Cách theo dõi chất lượng thuốc tại nhà thuốc

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc được xem là một trong những việc làm cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dược phẩm và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Theo quy định, các nhà thuốc phải thực hiện bảo quản theo tiêu chuẩn GPP thực hành tốt nhà thuốc. Vậy chủ cửa hàng kinh doanh thuốc cần lưu ý những gì và quy trình cụ thể khi bảo quản thuốc ra sao?

Tại sao phải bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP?

Mỗi nhà thuốc khi mở ra đều phải đáp ứng theo tiêu chuẩn thực hành tốt, sơ đồ nhà thuốc GPP. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và là quy định do Bộ Y tế yêu cầu đối với ngành Dược. Ngoài việc bố trí nhà thuốc ra sao, quy trình bán hàng như thế nào thì cách bảo quản thuốc tại nhà thuốc cũng rất đáng để lưu tâm.

Việc bảo quản thuốc tại các quầy thuốc có đảm bảo thì mới an toàn cho sức khỏe cộng đồng, đáp ứng đầy đủ các quy định mà Bộ Y tế đưa ra. Về vấn đề này Bộ trưởng Bộ Y tế có ban hành quy định tại mục III phụ lục I – 1a Thông tư 02/2018/TT – BYT về thực hành tốt nhà thuốc như sau:

  • Khi bảo quản bất kỳ loại thuốc nào cũng cần đảm bảo điều kiện bảo quản như yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên nhãn thuốc. Đặc biệt chú ý đến những loại thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt như thuốc độc, thuốc hướng tâm thần hoặc chứa chất gây nghiện, vắc-xin…
  • Khi sắp xếp thuốc tại quầy nên bố trí phân loại theo các nhóm dược lý để tránh nhầm lẫn, sai sót.
  • Để không bị nhầm lẫn thuốc kê đơn với các loại thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng… thì phải sắp xếp riêng. Nếu có điều kiện, nên có tủ bảo quản dành riêng cho thuốc kê đơn và có ghi chú bên ngoài.
  • Các loại thuốc cần có phương pháp bảo quản đặt biệt cần bảo quản tách biệt, đảm bảo các biện pháp an toàn theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ như thuốc độc, thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc có nguy cơ lạm dụng, thuốc nhạy cảm…
  • Thuốc độc hoặc các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc nhưng bị cấm sử dụng cần được bảo quản tách biệt trong tủ riêng, có ghi chú cẩn thận. Khu vực bảo quản phải dễ quan sát, tránh gây nhầm lẫn.

Với những quy định đã ban hành nhằm thực hành tốt nhà thuốc, việc bảo quản thuốc tại mỗi cửa hàng thuốc cần đặc biệt lưu ý. Việc làm này không chỉ giúp nhà thuốc hoạt động tốt, an toàn mà còn tránh gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Xem thêm

  • Quy Trình Bán Thuốc Theo Đơn – Kiến Thức Dược Sĩ Nên Biết
Nhà thuốc cần tuân thủ nguyên tắc bảo quản thuốc theo quy định chung

Quy định về thiết bị bảo quản thuốc tại các quầy thuốc

Bất kỳ nhà thuốc nào đều cần có những thiết bị bảo quản và hỗ trợ bảo quản thuốc tốt nhất đảm bảo điều kiện bảo quản cho phép. Yêu cầu đối với các thiết bị cụ thể như sau:

Thiết bị bảo quản thuốc

Để tránh tác động xấu từ môi trường, độ ẩm, vi khuẩn… mỗi nhà thuốc cần đạt tiêu chuẩn khi lắp đặt các thiết bị bảo quản thuốc để nâng cao hiệu quả. Quy định đối với các thiết bị này là:

