Cấu trúc giờ học của trẻ mầm non

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Tổ chức giờ học cho trẻ mầm non - lấy trẻ làm trung tâm

Với mục đích thống nhất quan điểm tổ chức giờ học theo quan điểm  “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và thực hiện nhiệm vụ năm học, ngày 21 tháng 4 năm 2017, Trường Mầm non Đông Bo tổ chức chuyên đề “Tổ chức giờ học cho trẻ Mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.

Vì vậy, với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội.

Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm.

Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ

Chiều ngày 21/4/2017 tại Trường Mầm non Đông Bo đã tổ chức thành công chuyên đề “dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại lớp mẫu giáo 4 tuổi Là Đông với giờ họcHoạt động ngoài trời do cô giáo Nguyễn Thị Thuận đảm nhiệm. Qua tiết học trẻ được trải nghiệm, được tìm tòi khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn, giáo viên hiểu rõ hơn phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi chuyên đề

Giờ học- Hoạt động tạo hình của trẻ 3-4 tuổi C4

  Thực hiện theo chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm”. Lớp mẫu giáo 3-4 tuổ [C4]i thường xuyên  tổ chức dạy và học đặc biết cho trẻ:“Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ” cho trẻ

 Tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng nhất trong trường mầm non, là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp... Hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tuởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích.Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xé dán, cắt. Qua hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc, thẩm mĩ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết 

Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua môi trường thiên nhiên.

Nguồn ấn tượng không bao giờ cũng hướng về cái đẹp chính là thiên nhiên. Thiên nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của tâm hồn con người. Con người mỗi lúc buồn chán lại tìm đến thiên nhiên, ngồi yên lặng nhìn đồng cỏ với âm thanh rì rào trong gió, lúc đó ta lại cảm thấy yêu đời hơn, muốn sống tốt đẹp hơn. Do đó, cần biết tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để giáo dục tâm hồn trong sáng cho trẻ, tìm cho trẻ khung cảnh thiên nhiên với ánh mặt trời rực rỡ, những khóm cây khoác trên mình mảnh lá xanh non đang đưa mềm mại trong gió, giọt sương long lanh trên lá, những bông hoa muôn màu… để trẻ thể hiện qua hình vẽ củ mình.Hoạt động tạo hình cần biết khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét các sự vật hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ bị thu hút vào vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, tâm hồn trẻ sẽ tràn ngập niềm vui sướng khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ càng yêu quý thiên nhiên và muốn mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn; đồng thời tăng thêm ý thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên tạo môi trường ngày càng đẹp hơn cho trẻ.

 Đưa trẻ đến với thế giới hội họa 

Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non cũng là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ; giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian… nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả.

Những bức tranh nghệ thuật là những cửa sổ mà đó con người sẽ nhìn thấy thế giới trong sáng hơn. Yêu cầu sơ đẳng trong hội họa với trẻ mẫu giáo là quan sát thiên nhiên để có cảm xúc yêu thích những bức tranh. Từ chỗ ngắm nhìn những bức tranh sẽ dẫn đến trẻ hứng thú vẽ tranh, đây là thời điểm trí tưởng tượng của bé phát triển phong phú nhất. Những đồ chơi, đồ vật, đám mây, mặt trời, ngôi nhà thân yêu, hình ảnh cha mẹ, cô giáo … đều là đề tài yêu thích trong các bức vẽ của trẻ. Sự sáng tạo của trẻ trong tranh vẽ sẽ trở thành phương tiện để trẻ nhận thức cái đẹp và thể hiện sự phong phú của tâm hồn trẻ.

Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua lễ hội [tết trung thu, ngày hội đến trường của bé...]Cùng với các giờ học chính khoá nhà giáo dục tạo cơ hội cho các em được tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài trường và tiếp xúc với các mặt của đời sống con người bằng cách nhà giáo dục sử dụng khéo léo các phương tiện nghệ thuật cũng như các phương tiện thẩm mỹ khác trong hiện thực [thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội, quan hệ giao tiếp, các hành vi ứng xử…] để các em bộc lộ quan hệ thẩm mỹ của mình trong các hoạt động đó. Khi bộc lộ các em sẽ dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách tinh tế. Đây lại chính là động lực thúc đẩy các em bước những bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện mình về mặt quan hệ thẩm mỹ dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc để được trình bày hay thể hiện những gì mình học được. Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, có thể tổ chức hoạt động mỹ thuật theo một chương trình trưng bày sản phẩm mà tất cả trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn mỹ thuật.

Thường xuyên tổ chức các giờ học vui nhộn

Đầu năm nên nét vẽ của trẻ mà đặc biệt là trẻ 3 tuổi còn rất lúng túng, ngay trong việc cầm bút và tư thế ngồi. Để khích lệ, động viên trẻ tham gia các hoạt động tạo hình và tạo cơ hội cho trẻ thể hiện năng khiếu bản thân. Do vậy trẻ rất thích thú, phấn khởi, qua đó kích thích trẻ tạo ra sản phẩm và rèn kỹ năng tạo hình từ các bài học hàng ngày cô truyền đạt.

 Đây là một vài hình ảnh của trẻ 3-4 tuổi trong giờ học tạo hình và sản phẩm của các con

Tác giả: Nguyễn Thị Trang

Video liên quan

Chủ Đề