Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A

Giải hộ mình với Câu 21: Cách viết nào sau đây in ra màn hình giá trị của phân tử thứ i của mảng A? A. Write(A{i}); B. Write(A[i]); c. Write(A['I']); D.Write(A(i)); Câu 22: Cho khai bảo mảng: Var a: array[0..50] of real ; và đoạn chương trình như sau: k: 0; for i:=1 to 50 do if a[i] > a[k] then k:=i; Đoạn chương trình trên thực hiện công việc? A. Tìm phân tử lớn nhất trong mảng B. Tìm phần tử nhỏ nhất trong mảng C. Tìm chỉ số của phần tử nhỏ nhất trong mảng D. Tim chỉ số của phần tử lớn nhất trong mảng Câu 23: Hãy chọn phương án ĐÚNG về mảng một chiều? A. Chỉ là dãy các số nguyên B. Mảng không chứa các kí tự là chữ cái C. Là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu D. Không cần khai báo trước số lượng phần tử Câu 24: Với khai báo biến mảng: Var A: array[1..100] of integer; Cho biết ý nghĩa của đoạn chương trình sau: for i:=1 to n do begin write('Nhap phan tu thu' , i); readln(A[i]) end; A. Nhập số lượng phân tử của mảng A B. Tính tổng các phần tử trong mảng A C. Nhập giá trị cho N phần tử trong mảng A D. Đếm số lượng phân tử trong mảng A Câu 25: Var a: array[0..50] of real; và đoạn chương trình như sau: s=0; for i:= 0 to 50 do s:=s + a[i]; Đoạn chương trình trên thực hiện công việc? A. Tính tích các phần tử trong mảng B. Tính hiệu các phân tử trong mảng C. Tính tổng các phần tử trong mang D. Tính thương các phần tử trong mảng Câu 26: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lý? A. Var A: ARRAY[1..10] OF INTEGER; B. Var A : ARRAY[1..10] : INTEGER; C. Var A : INTEGER OF ARRAY[1..10]; D. Var A : ARRAY(1..10): INTEGER; Câu 27: Cho mảng A gồm 5 phần tử với các giá trị lần lượt là: 12 6 13 5 4 Đoạn lệnh sau in ra màn hình thông tin gì: S :=0; For i:=1 to n do S:=S+A[i];Writeln(S): A. 13 5 B. 18 C. 40 D. 12 6 13 5 4 Câu 28: Đoạn lệnh sau thực hiện công việc gi: For i:=1 to n do write(A[i]:5); A. Xuất ra màn hình tổng giá trị các phân tử của mảng B. Xuất ra màn hình các phần tử của màng. C. Xuất ra màn hình số lượng phân tử của màng D. Xuất ra màn hình các phân tử là số chẵn. Câu 29: Đoạn lệnh sau thực hiện công việc gì: For i:=1 to n do If A[i] > 0 then t :=t +1; Writeln(t); A. Xuất ra màn hình tổng giá trị các phần tử là số dương B. Xuất ra màn hình tổng giá trị các phân tử là số âm C. Xuất ra màn hình số lượng phân tử là số dương D. Xuất ra màn hình số lượng phần tử là số âm Câu 30: Câu lệnh nào dùng để tính số lượng phân tử có giá trị là tổ chăn A. For i:=1 to n do if A[i] mod 2 = 0 then t:= t+1; B. For i:=1 to n do if A[i] mod 2 = 0 then t:=t+A[i] C. For i:=1 to n do if A[i] mod 2 = 0 then t = t+I; D. For i:=1 to n do if A[i] mod 2= 0 then t := A[i]; Câu 31: Khai báo kiểu mảng nào sau đây đúng: A. Type Arrint: Array[1..100) of Integer; B. Type ArrReal: Array of Real[1..100); C. Var Arrint = Array[1..100] of Integer D. Type ArtReal = Array[1..100) of Real: Câu 32: Trong khai báo biến mảng 1 chiều, kiểu chỉ số được viết như thế nào? A.nl..n2] B. [nl :n2] C. (nl..n2) D[nl...n2] Câu 33: Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất ? A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng; B. Dùng để quản lí kích thước của mảng. C. Dùng trong vòng lặp với mảng, D. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng, Câu 34: Để khai báo số phần tử của mảng trong PASCAL, người lập trình cần A. Khai báo một hằng số là số phần tử của măng, B. Khai báo chi số bắt đầu và kết thúc của măng: C. Khai báo chỉ số kết thúc của mảng D. Không cần khai báo gì, hệ thống sẽ tự xác định Câu 35: Var X: ARRAY[1..100] OF INTEGER; biến mảng X có thể nhập tối đa bao nhiêu phần tử A.90 B.202 C. 100 D.101 Câu 36; Trong khai báo kiểu mảng, kiểu chỉ số thường là một đoạn... A. Số thực B . Số nguyên C. Giá trị logic D. Kiểu dữ liệu khác Câu 37: Yêu cầu đối với chỉ số đầu (11) và chỉ số cuối (m2) trong khai báo biển mảng là A.nl = n2 B.nl>=n2 C .nl<=n2 D.nl On2 Câu 38: Để người lập trình có thể xây dựng và sử dụng kiểu mảng một chiều, các ngôn ngữ lập trình có quy tắc, cách thức cho phép xác định: A. Tên mảng kiểu một chiếu, số lượng phân tử B. Số lượng phân tử, cách tham chiếu đến phần từ C. Cách tham chiếu đến phần tử, kiểu dữ liệu của phần tử D. Tên mảng kiểu một chiều, số lượng phân tử, cách tham chiếu đến phần tử, kiểu dữ liệu của phần tử, cách khai báo biến màng. Câu 39: Cho khai báo: Var A: ARRAY[1..10] OF INTEGER; Khai báo mảng một chiều trên thuộc dạng khai báo: A. Trực tiếp. B. Gián tiếp C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp D. Không phải gián tiếp cũng không phải trực tiếp Câu 40: Hàm random(n) cho giá trị là A. Số nguyên ngẫu nhiên trong đoạn 0 đến 1-1 B. Số nguyên ngẫu nhiên trong đoạn 0 đến n+1 C. Số thực ngẫu nhiên trong đoạn 0 đến n-1 D. Số nguyên ngẫu nhiên trong đoạn 1 đến n-1

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 9 (có đáp án) Làm việc với dãy số hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Tin học 8

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 9 (có đáp án)

Câu 1:Số phần tử trong khai báo dưới đây là bao nhiêu?

Var hocsinh : array[12..80] of integer;

A. 80

B. 70

C. 69

D. 68

Đáp án: C

Số phần tử trong mảng là: 80 -12 +1 =69

Câu 2:Khai báo mảng nào là đúng trong các khai báo sau đây:

A. var tuoi : array[1..15] of integer;

B. var tuoi : array[1.5..10.5] of integer;

C. var tuoi : aray[1..15] of real;

D. var tuoi : array[1 … 15 ] of integer;

Đáp án: A

Cú pháp khai báo mảng:

Var : array[..] of;

Trong đó: chỉ số đầu <= chỉ số cuối và kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer hoặc real

Câu 3:Cú pháp khai báo dãy số nào sau đây đúng nhất?

A. Var < tên dãy số > : array [ < chỉ số cuối > .. < chỉ số đầu >] of < kiểu dữ liệu >;

B. Var < tên dãy số > : array [ < chỉ số đầu > .. < chỉ số cuối > ] of < kiểu dữ liệu >;

C. Var < tên dãy số > : array [ < chỉ số cuối > : < chỉ số đầu > ] of < kiểu dữ liệu >;

D. Var < tên dãy số > : array [ < chỉ số đầu > .. < chỉ số cuối >] for < kiểu dữ liệu >;

Đáp án: B

Cú pháp khai báo mảng:

Var : array[..] of;

Câu 4:Để nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên ta dùng lệnh nào sau đây?

A. For i:=1 to 10 do Readln(A[i]);

B. For i:= 1 to 10 do Writeln(A[i]);

C. Dùng 10 lệnh Readln(A);

D. Cả (A), (B), (C) đều sai.

Đáp án: A

Để nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên ta dùng lệnh lặp với số lần biết trước là For..do, câu Readln (A[i]) là nhập dữ liệu từ bàn phím cho từng phần tử.

Câu 5:Các cách nhập dữ liệu cho biến mảng sau, cách nhập nào không hợp lệ?

A. readln(B[1]);

B. readln(dientich[i]);

C. readln(B5);

D. read(dayso[9]);

Đáp án: C

Cú pháp nhập dữ liệu cho biến mảng là: Read ([chỉ số]);

Hoặc Readln([chỉ số]);

Câu 6:Em hãy chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu mảng:

A. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu

B. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong mảng có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau

C. Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu

D. Tất cả ý trên đều sai

Đáp án: C

Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.

Câu 7:Cách khai báo biến mảng sau đây là đúng?

A. Var X: Array[3.. 4.8] of Integer;

B. Var X: Array[10 .. 1] of Integer;

C. Var X: Array[4 .. 10] of Real;

D. Var X: Array[10 , 13] of Real;

Đáp án: C

Cú pháp khai báo mảng:

Var : array[..] of;

Trong đó: chỉ số đầu <= chỉ số cuối và kiểu dữ liệu chỉ có thểlà integer hoặc real.

Câu 8:Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất?

A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng

B. Dùng để quản lí kích thước của mảng

C. Dùng trong vòng lặp với mảng

D. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng

Đáp án: A

Chỉ số của mảng dùng để tham chiếu (truy cập) đến một phần tử bất kì trong mảng. Cú pháp: [chỉ số];

Câu 9:Chọn câu phát biểu đúng về kiểu dữ liệu của mảng?

