Cách điều trị ho khan tại nhà

Ho khan là một trong những dạng bệnh đường hô hấp phổ biến nhất, hầu như ai cũng đã từng một lần trải qua. Những cơn ho kéo dài thường gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt ngày thường của bạn cũng như người thân.

1. Hiểu đúng về tình trạng ho khan

Đâylà dạng ho không tiết ra đờm hoặc chất nhầy, phân biệt với tình trạng ho có đờm. Tình trạng này có thể gây cảm giác ngứa, kích thích trong cổ họng. Có 2 dạng cấp tính hoặc mạn tính. Người bị ho khan kéo dài trên 8 tuần được xếp vào loại mạn tính. 

Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, những cơn ho khan kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh hô hấp nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm họng, ung thư vòm họng…

Theo các chuyên gia về hô hấp, ho có thể do nhiều nguyên nhân và bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Một phần nguyên nhân bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn đến tình trạng ho lâu ngày do đường thở bị kích thích. 

Một số công việc cần sử dụng giọng nói cũng là nguyên nhân khiến chúng ta bị viêm thanh quản. Nếu không được chăm sóc tốt thì có thể dẫn tới tình trạng viêm họng và ho. Và bệnh cũng hay gặp ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, tuy không phổ biến nhưng ho khan cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, suy tim…

Ho khan khiến người bệnh luôn có cảm giác kích thích ở cổ họng

2. Phương pháp điều trị ho khan

Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị ho kéo dài tại nhà. Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý nếu tình trạng không giảm nhẹ, chúng ta vẫn nên tới khám tại các cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả hơn.

2.1. Cách điều trị tại nhà

Yếu tố tiên quyết đầu tiên nếu muốn điều trị tại nhà chính là bạn phải thực hiện điều trị ngay khi mới xuất hiện triệu chứng. Khi đó, bệnh chỉ ở giai đoạn nhẹ nên có thể dễ dàng xử lý tại gia đình. Trong trường hợp bệnh kéo dài với những biểu hiện nghiệm trọng thì chúng ta vẫn cần tìm tới các bác sĩ chuyên khoa. 

Các chuyên gia về đường hô hấp có đưa ra một số đề nghị các phương pháp điều trị ho có thể áp dụng tại nhà như sau: 

– Dùng kẹo ngậm ho: Viên ngậm trị ho nên chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Loại viên ngậm này có thể làm giảm kích ứng khu vực cổ họng và giảm ho.

– Dùng thuốc trị ho: Một số loại thuốc trị ho không kê đơn có thể làm giảm phản xạ ho của một người.

– Kê đầu cao khi nằm ngủ: Nâng đầu cao khi nằm có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giúp giảm các cơn ho.

– Tắm nước nóng: Nước ấm và hơi nước nóng có thể làm giảm tình trạng khô và kích ứng họng.

Kê cao gối khi ngủ có thể giảm tình trạng ho.

Bên cạnh đó, chúng ta có thêm một số mẹo dân gian chữa ho khá hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà.

– Mật ong nước ấm, mật ong chanh hoặc mật ong nguyên chất có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa họng do ho gây ra.

– Nước muối loãng: Nước muối có tác dụng sát khuẩn tốt và giúp giảm cơn ho hiệu quả.

– Trà gừng, trà cam thảo: Hai loại trà này khi dùng nóng có thể giúp kháng viêm, giảm tình trạng ho. 

2.2. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng ho khan cũng gây phiền toái ít nhiều tới người bệnh. Do đó, bạn vẫn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, đặc biệt khi người bệnh là trẻ nhỏ. Nếu ho kéo dài có kèm theo các triệu chứng như thở khò khè, cảm giác có dị vật đường thở, khó thở, khó nuốt thì bạn cũng nên tới khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể.

Đặc biệt, khi tình trạng ho có 2 biến chứng dưới đây, bạn nhất định phải tới các cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt.

– Ho thành từng cơn: Khi tình trạng ho kéo dài, bệnh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt, nặng lồng ngực và khó thở. Đôi lúc, trong cơn ho, mặt bệnh nhân thường đỏ, nổi phồng phần tĩnh mạch cổ, chảy nước mắt do ho quá nhiều, cảm giác buồn nôn, đau đầu. Một số biểu hiện khác có thế đi kèm là tức ngực, đau lưng, đau bụng.