  • Tất cả các tủ, quầy bảo quản, giá kệ đựng thuốc đều phải thiết kế trơn nhẵn, dễ dàng cho việc vệ sinh. Không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn cần chắc chắn, thuận tiện cho việc bày bán thuốc.
  • Đèn chiếu sáng trong quầy phải đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng để nhân viên có thể nhìn thấy tem mác sản phẩm, ghi chú tại các kệ thuốc…
  • Ngoài ra, thiết bị không thể thiếu để đảm bảo điều kiện môi trường khi bảo quản thuốc là nhiệt kế, ẩm kế. Đây là thiết bị để đo lường độ ẩm đạt tiêu chuẩn cho phép khi bảo quản thuốc và phải được hiệu chuẩn định kỳ phù hợp với quy định.
  • Các cơ sở được tái đánh giá việc đáp ứng đủ tiêu chuẩn GPP. Hay cơ sở được cấp mới giấy phép đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh nhà thuốc sau ngày ra thông tư cần có ít nhất 1 thiết bị ghi nhiệt độ với tần suất hợp lý. Thông thường, tần suất phù hợp là từ 1 – 2 lần/giờ tùy vào từng mùa. Với các cơ sở khác giấy phép còn hiệu lực cũng cần trang bị 1 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi trước ngày 01/01/2019.
  • Các thiết bị bảo quản thuốc phải đáp ứng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Với những loại thuốc yêu cầu bảo quản trong nhiệt độ phòng đòi hỏi nhiệt độ không vượt quá 30 độ C và độ ẩm nhỏ hơn 75%. Theo tiêu chuẩn, điều kiện bảo quản thường dao động từ khoảng 15 – 25 độ C, tùy vào khí hậu và thời tiết có thể lên tới 30 độ C.
  • Với các loại thuốc có yêu cầu bảo quản lạnh cần có tủ mát bảo quản theo quy định. Nhiệt độ bảo quản mát từ 8 – 15 độ C, nhiệt độ bảo quản lạnh 2 – 8 độ C.
  • Quá trình bào quản thuốc tuyệt đối không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không để mùi, chất gây ô nhiễm bay từ ngoài vào. Các kho, tủ bảo quản thuốc cần kê đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt…
  • Nhà thuốc cần đảm bảo hệ thống báo cháy, chữa cháy đúng quy định. Hệ thống tường, trần nhà, mái nhà cần vững chắc, thông thoáng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu. Nền nhà phải sạch sẽ, bằng phẳng, chống thấm, chống ẩm tốt.
Tủ bảo quản thuốc phải được kê đặt ở nơi cao ráo, bằng phẳng

Quy định đối với các thiết bị ra lẻ, bao bì ra lẻ

Theo quy định này, không chỉ thuốc đang được bảo quản trong cửa hàng mới cần nhân viên kiểm soát bảo quản hợp lý mà ngay cả khi ra lẻ thuốc cũng cần chú ý. Cụ thể của quy định này như sau:

  • Trong tình huống ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bảo quản thì nhân viên phải đựng thuốc trong túi kín khí, đủ cứng, có nút kín.
  • Nghiêm cấm tình trạng sử dụng bao bì có chứa nội dung quảng bá hình ảnh sản phẩm cho thuốc khác để làm bao bì đựng thuốc.
  • Thuốc dùng ngoài không theo đơn của bác sĩ và thuốc cần có điều kiện bảo quản đặc biệt… phải được đựng trong bao bì tách biệt để tránh nhầm lẫn. Có ghi chú rõ ràng cho người mua biết và phân biệt.
  • Một số loại thuốc được pha chế theo đơn cần được bảo quản trong bao bì chuyên dụng dành cho dược phẩm đó khi ra lẻ để tránh thuốc bị ảnh hưởng. Đây cũng là cách để không làm biến chất của thuốc và dễ dàng phân biệt thuốc pha chế sẵn với các loại thực phẩm, đồ uống khác.

Thông tin hữu ích

  • SOP Nhà Thuốc Là Gì? Quy Trình Thao Tác Chuẩn SOP
Phân loại từng nhóm thuốc và ghi chú rõ ràng cho người mua dễ nhận biết

Quy định về việc ghi nhãn trong bảo quản thuốc tại nhà thuốc

Với các nhóm thuốc cơ bản dùng bán lẻ có đơn thuốc đi kèm, bao bì bên ngoài của thuốc cần ghi rõ các thông tin sau: Tên của thuốc, hàm lượng thuốc, dạng bào chế, nồng độ. Còn đối với những trường hợp thuốc bán lẻ không có đơn thuốc cần ghi thêm các thông tin như: Liều dùng, cách dùng và số lần sử dụng trong ngày.

