Cách tính cổ phần ưu đãi biểu quyết

1. Khái niệm công ty cổ phần

– Công ty cổ phầnlà một hình thức công ty được tổ chức và hoàn thiện cả về mặt vốn lẫn cơ cấu tổ chức. Công ty cổ phần thành lập có kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi đối với các cổ đông, tạo ra được các điều kiện tốt nhất cho việc quản lý công ty được hoàn toàn dân chủ, cũng như việc hoạt động có hiệu quả. Các thiết chế hoạt động trong công ty cổ phần bao gồm những thành phần chủ chốt sau: thứ nhất là đại hội đồng cổ đông, thứ hai là hội đồng quản trị, thứ ba là ban kiểm soát, thứ tư là ban giám đốc và cuối cùng là các chức danh quản lý khác của loại hình công ty cổ phần này.

– Đây được xem là một loại hình công ty duy nhất hoạt động dựa trên khả năng huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phần trong đó loại hình cổ phần phổ thông được chuyển nhượng một cách tự do trên thị trường (ngoài một số trường hợp luật hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông). Bất cứ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu và thực hiện việc mua cổ phần của công ty đều trở thành cổ đông của công ty cổ phần đó. Những yếu tố này một mặt là tạo thuận lợi cho loại hình công ty cổ phần này trong việc thực hiện mục đích huy động vốn cho công ty nhưng mặt khác chính là hạn chế đối với cơ cấu quản lý của công ty cổ phần.

Vì các thành viên trong công ty này có thể được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nên các cổ đông rất dễ dàng trong việc gia nhập hoặc thực hiện việc rút khỏi công ty cổ phần. Trong khi đó, đối với bộ máy quản lý công ty phải hết sức ổn định thì mới quản lý và điều hành được tốt công việc sản xuất kinh doanh của công ty tạo nên.

Cách Tính Số Phiếu Biểu Quyết Công Ty Cổ Phần Thì Có Quyền Biểu Quyết?

Bạn đang xem: Cách Tính Số Phiếu Biểu Quyết Công Ty Cổ Phần Thì Có Quyền Biểu Quyết? Tại Tác Giả

Một cổ phiếu bằng một phiếu biểu quyết

Vụ việc tranh chấp đại khái như sau. Một công ty cổ phần có 10 cổ đông. Trong đó có tám cổ đông nắm giữ 70% cổ phần phổ thông và hai cổ đông còn lại nắm giữ 30% cổ phần phổ thông. ĐHĐCĐ của công ty thông qua quyết định, trong đó tám thành viên tán thành, hai thành viên (đang nắm giữ 30% cổ phần phổ thông) không có ý kiến.

Đang xem: Cách tính số phiếu biểu quyết công ty cổ phần

Theo đó, có quan điểm cho rằng quyết định này không có giá trị pháp lý vì những người biểu quyết thông qua quyết định chỉ nắm giữ 70% cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi ý kiến của nhóm cổ đông khác thì lại cho rằng công ty có 10 cổ đông, tám cổ đông biểu quyết thông qua.

Theo khoản 5 điều 104 Luật Doanh nghiệp, “Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”. Vì có 8/10 người thông qua, nên nghị quyết này là hợp pháp.

Tác giả bài báo cho rằng khoản 5 điều 104 diễn tả chưa được rõ ràng, nên cần phải sửa quy định này thành: “Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông hiện hữu chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định”.

Tuy vậy, nếu xét kỹ hơn, bản chất của vấn đề dường như không phải vậy.

Còn có biệt lệ

Trong công ty cổ phần, cổ phần là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên vốn điều lệ. Luật công ty thiết kế các quyền lợi của cổ đông trên cơ sở này. Cụ thể, ai sở hữu bao nhiêu cổ phần thì sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với số cổ phần đó và quyết định các vấn đề khác trong công ty cũng tương ứng với số cổ phần mà họ nắm giữ. Mặt khác, nếu công ty thua lỗ, người nào sở hữu nhiều cổ phần hơn thì sẽ chịu tổn thất nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là nếu như cùng sở hữu một cổ phần thì quyền biểu quyết và hưởng lợi nhuận là như nhau. Điểm a, khoản 1 điều 79 Luật Doanh nghiệp cũng quy định mỗi cổ phần phổ thông (CPPT) có một phiếu biểu quyết. Như vậy là rất công bằng. Nguyên lý nền tảng ban đầu là như vậy.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Trang 4 Tập 2, 3, 4 Trang 3 Vở Bài Tập Toán 4 Tập 2

Tuy vậy, theo thời gian nguyên lý này có một số biến tấu, quyền lợi nghĩa vụ của thành viên có sự thay đổi một chút với sự ra đời của các loại cổ phần ưu đãi. Như tên gọi, người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được hưởng một ưu đãi, ưu đãi về biểu quyết. Đã gọi là cổ phần ưu đãi (không phải là phổ thông) có nghĩa là nếu công ty có quy định thì mới có loại cổ phần này, nếu công ty không có quy định thì sẽ không có. Lý do là nhà làm luật muốn dành các biệt lệ cho những đối tượng rất đặc biệt trong công ty (*). Cũng vì đó mà số phiếu biểu quyết của mỗi cổ phần loại này sẽ nhiều hơn một phiếu. Về mặt pháp lý, Luật Doanh nghiệp không ấn định cụ thể mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết có bao nhiêu phiếu biểu quyết mà dành quyền quyết định cho các công ty tự quyết định số phiếu cụ thể trong điều lệ của công ty mình.

Khi đề cập đến số phiếu có quyền biểu quyết, hàm ý của điều 104 khoản 5 muốn nói đến quyền biểu quyết tương ứng với số cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết mà cổ đông sở hữu trong công ty. Một điều chắc chắn, đã là cổ đông sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết (bao gồm CPPT và cổ phần ưu đãi biểu quyết) thì cổ đông sẽ có quyền biểu quyết. Nhưng không vì thế mà có thể khẳng định số phiếu mà mỗi người có là bằng nhau. Do đo, ta sẽ dễ dàng kết luận được ý kiến cho rằng 8/10 cổ đông bỏ phiếu đồng ý có nghĩa quyết định được thông qua với tỷ lệ là 80% số phiếu có quyền biểu quyết là sai lầm.

Đến lượt khuyến nghị nên thay đổi khoản 5 điều 104 của Luật Doanh nghiệp theo hướng tỷ lệ biểu quyết dựa trên cổ phần thay vì số cổ phiếu cũng cần phải xem lại bởi:

(1) Trong trường hợp công ty chỉ có một loại cổ phần có quyền biểu quyết là cổ phần phổ thông, khuyến nghị này là chấp nhận được. Vì mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Cho nên nói số phiếu biểu quyết hay cổ phần có quyền biểu quyết không khác biệt gì lắm.

(2) Trong trường hợp công ty có thêm cổ phần ưu đãi biểu quyết, vấn đề sẽ trở nên khác đi. Lúc này cổ phần có quyền biểu quyết gồm có (i) cổ phần phổ thông và (ii) cổ phần ưu đãi biểu quyết. Giả sử mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết có hai phiếu biểu quyết. Như vậy, hai cổ phần có quyền biểu quyết (1CPPT + 1 CPƯĐBQ) đã có đến ba phiếu biểu quyết. Cho nên số cổ phần có quyền biểu quyết và số phiếu biểu quyết là khác nhau mất rồi. Nếu như căn cứ theo tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết thay vì căn cứ vào số phiếu có quyền biểu quyết, vô hình trung đã xóa bỏ mất vai trò của loại cổ phần ưu đãi biểu quyết. Vì cho dù có quy định tỷ lệ số phiếu biểu quyết cao hơn bao nhiêu so với CPPT cũng không có ý nghĩa gì vì tỷ lệ được áp dụng không phải là số phiếu biểu quyết mà chỉ căn cứ vào số lượng cổ phần mà thôi.

Tóm lại, quy định của khoản 5 điều 104 Luật Doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý, không cần phải thay đổi số phiếu biểu quyết thành số cổ phần có quyền biểu quyết.

Xem thêm: bài tập trắc nghiệm hàm số lũy thừa violet

__________________________________________________

(*) Lưu ý là không phải cổ đông nào cũng có quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết mà chỉ có cổ đông sáng lập và tổ chức do Chính phủ ủy quyền đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp mới được sở hữu.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính

Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết Là Gì?.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong bốn loại của cổ phần ưu đãi bên cạnh cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần biểu quyết được gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần được định nghĩa tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể: Cổ phần biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần do Điều lệ công ty quy định.

Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần biểu quyết có ưu đãi hơn các cổ đông khác ở chỗ cổ đông này có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với những cổ đông khác không sở hữu cổ phần.

>>> Xem Thêm Giải Thể Doanh Nghiệp Trọn Gói.

Cách tính cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số câu hỏi: DN363

Câu hỏi:

Tại sao cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền lớn hơn so với cổ đông năm giữ cổ phần phổ thông? Tại sao sau 3 năm thì cổ phần ưu đãi biểu quyết lại chuyển thành cổ phần phổ thông?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong những loại cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần. Khoản 1 điều 116 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: "Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định".

Khoản 3 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: "Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông".

Như vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.

Do đó, đối với cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể hiểu những người này có quyền lớn hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.

Việc cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 3 năm cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển thành cổ phần phổ thông. Điều này cho thấ quyền lực ở đây không nằm trong tay một cá nhân mà thuộc về đại hội đồng cổ đông, thuộc về tập thể các thành viên trong hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter

Chia sẻ

Các loại cổ phần trong công ty cổ phần.

Cách tính cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Theo Điều 113 của Luật Doanh Nghiệp 2014, "công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.


Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông".

Vậy mỗi loại cổ phần có đặc điểm như thế nào? Quyền và lợi ích của cổ đông sở hữu những cổ phần cùng loại ra sao?

1. Cổ phần phổ thông

Cổ phần phổ thông là cổ phần phổ biến nhất phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.

* Quyền của cổ đông phổ thông:

· Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

· Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

· Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đôngtrongcông ty;

· Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó;

· Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

· Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

· Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

* Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lêntrongthời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

· Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

· Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

· Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;

· Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

* Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:

· Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần camkếtmua.

· Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.Trường hợpcó cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

· Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

· Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

2. Cổ phần ưu đãi biểu quyết, quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết

Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lựctrong03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

· Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông;

· Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

3. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức

Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2014:

- Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

· Nhận cổ tức theo quy định;

· Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

· Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

4. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

Điều 118, Luật Doanh nghiệp năm 2014:

- Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Tại khoản 2 Điều 118 của Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền sau:

Được yêu cầu công ty hoàn lại vốn; các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

· Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

· Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đôngquyếtđịnh.

· Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

· Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Tuyết - Công ty luật TNHHĐức An.