Cách kết nối bàn phím rời với laptop

Cách kết nối bàn phím rời với laptop

Bàn phím cơ không dây ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi, linh động và gọn gàng. Và khi nhắc tới bàn phím cơ không dây, đa phần chúng ta đều nghĩ chỉ có kết nối Bluetooth, nhưng sự thật mọi thứ đa dạng hơn rất nhiều. Anh em nào đang có hứng thú với các kiểu bàn phím cơ không dây có thể đọc bài này nhé.

Nội dung chính

  • Có mấy kiểu kết nối không dây trên bàn phím cơ hiện đại?
  • Ưu điểm của các bàn phím kết nối không dây
  • Có 3 dạng kết nối không dây
  • Kiểu #1: Bàn phím kết nối Bluetooth là gì?
  • Kiểu #2: Kết nối không dây qua USB-RF hay còn gọi Dongle
  • So sánh giữa kết nối không dây USB-RF và Bluetooth
  • Nên chọn loại kết nối không dây nào?
  • Video liên quan

Ưu điểm của các bàn phím kết nối không dây

Rõ ràng là so với các bàn phím có dây, bàn phím không dây dù là kết nối nào cũng đều có những lợi ích không thể phủ nhận sau đây:

  • Kết nối linh hoạt, nhanh với nhiều thiết bị
  • Bàn phím gọn gàng, bàn làm việc cũng gọn gàng hơn, giảm các kết nối dây bất tiện
  • Phù hợp với người thường xuyên di chuyển nhiều
  • Đặc biệt với các bàn phím cơ không dây dùng Bluetooth chất lượng thì việc kết nối với cùng lúc nhiều thiết bị, kể cả PC, laptop hay di động đều trở nên rất dễ dàng, tiện lợi, chuyển qua lại cũng rất nhanh, đôi khi chỉ với một nút bấm trên bàn phím.

Có 3 dạng kết nối không dây

Trong khi nhiều người dùng căn bản vẫn đang cho rằng chỉ có duy nhất kết nối không dây Bluetooth thì thật ra chúng ta hiện đang có tới 3 kiểu kết nối không dây đang được dùng:

  • Qua sóng phát vô tuyến RF
  • Qua sóng công nghệ hồng ngoại IR
  • Qua Bluetooth

Bàn phím không dây dùng công nghệ hồng ngoại IR sử dụng sóng ánh sáng để truyền tín hiệu đến các thiết bị hỗ trợ hồng ngoại khác. Và trong trường hợp kết nối bằng tần số vô tuyến, các bàn phím không dây sẽ giao tiếp bằng các tín hiệu có tần số dao động trong khoảng 27 MHz đến 2.4 GHz. Kiểu kết nối không dây này thường được dùng cho các kết nối video, hoặc âm thanh, ít thấy trên các thiết bị ngoại vi căn bản như bàn phím và chuột máy tính.

Hiện nay, khi mua một con chuột hay bàn phím không dây, phổ biến nhất trong các loại trên chính là: loại kết nối quaBluetooth hoặc kết nối qua một đầu cắm USB phát ra sóng vô tuyến (RF). USB-RF có độ trễ thấp hơn, nhưng Bluetooth cũng có cho mình những ưu điểm riêng nổi bật.

Sau đây ta sẽ đi vào chi tiết từng kiểu kết nối không dây:

Kiểu #1: Bàn phím kết nối Bluetooth là gì?

Bluetooth là kiểu kết nối hiện đại, phổ biến từ năm 2011 nhờ sự đồng loạt phát triển của các thiết bị di động. Bàn phím Bluetooth cũng là một kiểu bàn phím kết nối không dây. Trong đó thiết bị được kết nối với thiết bị chính qua giao thức Bluetooth. Các thiết bị này được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: smart phone, máy tính bảng, thiết bị ngoại vi, thiết bị điều khiển âm thanh, các đầu thu nhạc, bộ set DJ

Hầu hết các bàn phím Bluetooth đều có layout QWERTY, có khả năng tương thích với tất cả các hệ điều hành Android, iOS, Linux, macOS, và Windows. Nhưng lưu ý cũng cần kiểm tra lại kỹ mô tả sản phẩm và thử tại chỗ nếu mua ở shop để đảm bảo tính tương thích hoàn toàn qua lại giữa các hệ điều hành.

Kiểu #2: Kết nối không dây qua USB-RF hay còn gọi Dongle

Dongle là một phần nhỏ của phần cứng máy tính, kết nối với một cổng trên thiết bị khác để cung cấp cho thiết bị đó chức năng bổ sung hoặc truyền chức năng đó đến một thiết bị bổ sung dùng kèm.

Thật ra thuật ngữ này ban đầu được dùng với ý nghĩa là một Khóa bảo vệ phần mềm, một dạng quản lý quyền kỹ thuật số phần cứng, trong đó một phần mềm sẽ chỉ hoạt động nếu một Khóa được chỉ định và thường có chứa mã bảo mật hoặc chứa khóa cấp phép. Người dùng kích hoạt Khóa bằng cách cắm nó vào máy tính để nhận diện.

Sau khi trở nên phổ biến trong giới phần mềm thì thuật ngữ Dongle này tiếp tục được dùng trong một số mục đích khác và thiết kế cũng từ đó được thay đổi điều chỉnh để thích nghi với vai trò mới. Hiện nay các Dongle có hình dạng như một đầu kết nối (connectors) như kiểu nối từ DVI sang VGA ở các hiển thị video, nối từ USB sang kết nối serial, và trong các máy tính hiện đại, tương tự như từ USB-C sang các cổng USB khác.

