Đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì năm 2024

Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Trong đó, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 17 Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ như sau:

Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (đại lý phân phối) cho đối tượng mua.

Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đối tượng mua trái phiếu; Khối lượng dự kiến phát hành; Kỳ hạn trái phiếu; Lãi suất dự kiến; Thời gian dự kiến phát hành; Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).

Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các nội dung quy định trên.

Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện. Trường hợp lựa chọn đại lý phân phối, việc lựa chọn và ký hợp đồng với đại lý phân phối thực hiện theo quy định: Điều kiện làm đại lý phân phối và quy trình lựa chọn đại lý phân phối.

Điều kiện làm đại lý phân phối trái phiếu

Cụ thể, điều kiện làm đại lý phân phối gồm:

- Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ;

- Có phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.

Quy trình lựa chọn đại lý phân phối

Nghị định số 83/2023/NĐ-CP quy định căn cứ đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ.

Khoản 3 Điều 4 Chương I Luật chứng khoán 2019 (Luật số: 54/2019/QH14, ngày 26 tháng 11 năm 2019) nêu rõ, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì năm 2024
Ảnh minh họa

Như vậy, trái phiếu là phương thức để công ty huy động nguồn vốn. Việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

Về bản chất, trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.

Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty, được công ty phát hành trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Đáng chú ý, có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp có phải là tiền gửi ngân hàng?

Mặc dù được xem là công cụ pháp lý hữu hiệu, song chính các nhà đầu tư phải tự nâng cao nhận thức rằng: Trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi ngân hàng. Trái phiếu doanh nghiệp được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Do đó, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp là có rủi ro, khi doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Để chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm xóa bỏ tình trạng “vàng thau” lẫn lộn, luật sư Tuấn cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2022. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có cả phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhà đầu tư phải lưu ý các quy định của pháp luật chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Nếu không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không được mua loại trái phiếu này.

Luật sư Tuấn phân tích, các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành.

Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán cả gốc và lãi trái phiếu.

Thực tế cho thấy, so với các kênh đầu tư hiện nay như cổ phiếu, gửi ngân hàng thì khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chúng ta sẽ nhận được mức lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng, thậm chí có thể bán trái phiếu này cho một người/tổ chức khác trong thời gian đầu tư mà không cần đợi đến khi đáo hạn hợp đồng.

"Việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với cá nhân không có quá nhiều kinh nghiệm và có khoản tiền rảnh rỗi trong thời gian tương đối dài, tuy nhiên, nó cũng có thể mang đến những rủi ro nhất định, bao gồm rủi ro khi chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, rủi ro khi tái đầu tư, rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro lạm phát", luật sư Tuấn khuyến cáo./.