– Ho ra máu: Thông thường, ho ra máu là dấu hiệu nhận biết một số bệnh như ung thư phổi, viêm phổi cấp tính – mạn tính… Ngoài triệu chứng ho ho thì người bệnh còn có những biểu hiện như sụt cân, sốt nhẹ.

Nên tìm tới bác sĩ để được khám kịp thời nếu tình trạng ho kéo dài

Ho khan là một bệnh lý đường thở phổ biến nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy, bạn nên quan tâm, lắng nghe cơ thể và không nên chủ quan trước những diễn biến của bệnh. Chúc bạn sức khỏe!

Ho khan có thể là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, đôi khi là một biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Ho khan có thể gây thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, nắm được cách trị ho khan nhanh nhất đơn giản và hiệu quả tại nhà dưới đây sẽ cực kì hữu ích cho cha mẹ:

Ho khan là gì?

Ho khan [ Theo tranng web sức khỏe Healthline ] là phản xạ tự nhiên của trẻ khi bị kích thích nhằm đẩy vi khuẩn trú ngụ trong cơ thể ra ngoài. Triệu chứng ho khan là ho dai dẳng, không có đờm hoặc chất nhầy.

Có thể bạn chưa biết, ho khan do bất cứ nguyên nhân nào gây ra cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trẻ. Nhẹ thì gây đau rát cổ họng, tắt tiếng tạm thời, sưng đau hạch cổ, nặng thì biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim mạch.

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân có thể gây ho khan để áp dụng cách giảm ho  cho trẻ đúng hướng, hiệu quả.

Nguyên nhân gây ho khan 

Ho khan chủ yếu xảy ra do vi khuẩn, virus từ các bệnh lý bên trong cơ thể hoặc từ yếu tố bệnh môi trường xung quanh.

Nguyên nhân gây ho khan bệnh lý chủ yếu đến từ các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, trào ngược dạ dày thực quản [ GERD ], viêm phổi, v.v.

Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và môi trường xung quanh chiếm khoảng 30% nguyên nhân gây ho khan. Những trẻ thể chất yếu, hít khói thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng, lạnh thất thường thì nguy cơ bị ho rất  cao.

Cách trị ho khan nhanh nhất tại nhà 

Dưới đây là những cách trị ho khan an toàn, hiệu quả, thực hiện đơn giản tại nhà mà các mẹ có thể thực hiện cho trẻ.

Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, có thể thay thế mật ong bằng đường phèn.

Trị ho khan bằng mật ong 

Mật ong + chanh/ quất 

Trị ho bằng chanh đào mật ong đơn giản, hiệu quả được nhiều người sử dụng.

Chanh đào chứa hàm lượng lớn vitamin C, tăng sức sức đề kháng của cơ thể. Mật ong có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, sát khuẩn, giảm tổn thương niêm mạc, tái tạo tế bào. Chanh đào khi kết hợp với mật ong có công dụng giảm ho hiệu quả, tiêu đờm, làm dịu cổ họng.

Cách dùng: Bạn có thể cắt vài lát chanh trộn với 1 thìa mật ong, sau đó đưa cho trẻ ngậm vài phút, nếu có thể nhai và nuốt luôn thì tốt hơn.

Cách khác là ngâm một hủ chanh đào, chanh đào thì nên đâm một lỗ chính giữa trái, sau đó thì cho mật ong vào, ngâm khoảng một tháng thì có thể dùng được nhé.

Mật ong + hành tây 

Hành tây mật ong là một trong những cách trị ho khan tại nhà hữu hiệu

Mật ong và hành tây là hai nguyên liệu tự nhiên trị ho cực hiệu quả.

Thực hiện: Thái lát mỏng 1 củ hành tây rồi bỏ vào trong hủ thủy tinh nhỏ. Sau đó cho mật ong nguyên chất vào trong hủ và để qua đêm, dùng mỗi lần 1 thìa hỗn hợp này, một ngày dùng khoảng 3 – 4 lần hiệu quả giảm ho rất nhanh chóng. Hỗn hợp nên dùng trong ngày.

Mật ong + củ cải trắng 

Củ cải trắng kết hợp mật ong trị ho khan tại nhà

Trong đông y, củ cải trắng có tính hàn, thanh mát họng, giảm ho, tốt cho phổi. Nên trong dân gian sử dụng nước củ cải mật ong chữa ho, khàn tiếng, viêm phế quản rất hữu hiệu.

