Cách tập cho bé ngủ một mình

Bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải áp dụng nhiều cách khác nhau để em bé có thể ngủ một mình nhưng không hiệu quả?

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh không có thói quen duy trì giấc ngủ ổn định cho đến khi chúng biết đi.

Tuy nhiên, khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể tập cho chúng ngủ một mình suốt đêm và biến nó thành thói quen. 

Những mẹo đơn giản để giúp bé ngủ một mình [Ảnh: theo Boldsky].

Bạn có thể làm theo những lời khuyên đơn giản này để khiến trẻ ngủ một mình.

1. Địa điểm ngủ thích hợp

Tìm cho em bé của bạn một nơi thích hợp để ngủ. Nó có thể là một cái cũi, nó có thể là một cái giường... tùy bạn quyết định. Nhưng, bất cứ nơi nào bạn chọn hãy đảm bảo rằng nó phù hợp cho bé ngủ.

Ngoài ra, khi em bé của bạn lớn lên, hãy thực hiện những thay đổi cần thiết để phù hợp với sở thích của bé.

2. Thời gian ngủ thích hợp

Bạn phải chọn một thời gian định sẵn để cho bé ngủ mỗi ngày. Bằng cách này, bạn thực sự đang dạy cho bé hiểu rằng đó là thời điểm thích hợp để chúng đi ngủ.

Cùng với đó, bạn cũng có thể cung cấp các tín hiệu khác như một bài hát ru hoặc một hành động nào đó để chúng có thể hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ.

3. Mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ

Quần áo chật và khó chịu có thể là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến việc ngủ. Không phải đó cũng là vấn đề với người lớn chúng ta sao?

Làm thế nào để xác định bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh?

Bạn nên cho bé mặc quần áo ngủ thoải mái và thoáng mát. Tốt nhất là chọn những quần áo có chật liệu mềm mại, khô thoáng.

4. Ăn đủ no trước khi ngủ

Một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh thức dậy vào ban đêm là vì chúng cảm thấy đói. Do đó, hãy đảm bảo rằng em bé của bạn được cho ăn đầy đủ với các loại thực phẩm dinh dưỡng mọi lúc, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần cho chúng ăn vượt quá khả năng của chúng. Cho chúng ăn vừa đủ để phù hợp với cơn đói và lấp đầy bụng.

5. Làm sạch mũi của bé  

Giống như người lớn, nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do cảm lạnh, chúng sẽ không ngủ ngon. Ngủ với một cái miệng mở cũng có thể mang theo các bệnh nhiễm trùng và bệnh khác. Do đó, bạn nên làm sạch mũi của bé và ngăn bé không bị nghẹt mũi nữa.

Nếu cách đó không có hiệu quả, bạn hãy đến bác sĩ để giải quyết vấn đề này.

6. Chơi nhạc nhẹ nhàng

Có một thực tế là các em bé phản ứng rất tốt với âm nhạc ngay cả khi chúng còn trong bụng mẹ. Vì vậy, ngay cả khi ra khỏi bụng mẹ, bạn có thể sử dụng âm nhạc để đưa chúng vào giấc ngủ.

Bạn có thể chơi một số nhạc cụ nhẹ, hoặc thậm chí hát một bài hát ru cho bé. Nó sẽ giúp bé thư giãn và ngủ nhanh hơn.

7. Đặt đèn ấm

Thời gian ngủ có liên quan trực tiếp đến trí nhớ, tuổi thọ của bạn

Bạn có thể sử dụng ánh sáng ấm áp của đèn để em bé của bạn không bị bóng tối đe dọa và cũng như không bị phân tâm bởi ánh sáng.

Ánh sáng ấm áp cũng mang lại cảm giác rất thư thái và yên bình cho phòng của bé.

8. Nằm gọn gàng trên giường

Khi em bé của bạn ở trong bụng mẹ nó có một bầu không khí hoàn toàn khác. Bé được bảo vệ, an toàn và tránh xa thế giới bên ngoài.

