Phụ cấp độc hại văn thư lưu trữ năm 2024

Bà Giang hỏi, theo Điểm a Khoản 3, Mục II của Thông tư số 07/2005/TT-BNV thì hằng ngày thời gian bà làm việc trong kho (trích lục hồ sơ) dưới 4 giờ thì có được tính là 1.490.000 x 0,2 = 298.000 chia cho 2 (nửa ngày làm việc) là 149.000 đồng/ngày hay không? Nếu như vậy mỗi tháng bà được hưởng phụ cấp độc hại là 149.000 x 22 ngày làm việc = 3.278.000 đồng. Vậy từ năm 2017 đến nay bà có được truy lĩnh lại khoản phụ cấp độc hại đó hay không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Mục II Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định cụ thể mức phụ cấp và cách tính.

Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hằng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ BHXH.

Việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh Cà Mau thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Vì vậy, đề nghị bà Trúc Giang liên hệ với cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau (Sở Nội vụ) để được giải đáp.

Mức phụ cấp đối với CC.VC trực tiếp làm công tác lưu trữ (kể cả kiêm nhiệm) được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0,2 tính theo mức lương tối thiểu đối với CC.VC trực tiếp làm công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ (hệ số 0,2 x mức lương tối thiểu hiện hành).

  1. Cách tính chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại Kho Lưu trữ; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được chi cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

  1. Mức bồi dưỡng

Mức 1: 10. 000 đồng, áp dụng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế đối với các công việc thuộc nghiệp vụ chuyên ngành lưu trữ.

  1. Cách tính trả chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Việc chi chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với CC.VC (kể cả kiêm nhiệm) làm công tác lưu trữ thực hiện theo quy trình: lịch công tác, chấm công (ngày giờ công), theo dõi công tác và có xác nhận của lãnh đạo quản lý trực tiếp.

Bạn có thể tham khảo các nội dung cụ thể tại các văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ TPHCM trên website này (Công văn số 1416/SNV-QLVTLT ngày 10/11/2009; Công văn số 3048/SNV-CCVTLT ngày 30/8/2016; Công văn số 3712/SNV-CCVTLT ngày 18/9/2017).

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thúy Anh, là công chức kế toán đang làm việc tại Tòa án nhân dân cấp huyện, trước đây tại cơ quan tôi có bạn làm công tác văn thư lưu trữ. Nhưng gần đây vì tinh giảm người làm việc tại cơ quan nhà nước nên bạn ấy đã được nghỉ việc. Tôi là công chức kế toán nhưng kiêm nhiệm thêm công việc văn thư lưu trữ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Mức phụ cấp đối với người làm công việc văn thư lưu trữ quy định thế nào?

Theo quy định tại Công văn 2939/BNV-TL năm 2005' onclick="vbclick('FD3', '267728');" target='_blank'> Công văn 2939/BNV-TL năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ:

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ thì được hưởng mức phụ cấp độc hại ở Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu (lương cơ sở).

  1. Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.
  1. Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.

Tình huống đặt ra là viên chức đang là nhân viên văn thư, bây giờ kiêm nhiệm thêm công việc thủ quỹ thì hưởng phụ cấp bao nhiêu? Có thể hưởng đồng thời các loại phụ cấp cùng một lúc của hai công việc hay không? Hay chỉ được hưởng mức cao nhất.

Quyền của viên chức đối về tiền lương

- Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy rằng khi viên chức làm kiêm nhiệm thì vẫn được đảm bảo các quyền lợi liên quan đến tiền lương, bao gồm chính sách đối với công việc kiêm nhiệm chứ không phải riêng gì công việc chính ban đầu.

Phụ cấp của văn thư và thủ quỹ

Đối với vị trí văn thư lưu trữ thì có Công văn số 2939/BNV-TL của Bộ Nội vụ về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ. Tại Công văn có nêu rõ thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

- Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

- Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng.

Còn đối với vị trí văn thư lưu trữ thì có phụ cấp trách nhiệm theo Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành. Trong đó, mức 4 với hệ số 0.1 áp dụng đối với các công việc:

- Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;

- Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;

- Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;

- Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;

- Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;

- Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;

- Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;

- Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;

- Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;

- Tổ trưởng các ngành còn lại.

Từ những nội dung trên, có thể thấy rằng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp độc hại, nguy hiểm là hai loại phụ cấp khác nhau cho các công việc khác nhau. Hiện không có quy định nào hạn chế nhận cả hai khi kiêm nhiệm nên về nguyên tắc cá nhân khi làm kiêm nhiệm vẫn sẽ nhận cả hai loại phụ cấp trên.

Văn thư lưu trữ hưởng phụ cấp bao nhiêu?

Như vậy, kể từ ngày 01/7/2023 mức phụ cấp trách nhiệm công việc của Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước = 1.800.000 x 0.2 = 360.000 đồng/tháng.

Phụ cấp độc hại tối đa là bao nhiêu?

Với mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP), mức phụ cấp độc hại tương ứng với số tiền là: 180.000 đồng/tháng; 360.000 đồng/tháng; 540.000 đồng/tháng và 720.000 đồng/tháng.

Nhân viên văn thư trường học cần bằng cấp gì?

(Chinhphu.vn) - Tiêu chuẩn là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Văn thư trường học làm những công việc gì?

- Thực hiện các nhiệm vụ của Văn thư trường học: tiếp nhận, gửi và quản lý văn bản đến, văn bản đi; lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ tài liệu vài lưu trữ; quản lý, sử dụng con dấu, các loại bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận,....; làm ngân sách hàng tháng, các hồ sơ liên quan đến học phí của học sinh trung học.