy bế bé như khi cho con bú mẹ. Bạn nên nghiêng bình sữa vừa đủ sao cho núm vú luôn đầy sữa để bé dễ bú và nuốt hơn. Không dốc ngược bình vì rất dễ khiến bé bị sặc.
  • Hỗ trợ bé ợ hơi sau khi bé bú xong bằng cách bế trẻ trong tư thế thẳng đứng từ 15 – 30 phút, kết hợp vỗ lưng nhẹ để bé dễ ợ hơi. Không nên cho bé nằm hoặc nô đùa ngay sau khi bú xong.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tăng số lần cho ăn và giảm số lượng thức ăn mỗi cữ. Không nên ép trẻ bú nhiều, ăn nhiều. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú của trẻ là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ.
  • Nâng cao đầu giường, cũi hoặc nôi của bé khoảng 30 độ.

Còn với tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra là do bệnh lý, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám để được chỉ định cách điều trị phù hợp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng như tăng trưởng kém, sút cân, suy dinh dưỡng, trẻ mắc các biến chứng về hô hấp, viêm thực quản…

Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Một số trường hợp có thể chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên điều này thường rất hiếm xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trào ngược ở trẻ em là tình trạng xảy ra khi sữa, thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản ra ngoài, khiến trẻ bị ọc. Tình trạng này hiếm khi nghiêm trọng và ít phổ biến khi trẻ lớn hơn. Việc trẻ sơ sinh bị trào ngược vẫn tiếp tục sau 18 tháng tuổi là điều bất thường.

Trào ngược có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh nhiều lần trong ngày. Miễn là con bạn khỏe mạnh, đủ chất và phát triển tốt, trào ngược không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Hiếm gặp hơn, trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của dị ứng, tắc nghẽn hệ tiêu hóa hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD]. [Gastroesophageal Reflux Disease]

Trào ngược ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa từ trong dạ dày chảy ngược lên thực quản ra ngoài miệng mà không có sự co gồng của các cơ thành bụng, thường gặp nhất sau khi trẻ bú no, vặn mình,...

Hãy liên hệ gặp bác sĩ nếu con bạn:

  • Không tăng cân
  • Liên tục nôn vọt
  • Dịch trớ ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng
  • Nôn ra máu hoặc chất giống bã cà phê
  • Bỏ ăn
  • Có máu trong phân của trẻ
  • Khó thở hoặc ho, khò khè kéo dài
  • Bắt đầu nôn ói từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Khó chịu, quấy khóc bất thường khi ăn hoặc ngay sau khi ăn

Một số dấu hiệu này có thể là nguyên nhân của các tình trạng nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được các Bác sĩ chuyên khoa Nhi chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ở trẻ sơ sinh, vòng cơ giữa thực quản và dạ dày [cơ thắt tâm vị] chưa phát triển hoàn toàn. Điều đó làm cho các chất trong dạ dày dễ chảy ngược lên trên thực quản. Cơ chế hoạt động của vòng cơ này là luôn đóng chặt, sẽ chỉ mở ra khi con bạn nuốt.

Đôi khi, trẻ sơ sinh bị trào ngược có thể do các bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn:

  • GERD: Chất trào ngược chứa nhiều axit dễ kích thích và làm hỏng lớp niêm mạc của thực quản.
  • Hẹp môn vị: Một van giữa dạ dày và ruột non bị thu hẹp, ngăn không cho các chất trong dạ dày tiêu hóa xuống ruột non.
  • Không dung nạp thực phẩm: Một loại protein trong sữa bò là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Viêm thực quản do dị ứng: Một loại tế bào bạch cầu nhất định [bạch cầu ái toan] tích tụ và làm tổn thương lớp niêm mạc của thực quản.

Các yếu tố góp phần gây ra chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh thường gặp gồm:

  • Trẻ sơ sinh chủ yếu nằm ngửa, đầu bằng
  • Chế độ ăn gần như hoàn toàn lỏng
  • Trẻ sinh non

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám về các triệu chứng của bé. Nếu em bé của bạn khỏe mạnh, phát triển tốt thì thường không cần kiểm tra thêm.

Nếu cần kiểm tra thêm, Bác sĩ chỉ định:

  • Siêu âm. Có thể giúp phát hiện hẹp môn vị, GERD.
  • Xét nghiệm. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra nôn ói tái diễn và tăng cân kém như không dung nạp sữa hay bệnh lý chuyển hóa khác.
  • Theo dõi pH thực quản. Để đo độ axit trong thực quản của bé, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng qua mũi hoặc miệng của bé và vào thực quản. Ống được gắn với một thiết bị theo dõi độ axit. Em bé của bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện trong khi được theo dõi.
  • Chụp X quang. Có thể phát hiện những bất thường trong đường tiêu hóa như tắc ruột. Con bạn có thể phải uống chất lỏng cản quang [bari] trước khi chụp.
  • Nội soi tiêu hóa. Một ống đặc biệt được trang bị ống kính camera và ánh sáng [ống nội soi] được đưa qua miệng của bé vào thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Có thể lấy mẫu mô để phân tích giải phẫu bệnh. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, nội soi thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân.

Chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh thường tự hết, chủ yếu là chăm sóc để hạn chế tối đa tình trạng trào ngược. Tuy nhiên, một số trẻ trào ngược do tình trạng bệnh lý thì cần phải điều trị thuốc, hiếm khi phải phẫu thuật.

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Motilium, Trimebutin,...
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Nexium,...
  • Thuốc giảm chướng hơi: Simethicon,...

Để giảm thiểu trào ngược:

  • Cho trẻ bú ở tư thế thẳng đứng: Nên bế trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng thẳng trong khoảng 30 phút sau khi bú, nếu có thể. Cẩn thận không rung lắc bé mạnh khi thức ăn đang dần tiêu hóa xuống.
  • Thử cho ăn ít hơn, nhiều bữa hơn: Cho trẻ bú ít hơn bình thường một chút, chia nhỏ cữ bú ra.
  • Vỗ lưng cho bé ợ hơi: Thường xuyên ợ hơi trong và sau khi bú có thể ngăn không khí tích tụ trong dạ dày của trẻ.
  • Đặt trẻ nằm ngửa đầu cao khi ngủ: kê đầu cao hoặc cho bé nằm gối chống trào ngược.

10.  Chuẩn bị cuôc hẹn trước khi gặp bác sĩ

  • Viết ra bất kỳ triệu chứng nào mà bạn hoặc con bạn đang gặp phải, bao gồm bất kỳ triệu chứng nào có vẻ không liên quan đến lý do mà bạn đã lên lịch hẹn.
  • Viết ra thông tin cá nhân chính, thói quen chăm sóc trẻ.
  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung mà bạn hoặc con bạn đang dùng.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

11.  Mong đợi phản hồi của bạn từ bác sĩ

  • Khi nào con bạn bắt đầu có các triệu chứng, biến chứng?
  • Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng như thế nào? 
  •  Điều gì có thể cải thiện các triệu chứng?
  • Điều gì làm trầm trọng thêm các triệu chứng?
  • Sau khi khỏi bệnh, con bạn cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Video liên quan

Chủ Đề