Nhưng một khi em bé của bạn ra ngoài, chúng cần có thời gian để điều chỉnh những thứ ở thế giới bên ngoài mà chúng không quen.

Vì vậy, những gì bạn có thể làm là mang lại cho chúng cảm giác giống như trong bụng mẹ một thời gian trước khi chúng lớn lên.

9. Mát-xa và tắm nước ấm trước khi đi ngủ

Các bạn nhỏ của bạn sẽ thích tắm nước ấm vào ban đêm, sau đó là mát xa nhẹ nhàng để giảm bớt căng thẳng cho cả ngày.

Em bé cũng bị căng thẳng. Khi cơ thể bé thư giãn, nó sẽ giúp bé ngủ ngon hơn bình thường.

Tắm nước ấm và mát xa là hai điều bạn có thể đưa vào lịch trình hàng ngày để giúp em bé ngủ ngon một mình.

AN NHIÊN [THEO BOLDSKY]

Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Việc cho trẻ ngủ riêng có thể giúp hình thành tính tự lập từ sớm. Tuy nhiên “trẻ mấy tuổi thì sẽ ngủ riêng?” và “cách tập cho trẻ ngủ riêng như thế nào để đạt hiệu quả?” chính là vấn đề thách thức các bậc làm cha mẹ.

Tập cho bé ngủ riêng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời hình thành những thói quen tốt:

  • Tập cho bé ngủ riêng giúp giảm nguy cơ tử vong sơ sinh: Các nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ ngủ riêng sẽ hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, có tới hơn 1/2 trường hợp trẻ tử vong do bị mẹ đè và gây ngạt thở.
  • Tập cho bé ngủ riêng sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn: Khi trẻ ngủ chung cùng với cha mẹ có thể hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm hoặc quấy khóc. Đặc biệt, cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Những điều này sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn, thậm chí không có thói quen tự ngủ hoặc khó ngủ lại nếu bị tỉnh giấc vào ban đêm. Chính vì thế, nếu được cho ngủ riêng thì trẻ có thể rèn thói quen tự ru mình vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Thời gian ngủ đúng và đều đặn sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.
  • Cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp hình thành thói quen tự lập khi lớn lên.
  • Khi trẻ ngủ riêng có thể giúp tránh được các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý: Nếu ngủ chung với cha mẹ, có thể một lúc nào đó trẻ sẽ bắt gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của mình như: Cha mẹ cãi nhau, hành vi bạo lực gia đình... Những hình ảnh này nếu trẻ chứng kiến nhiều thì sẽ ăn sâu vào tâm trí và ảnh hưởng đến phát triển tâm lý sau này. Một số trẻ có thể xảy ra những chấn động tâm lý không hề nhỏ.

Tập cho bé ngủ riêng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Lựa chọn thời điểm cho trẻ ngủ riêng sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân. Nếu trẻ hợp tác thì cha mẹ có thể cho trẻ ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ. Trong trường hợp mà trẻ lớn rồi vẫn chưa chịu ra ngủ riêng thì cha mẹ cũng cần có các biện pháp thuyết phục.

Cha mẹ không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn, nhất là sau 3 tuổi. Bởi vì, ở thời kỳ này, trẻ đã có khả năng phân biệt giới tính, nếu vẫn tiếp tục ngủ với cha mẹ thì có thể sẽ gặp những hoàn cảnh thật trớ trêu. Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng khi được 3 tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể dẫn đến lo lắng và sợ hãi. Mặc dù thế, cha mẹ vẫn nên tìm các thuyết phục, đồng thời cũng trấn an để trẻ có thể tự ngủ riêng khi được khoảng 4 đến 6 tuổi.

Thời gian cho trẻ ngủ riêng sớm nhất có thể bắt đầu từ 4 đến 6 tuần tuổi. Khi đó cha mẹ có thể sử dụng nôi hoặc giường riêng để trẻ có thể ngủ 1 mình mà vẫn có thể quan sát được sự an toàn của con.