Cách dùng: Đun sôi củ cải với 400 ml nước, sau khi nước cạn khoảng 100 ml thì chắt lấy nước, bỏ mật ong vào khuấy đều, cho trẻ uống hàng ngày sẽ giúp giảm ho hiệu quả.

Mật ong + lá hẹ 

Trị ho khan tại nhà đơn giản bằng lá hẹ hấp mật ong

Lá hẹ có tính ấm, vị cay, hơi chua, tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, tiêu đờm… dùng chữa ho hiệu quả.

Cách dùng: Cho hỗn hợp lá hẹ trộn với mật ong hấp cách thủy, cho đến khi hỗn hợp nhuyễn thì chắt lấy nước uống. Nước mật ong hấp lá hẹ sẽ có công dụng trị tiêu đàm rất tốt.

Mật ong + hoa hồng trắng 

Cách trị ho khan tại nhà bằng hoa hồng trắng hấp mật ong

Hoa hồng trắng có tính ấm, giàu vitamin, tinh dầu có tác dụng hoạt huyết, giúp tiêu viêm, chữa nhiệt miệng,…

Cách dùng: Bài thuốc hoa hồng trắng với mật ong hấp cách thủy và đem uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống một chén sẽ chữa bệnh cảm lạnh, viêm họng, ho rất hiệu quả

Mật ong + trứng gà 

Trứng gà với mật ong cũng có tác dụng trong trị ho khan

Đây là bài thuốc hữu hiệu trị ho hiệu quả vào sáng sớm. Như ta đã biết, trứng gà không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng làm đẹp cho da, mà còn có tác dụng chữa ho cho trẻ.

Cách dùng: Đập trứng gà vào chén nước sôi, đánh cho nhuyễn, sau một phút cho thêm mật ong vào. Uống mỗi ngày trước khi ăn sáng, trẻ sẽ giảm ho rõ rệt.

Trị ho khan bằng gừng

Gừng có tính ấm, sát khuẩn, kháng viêm, nên được dùng để trị ho, cảm cúm, làm dịu họng nhanh chóng. Dưới đây là 3 cách trị ho bằng gừng, phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ.

Gừng chưng đường phèn 

Cách trị ho khan bằng gừng

Uống nước gừng chưng đường phèn giúp ấm bụng, giải cảm. Hoặc mỗi ngày ngậm khoảng 2 – 3 lần cơn ho sẽ giảm dần.

Cách dùng: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, cho đường phèn vào cùng gừng hấp cách thủy khoảng 15, uống nước khi còn ấm để đạt hiệu quả cao hơn.

Gừng + muối 

Đây là bài thuốc tự nhiên trị ho hiệu quả, thực hiện đơn giản tại nhà cho trẻ.

Cách dùng: Rửa sạch củ gừng, sau đó cho vào nước đun sôi, bỏ một nhúm muối nhỏ vào đun đến khi sôi chỉ còn phân nửa lượng nước ban đầu thì chắt ra, uống khi còn ấm nhé.

Lá me + chanh tươi + gừng 

Cách trị ho bằng lá me, chanh tươi, gừng giúp làm ấm đường hô hấp, dịu họng, giảm cơn ho nhanh chóng.

Cách dùng: Gừng thái lát mỏng, bỏ cùng lá me vào ấm đun sôi với 2 ly nước nhỏ, đến khi cạn còn 1 ly nước thì chắt ra, cho nước chanh vào khuấy đều và sử dụng. Bạn có thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống nhé.

Trị ho khan bằng dứa 

Dứa cũng là một biện pháp đơn giản trị ho

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước dứa là phương thuốc kỳ diệu chữa ho hiệu quả. Trong nước ép dứa có thành phần bromelain giúp giảm triệu chứng ho và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách dùng: Chỉ cần 1 ly nước ép dứa hàng ngày sẽ ngăn ngừa ho khan, ho đờm xuất hiện.

Trị ho khan bằng bạc hà 

Tinh dầu có trong lá bạc hà giúp làm mát cổ họng, thông mũi, vỡ chất dịch nhầy.

Cách dùng: Uống nước trà bạc hà hàng ngày hoặc trùm chiếc khăn trên đầu, hít thở sâu hơi bạc hà trong phòng tắm hơi rất tốt.

Cách trị ho khan bằng tỏi 

Tỏi cũng là nguyên liệu tự nhiên tại nhà trị ho tuyệt vời. Lí giải tác dụng trị ho của tỏi, trang tin tức Etimes Entertaiment times chia sẻ, thành phần tỏi chứa hoạt chất S-allyl cysteine giúp nâng cao khả năng miễn dịch, kháng khuẩn cực hiệu quả.