A. Có thể dùng tất cả các kiểu dữ liệu để làm kiểu dữ liệu của mảng

B. Kiểu dữ liệu của mảng chỉ có thể là kiểu số nguyên, số thực, kiểu logic, kiểu ký tự

C. Kiểu dữ liệu của mảng là kiểu của các phần tử của mảng, là Integer hoặc Real

D. Kiểu dữ liệu của mảng phải được định nghĩa trước thông qua từ khóa VAR

Đáp án: C

Trong đó khai báo mảng: chỉ số đầu <= chỉ số cuối và kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer hoặc real

Câu 10:Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..30] of integer ;

Để in giá trị phần tử thứ 20 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:

A. Write(A[20]);

B. Write(A(20));

C. Readln(A[20]);

D. Write([20]);

Đáp án: A

Để in giá trị phần tử của mảng một chiều A ra màn hình ta sử dụng lệnh Write/ writeln. Để tham chiếu đến phần tử trong mảng sử dụng cú pháp [chỉ số];

Hệ thống kiến thức Tin học 8 Bài 9

1. Dãy số và biến mảng

- Dữ liệu kiểu mảng:

Là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, được sắp xếp thứ tự bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số.

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A
Hình 1. Minh họa dữ liệu kiểu mảng​

Trong đó:

+ Tên mảng: A

+ Chỉ số: i

+ Số phần tử của mảng: 6

+ Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu số nguyên

+ Khi tham chiếu đến phần tử thứ i, ta viết A. Ví dụ: A[5]=17

- Biến mảng:

+ Là biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng

+ Giá trị của biến mảng là một mảng, tức là một dãy số (số nguyên hoặc số thực)

+ Mỗi số là giá trị của các phần tử tương ứng

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A
Hình 2. Minh họa biến mảng và giá trị của biến mảng​

2. Ví dụ về biến mảng

a. Cách khai báo mảng trong Pascal

Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:

Tên mảng: array [ < Chỉ số đầu > .. < Chỉ số cuối > ] of < Kiểu dữ liệu >;

Trong đó:

+ Tên mảng: Do người lập trình đặt

+ array, of: Là từ khóa của chương trình

+ Chỉ số đầu, chỉ số cuối: Là 2 số nguyên, thỏa mãn: chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối giữa hai chỉ số là dấu ..

+ Kiểu dữ liệu: Là kiểu của các phần tử, là Integer hoặc Real

+ Số phần tử = chỉ số cuối - chỉ số đầu + 1

Ví dụ 1:Khai báo mảng sau:

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A
Hình 3. Mảng Tuoi​

PHP:

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A

Trong đó:

+ Tên mảng: Tuoi

+ Chỉ số đầu: 1

+ chỉ số cuối: 40

+ Kiểu dữ liệu: Integer

+ Số phần tử: 40

Lưu ý:

Kích thước của mảng phải được khai báo bằng một con số cụ thể.

b. Truy cập đến giá trị phần tử trong mảng

Cú pháp:Tên mảng [ Chỉ số ]

Ví dụ 2:Tuoi[4]=9

Tham chiếu tới phần tử thứ tư của mảng Tuoi

c. Nhập giá trị cho mảng

Sử dụng lệnh Read (hoặc Readln) kết hợp với For ... do để nhập giá trị cho mảng.

Các bước nhập giá trị cho mảng:

+ Bước 1. Nhập số phần tử của mảng;

+ Bước 2. Nhập vào giá trị từng phần tử của mảng (A).

Ví dụ 3:Thể hiện bằng pascal

PHP:

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A

d. In giá trị các phần tử của mảng

Sử dụng lệnh Write (hoặc Writeln) kết hợp với For ... do để in giá trị các phần tử của mảng.

Các bước in giá trị của mảng:

+ Bước 1. Thông báo;

+ Bước 2. In giá trị của từng phần tử.

Ví dụ 4:Thể hiện bằng pascal

PHP:

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A

e. Xử lí dữ liệu (tính toán, so sánh, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất …)

Ví dụ 5:Tìm những học sinh có điểm Tin đạt loại giỏi

PHP:

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A

Sử dụng biến mảng và câu lệnh lặp (thường là For…do) giúp cho việc viết chương trình được ngắn ngọn và dễ dàng hơn.

3. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số

Ví dụ 6:Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất. N cũng được nhập từ bàn phím.

Ý tưởng: Trước hết ta khai báo biến N để nhập số các số nguyên sẽ được nhập vào. Sau đó khai báo N biến lưu các số được nhập vào như là các phần tử của một biến mảng A. Ngoài ra, cần khai báo một biến i làm biến đếm cho các lệnh lặp và biến Max để lưu số lớn nhất, Min để lưu số nhỏ nhất.

Chương trình mẫu:

PHP:

Câu lệnh nào sau đây thực hiện in ra màn hình phần tử thứ i của mảng A

Trong chương trình này, chúng ta hãy lưu ý một số điểm sau: Số tối đa các phần tử của mảng phải được khai báo bằng một số cụ thể (Ở đây là 100).