Cách tập cho bé ngủ riêng khá quan trọng và quyết định nhiều đến sự thành công hay thất bại của việc làm này. Cha mẹ có thể bổ sung những bí kíp để có thể tìm ra cách cho trẻ ngủ riêng được hiệu quả mà vẫn giữ được hòa khí trong gia đình:

  • Cha mẹ hãy tập cho bé ngủ riêng từ lúc còn rất nhỏ: Thực tế thì nếu để 1 em bé quá nhỏ ngủ riêng có thể khiến cho cha mẹ cảm thấy lo lắng và suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên về lâu dài thì đó lại quyết định đúng đắn giúp trẻ có thể ngủ riêng 1 cách thoải mái nhất.
  • Cha mẹ hãy dùng lời nói dịu dàng và có lý lẽ để thuyết phục trẻ ngủ riêng: Đối với trẻ em, việc sử dụng những lời nói mang tính chất khiển trách hay tiêu cực có thể khiến cho việc trao đổi ngôn ngữ trở nên khó khăn, thậm chí trẻ có thể có những phản ứng thái quá. Để trẻ có thể tự nguyện ra ngủ riêng thì cha mẹ hãy sử dụng lời nói nhẹ nhàng và có lý để thuyết phục. Đồng thời hướng dẫn cho trẻ cách thực hiện đạt hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ dạy cho trẻ rèn luyện tính độc lập: Nếu không có cha mẹ bên cạnh mà trẻ không thể tự ngủ được thì cần phải có kế hoạch cụ thể từng bước để rèn luyện lại tính độc lập cho con. Chẳng hạn cha mẹ có thể đồng ý và ngồi trên giường để trẻ ngủ, sau đó, sẽ từ từ di chuyển đến ngồi ở 1 chiếc ghế hoặc 1 vị trí nào đó trong phòng, cuối cùng có thể đi ra khỏi phòng hoàn toàn khi trẻ đã ngủ say.
  • Cha mẹ tập cho trẻ ngủ riêng nhưng không được nóng vội: Ra ngủ riêng được xem là bước ngoặt lớn đối với trẻ. Để trẻ quen dần với hoạt động này, cha mẹ hãy thực hiện từ từ và tốc độ sẽ tùy thuộc vào khả năng của con. Có thể sẽ mất khoảng vài tuần để thuyết phục trẻ thực hiện việc này. Nếu quá nóng vội thì mọi nỗ lực cho trẻ ngủ riêng có thể sẽ bị thất bại.
  • Cha mẹ giúp trẻ duy trì thói quen ngủ riêng.
  • Đôi khi cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ ngủ riêng bằng cách chiều một vài sở thích nhỏ của chúng.
  • Nói chuyện với trẻ về vấn đề trẻ ngủ riêng từ sớm. Điều này có thể giúp trẻ có thời gian để chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng tham gia hoạt động này.
  • Cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu những nỗi sợ hãi của trẻ trong trường hợp ngủ riêng và xoa dịu chúng. Mọi nỗi sợ hãi sẽ khiến việc ngủ riêng của trẻ trở nên khó khăn hơn.
  • Cha mẹ luôn luôn thể hiện yêu thương và quan tâm tới trẻ. Đa số trẻ đều thích được ngủ trong sự ôm ấp, vỗ về của cha mẹ. Vì vậy cha mẹ có thể ôm hôn con trước khi đi ngủ để con cảm thấy được yêu thương và che chở.

Cách tập cho bé ngủ riêng khá quan trọng

Tóm lại, việc cho trẻ ngủ riêng từ sớm nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của cha mẹ sẽ giúp hình thành những thói quen tốt, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ở trẻ. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này thì cha mẹ cần phải khéo léo, kiên trì và có kế hoạch cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề