Câu hỏi và bài tập Sinh học lớp 9 trang 13

Xuất bản ngày 24/08/2018 - Tác giả: Giangdh

Hướng dẫn giải bài tập và đáp án bài 4 trang 13 SGK sinh học lớp 9

Đề bài:

Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a] Toàn quả vàng

b] Toàn quả đỏ

c] Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d] Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Trả lời:

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai

P :       AA [ quả đỏ]   x  aa [ quả vàng]

GP :       A                        a

F1 :                        Aa [ quả đỏ]

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn

Bài 3: Lai một cặp tính trạng [tiếp theo]

Hướng dẫn Giải Bài 1 [Trang 13, SGK Sinh học 9 ]

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mạng tính trạng trội thì cần phải làm thế nào?

Gợi ý trả lời bài 1

Để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

Xem lời giải bài tập khác cùng bài

Bài tập 1

a] Quan sát hình 5 SGK và giải thích: Tại sao ở F2 lại có 16 hợp tử?

b] Quan sát hình 5 SGK và điền nội dung phù hợp vào những ô trống trong bảng sau:

Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Tỷ lệ \ Kiếu hình F2

Hạt vàng, trơn

Hạt vàng, nhăn

Hạt xanh, trơn 

Hạt xanh, nhăn

Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ớ F2

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

Lời giải:

a] Ở F2 có 16 loại hợp tử vì: Cơ thể đực F1 tạo ra 4 loại giao tử, cơ thể cái F1 cũng tạo ra 4 loại giao tử. Trong quá trình thụ tinh, mỗi loại giao tử đực [hoặc cái] kết hợp ngẫu nhiên với 1 trong 4 loại giao tử cái [hoặc đực]. Do đó, số tổ hợp được tạo ra \[C_{4}^{1}\times C_{4}^{1}=4\times 4=16\] tổ hợp ⇔ 16 hợp tử.

b] Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng

Bài tập 2

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Quy luật phân li độc lập được hiểu là: “Các cặp nhân tố di truyền……………… trong quá trình phát sinh giao tử”.

Lời giải: 

Quy luật phân li độc lập được hiểu là: “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.

Bảng 3: So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

 

Đặc điểm

Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 [Aa] Đồng tính [trội át lặn] Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 Phân li 3 trội : 1 lặn Phân li 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp Có 

Ghi nhớ

Kiểu hình trội có thể là thuần chủng hoặc không thuần chủng [thể đồng hợp trội và thể dị hợp]. Vì vậy, để xác định được kiểu gen của nó cần phải lai phân tích, nghĩa là lai với các cá thể mang tính trạng lặn. Điều này có tầm quan trọng trong sản xuất.
Tương quan trội- lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Bên cạnh tính trạng trội hoàn toàn còn có tính trạng không hoàn toàn.

Chủ Đề