Không có quá nhiều ghi chép cụ thể về lần đầu tiên ra mắt cũng như nguồn gốc của các thiết kế dongle hiện tại, nhưng theo tạp chí Byte năm 1992, thì Dongle được đặt theo tên của một người tên là Don Gall, người sáng lập ra huyền thoại đô thị. Có thể đúng hoặc cũng có thể là một sản phẩm hài hước của dân IT. Chưa ai biết được thực chất nguồn gốc của từ Dongle.

Dongle được dùng trên các adapter, các thiết bị di động thông minh có kích cỡ nhỏ, đầu CD di động, và các máy trò chơi đời cũ.

So sánh giữa kết nối không dây USB-RF và Bluetooth

1/ Về Độ trễ

Độ trễ là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ bàn phím nào, đặc biệt khi bạn trong giai đoạn tốc ký hay chơi game tốc độ cao. Mỗi thao tác ấn phím cần được hiển thị trên màn hình hay có tác dụng ngay và liền để đảm bảo các hoạt động đang thực hiện không bị chậm trễ dẫn đến giảm hiệu suất làm việc hoặc gaming.

Theo công bố của các hãng chuyên sản xuất bàn phím và chuột,USB-RF có độ trễ thấp hơn. Một số hãng lớn như Razer, Logitech cho biết dù các thiết bị Bluetooth Low Energy (BLE) có thể đạt độ trễ chỉ 1,3 milli-giây (ms), nhưng USB-RF thậm chí còn thấp hơn, chỉ 1 ms. Đó chính là lý do mà một số hãng lớn đã chọn cách kết hợp cả hai hình thức kết nối này, vừa dùng Bluetooth nhưng vẫn back up bằng hình thức giao tiếp 2.4 GHz để tối thiếu các vấn đề xung đột tín hiệu với các chuột không dây khác có cùng tần số đồng thời đảm bảo độ trễ của thiết bị ngoại vi luôn thấp nhất có thể.

2/ Khả năng tương thích của USB-RF vs Bluetooth

Bluetooth được cho là tương thích tốt hơn với nhiều thiết bị, người dùng có thể sử dụng nó với các thiết bị không có cổng USB-A. Hiện giờ kết nối cáp phổ biến nhất trên các thiết bị di động vẫn là USB-C hoặc micro USB, nên việc dùng một chiếc bàn phím/ chuột không dây RF sẽ khiến mọi việc khó khăn hơn. Thêm nữa là với bàn phím, hầu như rất khó để tìm được một mẫu không dây nào dùng sẵn kết nối USB-C từ các nhà sản xuất nổi tiếng.

Còn với bàn phím dùng kết nối Bluetooth thì không có tính trạng đó: nó hoàn toàn không dây, đúng nghĩa là vậy. Ngay cả nếu desktop của bạn không có Bluetooth, bạn có thể giải quyết dễ dàng với một đầu cắm Bluetooth. Và bởi đầu cắm này sẽ dính vào desktop, bạn chẳng cần lo sẽ đánh rơi nó ở đâu đó.

3/ USB-RF vs Bluetooth, loại nào dễ set up/ install hơn?

Bàn phím dùng dongle USB-RF rõ ràng là có lợi thế hơn. Chỉ đơn giản cắm đầu cắm vào và hệ điều hành PC sẽ tự động nhận ra thiết bị (đa phần là vậy). Nói chung quy trình chỉ mất vài giây là đã set up xong một chiếc bàn phím không dây để xài.

Với bàn phím kết nối Bluetooth, các bước cài đặt sẽ nhiều hơn một chút, đặc biệt với các thiết bị không có sẵn Bluetooth. Đầu tiên, phải đưa mọi thứ vào chế độ ghép nối, sau đó đợi laptop hay tablet kết nối với chuột hoặc bàn phím. Sau đó sẽ phải ghép nối lần lượt chuột và bàn phím nếu cả hai đều dùng Bluetooth. Và khi bạn chuyển sang một thiết bị khác, thì sẽ phải thực hiện các bước đó lại từ đầu.

Nhưng được cái là mỗi khi cài đặt xong Bluetooth rồi thì khâu dùng lại rất dễ dàng. Muốn chuyển từ kết nối bàn phím với PC sang với tablet, chỉ cần mang thứ còn lại đi xa một chút thì kết nối sẽ tự động tắt. Một số bàn phím hiện đại còn có chức năng nút chuyển nhanh ngay trên bàn phím, tương ứng với thứ tự các thiết bị kết nối, bấm nút chọn là xong.

Bàn phím cơ không dây dùng đầu cắm USB-RF, bạn phải rút đầu cắm từ PC và cắm nó vào thiết bị khác. Nếu bạn đi trên đường, đầu cắm sẽ rất dễ bị rơi mất. Đôi lúc bên trong bàn phím hoặc chuột có một khe để giữ đầu cắm, nhưng không phải thiết bị nào cũng có khe này. Và Và quan trọng là nếu bạn làm mất đầu cắm đó, hoặc nó bị hỏng, bạn sẽ phải mua lại cả bộ mới.

Nên chọn loại kết nối không dây nào?

Một bàn phím có cả RF lẫn Bluetooth sẽ cho phép bạn dùng với mọi thiết bị mà không cần phải rút đầu cắm ra.Nhưng lại có độ trễ cao hơn kết nối Dongle. Ngược lại, khi bạn kết nối qua USB-RF, bạn cũng sẽ không tận dụng được những lợi thế của Bluetooth.

Chọn cái nào thì cũng có sự đánh đổi trong đó. Quan trọng là cần chọn thứ hợp với nhu cầu thật của mình. Chúc anh em sớm tìm được một bàn phím cơ không dây như ý.