Cách dùng: Sử dụng tỏi nướng, hòa với nước ấm uống cùng hoặc tỏi hấp mật ong cách thủy, thực hiện trong hai ngày chắc chắn ho sẽ giảm.

Cách trị ho khan nhanh nhất tại nhà bằng rau diếp cá và nước vo gạo 

Sử dụng hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo rất hữu dụng cho việc trị ho, an toàn cho trẻ em.

Cách thực hiện: Giã nhuyễn một nắm lá diếp cá, sau đó trộn đều với một bát nước vo gạo, rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút, lọc lấy nước nước giúp giảm ho, trị cảm hiệu quả.

Dùng trà làm từ rễ cam thảo giúp dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi 

Rễ cam thảo có vị ngọt, có chứa thành phần kháng khuẩn, tác dụng làm dịu cổ họng và đường hô hấp,  làm loãng chất nhầy, giảm bớt ho hiệu quả.

Cách dùng: Đun sôi khoảng 30ml nước với rễ cam thảo, uống ngay khi nước còn ấm. Dùng mỗi ngày 2 lần cho đến khi hết ho khan.

Sắc vỏ quýt 

Cách trị ho khan nhanh tại nhà từ vỏ quýt

Vỏ quýt có tính the, lưu thông khí huyết, long đờm, trị ho đáng kể.

Bài thuốc trị ho bằng sắc vỏ quýt được nhiều người ưa chuộng. Lấy 12g vỏ quýt sắc với 200ml nước, đun đến khi còn lượng nửa nước ban đầu thì chắt ra, có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào, uống dần trong ngày, chứng ho khan sẽ thuyên giảm nhanh.

Trị ho khan hiệu quả bằng nghệ 

Thực hiện đơn giản: Trộn 1 muỗng bột nghệ phơi khô với 1 muỗng cà phê mật ong, uống 2 -3 lần trong ngày sẽ hết ho nhanh chóng.

Cách dùng: Cũng sử dụng 1 muỗng bột nghệ chung với ít tiêu đen và ly nước nóng, có thể thêm 1 thanh quế khô với mật ong, khuấy đều rồi uống, hiệu quả sẽ cao hơn.

Các cách nào phòng chống ho khan 

Bên cạnh tìm hiểu các bài thuốc chữa ho khan tại nhà thì các mẹ cũng nên “nằm lòng” những cách phòng chống ho khan để ngăn ngừa bệnh cho trẻ hiệu quả. Dưới đây là những bí quyết giúp phòng chống ho khan cho trẻ:

  •   Tăng cường tập luyện thể thao đều đặn sẽ cải thiện sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.
  •   Đeo khẩu trang khi ra đường, chú ý thời tiết, tránh để trẻ nằm điều hòa quá lâu.
  •   Nhà ở thoáng khí, sạch sẽ, khử trùng thường xuyên để ngăn ngừa virus lây lan.
  •   Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, chiên rán.
  •   Không nên uống rượu bia, hút thuốc sẽ gây ho dai dẳng cho trẻ.
  •   Một số  trẻ ho khan do dị ứng với thức ăn, vì vậy bạn nên chú ý.
  •   Chú ý tiêm phòng để ngăn ngừa sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm.

Khi nào cần khám bác sĩ 

Trên đây là những cách phòng ngừa và điều trị ho an toàn  cho trẻ tại nhà mà mọi người nên biết. Tuy nhiên, khi xuất hiện những vấn đề dưới đây thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  •   Những  trẻ bị bệnh phổi, bệnh tim, trào ngược dạ dày,…
  •   Ho nhiều ngày không hết, ho kéo dài, dai dẳng.
  •   Khó thở, khó khè, ngủ không ngon giấc.
  •   Cơ thể nóng lạnh bất thường.
  •   Ho xuất hiện dịch đờm, dịch đờm có lẫn máu.
  •        Có rất nhiều cách trị ho khan tại nhà.

Trên đây là những cách trị ho khan nhanh nhất và hiệu quả tại nhà cha mẹ cần phải biết. Tuy nhiên, các bác sỹ Nhi khuyên rằng, trước khi áp dụng một phương pháp nào đó, nên cân nhắc tìm hiểu kỹ và tham khảo thêm ý kiến của Dược Sỹ hoặc bác sỹ có chuyên môn.

Video liên quan

Chủ Đề