Đối với các trường hợp thuốc pha chế theo đơn cần ghi thêm bên ngoài bao bì bảo quản thuốc các thông tin: Ngày tháng pha chế, ngày tháng hết hạn, tên của người bệnh, tên và địa chỉ của nơi pha chế thuốc, cảnh báo an toàn đối với trẻ em nếu cần.

Cần tuân thủ quy định bảo quản thuốc tại nhà thuốc trong việc ghi nhãn

Yêu cầu cụ thể trong bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn GPP

Việc bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP cần tuân thủ nghiêm ngặt theo Thông tư mà Bộ Y tế ban hành. Khi thực hiện quy trình bảo quản thuốc cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu dưới đây:

  • Điều kiện bảo quản thuốc phải duy trì một cách xuyên suốt không gián đoạn, tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc. Đặc biệt, với những loại thuốc có yêu cầu về điều kiện bảo quản đặc biệt như bảo quản lạnh trong kho lạnh, tủ mát. Thuốc yêu cầu bảo quản tránh ánh sáng cần đựng trong bao bì kín, không có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Bao bì bảo quản thuốc cần được giữ nguyên vẹn trong cả quá trình bảo quản, tuyệt đối không sửa chữa, xé rách…
  • Các loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng sai như thuốc độc, thuốc hướng tâm thần, có chất gây nghiện… phải bảo quản riêng biệt. Bên ngoài tủ bảo quản cần có ghi chú rõ ràng để nhân viên không nhầm lẫn.
  • Mỗi cửa hàng bán lẻ thuốc cần định kỳ đối chiếu sổ sách với hàng tồn kho thực tế để kiểm soát chênh lệch. Đặc biệt là khi mỗi lô hàng nhập về được sử dụng hết để tránh tình trạng tồn hàng cũ.
  • Bất kỳ sai phạm hay sự chênh lệch nào giữa sổ sách kho và hàng tồn thực tế đều cần điều tra rõ sai phạm là do sự bất cẩn khi nhập kho hay bán hàng… Với những trường hợp như vậy, truy xét rõ ràng còn tránh được tình trạng sai sót là do nhân viên đã thực hiện hành vi sai trái, không đúng quy định. Chủ cửa hàng thuốc cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Tìm hiểu thêm

  • Cách Tra Cứu Giá Thuốc, Trang Thiết Bị Chính Xác Nhất
Việc bảo quản thuốc tại nhà thuốc cần duy trì xuyên suốt
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc FIFO và FEFO đối với ngành Dược trong bảo quản thuốc bằng cách thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, số lô của dược phẩm, kịp thời phát hiện hàng gần hết hạn. Đây là cách để tránh bán sản phẩm hết hạn ra thị trường, bảo đảm an toàn cho người bệnh và nâng cao uy tín nhà thuốc.
  • Kiểm tra định kỳ các sản phẩm được bảo quản trong tủ thuốc để phát hiện ra các thuốc bị biến đổi, bay hơi, hư hỏng do quá trình bảo quản, va đập…
  • Đối với những loại thuốc đã quá hạn cần lưu trữ riêng biệt và có ghi chú rõ ràng tránh bán nhầm cho người bệnh. Cửa hàng thuốc cũng cần lên phương án đề phòng khi xảy ra sự cố do bất cẩn bán nhầm thuốc hết hạn.
  • Đảm bảo khu bảo quản thuốc luôn sạch sẽ, thông thoáng, không có nấm mốc, sâu bệnh… Điều kiện độ ẩm, môi trường cũng cần tuân thủ theo yêu cầu mà Thông tư Bộ Y tế đã nêu rõ.

Trên đây là những quy định về bảo quản thuốc tại nhà thuốc và hướng dẫn cho nhân viên các cửa hàng thuốc thực hiện. Việc tuân thủ theo quy định mà Bộ Y tế đã ban hành không chỉ giúp duy trì hoạt động của quầy thuốc mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề