Cần bao nhiêu vốn để thành lâppj được ngân hàng năm 2024

Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Em được biết, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là Ngân hàng trung ương trong tổ chức bộ máy nhà nước ta. Em thắc mắc không biết với vị trí, vai trò quan trọng như vậy thì Ngân hàng Nhà nước có mức vốn pháp định là bao nhiêu? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Trần Minh Nhật (nhat***@gmail.com)

Ngày 18/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 195/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tại trung ương; các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước; các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 195/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng, được hình thành từ nguồn vốn hiện có (đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012) và nguồn vốn được bổ sung theo quy định tại Điều 8 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xác định nguồn vốn hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo quy định này, Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, căn cứ quy định trên, từ tháng 3/2014, kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước có mức vốn pháp định là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 195/2013/TT-BTC.

Theo Thông tư số 9/2010, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) cần có 5 điều kiện chính.

Thứ nhất, về vốn điều lệ, ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập; vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam; nguồn vốn góp thành lập ngân hàng phải tuân thủ những điều kiện cụ thể.

Thứ hai, về cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, trong đó có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có tư cách pháp nhân. Các cổ đông phải có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng… Với cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng.

Thứ ba, thông tư cũng quy định điều kiện bắt buộc đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, là tổ chức. Trong đó các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng, đồng thời các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập.

Thứ tư, một trong những điều kiện để được xem xem cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần là phải có điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ năm, đề án thành lập ngân hàng phải bao gồm các nội dung cơ bản và được quy định cụ thể tại thông tư.

Ngoài ra, để tiến hành hoạt động, ngân hàng được cấp giấy phép phải có đầy đủ các điều kiện liên quan: Có điều lệ tổ chức và hoạt động được Ngân hàng Nhà nước chuẩn ý; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn điều lệ theo quy định và số vốn điều lệ này phải gửi vào tài khoản phong tỏa không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt trụ sở chính sau khi được cấp giấy phép và trước khi khai trương hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi ngân hàng khai trương hoạt động.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải có trụ sở chính bảo đảm điều kiện theo quy định; đăng báo theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép; bảo bảo đảm tối thiểu các điều kiện khai trương hoạt động khác theo đúng đề án thành lập ngân hàng đã trình Ngân hàng Nhà nước liên quan đến vốn điều lệ, nhân sự chủ chốt, công nghệ thông tin.

Cần bao nhiêu tiền để thành lập ngân hàng?

Theo để được hoạt động thì ngân hàng thương mại phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP.

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

Theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP, Khoản 1, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại được quy định là 3.000 tỷ đồng.

Theo Điều lệ của ngân hàng ngân hàng phải có tối thiểu bao nhiêu cổ đông?

Ngân hàng thương mại cổ phần phải có ít nhất 35 cổ đông, (trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động trong lĩnh vực nông thôn phải có ít nhất 25 cổ đông); trong đó phải có cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước hoặc Công ty cổ phần (có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước trên 30% vốn điều lệ) tham gia.

Vốn pháp định của Ngân hàng chính sách là bao nhiêu?

Cụ thể, mức vốn pháp định đối với các loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng như sau: Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD); Công ty tài chính: 500 tỷ đồng; Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ ...