Cây vẩy rồng có trồng trong nhà được không

Một trong những loài cây chậu treo được ưa thích nhất hiện nay đó là chậu cây vẩy rồng. Loài cây này xanh tươi quanh năm, sống khỏe, dễ trồng, không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều, thích hợp với mọi không gian nội-ngoại thất; đặc biệt là ở ban công.

1.Thông tin chung về cây vẩy rồng

1.1.Nguồn gốc cây vẩy rồng

Cây vẩy rồng [sam rủ] là cây thân cỏ, sống lâu năm, có tên khoa học Dichondra argentea, thuộc họ Convolvulaceae [Bìm bìm hoặc Khoai Lang].

Nó còn có tên tiếng Anh là Dichondra Emerald Falls hoặc Dichondra argenteaDichondra Silver Falls.

Loài cây này có nguồn gốc từ các sa mạc ở Tây Nam Mỹ cho đến Mexico. Là loài cây chủ yếu mọc dại nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, nó cũng được dùng để làm cảnh.

1.2.Đặc điểm cây vẩy rồng

-Đặc điểm hình thái:

Cây vẩy rồng có thân dài, nhỏ, buông rủ xuống rất mềm mại. Lá cây mềm mại, hơi mọng nước, có hình dạng như vẩy rồng và mọc sắp xếp dọc dài trên thân.

Lá cây có màu xanh lá, tùy theo giống và điều kiện sống, lá có thể hơi ửng bạc và xanh vàng.

Cây vẩy rồng ít khi ra hoa, hoa cũng ít và nhỏ, thường có màu trắng tím hoặc lục vàng.

Xem thêm: 5 lý do bạn nên trồng một chậu cây nha đam trong nhà.

-Đặc điểm sinh trưởng:

Loài cây này có sức sống cao, chịu được hạn hán và giá lạnh rất tốt. Tuy vậy, nó vẫn thuộc loại ưa ẩm và ưa mát.

Khi gặp điều kiện thích hợp, cây sinh trưởng rất nhanh và lan rộng. Loài cây này cũng dễ trồng, dễ chăm sóc và hiếm khi bị côn trùng tấn công hoặc mắc bệnh tật nào nghiêm trọng.

Cây vẩy rồng tại Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long-Công ty cổ phần Rose Park Việt Nam luôn đạt chất lượng cao

Nó sống tốt trong điều kiện đất thiếu dinh dưỡng, khô cằn kể cả cát, sỏi; những phải có độ thoát nước tốt. Nếu không cây dễ bị úng, chết thối.

2.Ứng dụng trang trí cây vẩy rồng

Cây vẩy rồng mọc rủ dài nên thường được trồng trong chậu, giỏ sau đó treo lên cao; đặt trước hiên nhà, cạnh cửa sổ, ban công hoặc dọc theo hành lang.

Hoặc là trồng nó trong các chậu dài, bình dài, trụ dài; đồng thời kết hợp với một số cây hoa khác thành các chậu cây tổ hợp để tăng thêm vẻ đẹp độc đáo và cá tính.

Người ta cũng thường trồng cây vẩy rồng trên bờ tường hoặc hàng rào, tạo nên một thảm xanh tươi vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên, do nó không ưa ánh nắng cường độ mạnh cho nên bạn chỉ trồng theo hình thức này khi bạn sống trong khí hậu mát mẻ mà thôi.

Loài cây này thích hợp với mọi không gian; từ sân vườn cho đến nhà ở, văn phòng công ty, nhà hàng, quán cafe, khách sạn, trung tâm mua sắm, hội nghị,…Vừa giúp không gian thêm hài hòa vừa tạo không khí mát mẻ, tươi vui.

Công ty cổ phần Rose Park là nơi chuyên cung cấp và cho thuê hoa cây cảnh các loại. Chúng tôi có nhiều gói dịch vụ cho thuê cây văn phòng và cho thuê cây cảnh hội nghị khác nhau, phù hợp với mọi yêu cầu của mỗi khách hàng.

Đặc điểm cây vẩy rồng

Cây vẩy rồng có đặc điểm là thân mềm, là loại cây dây leo nên khả năng leo bám trồng trong chậu rủ rất đẹp. Cây có chiều dài từ 30-50cm.

Cây vảy rồng được trồng trong chậu có rất nhiều nhánh tỏa ra xung quanh chậu. Mỗi nhánh có nhiều lá mọc đối xứng nhau. Lá cây có màu xanh mốc, hai mặt lá điều có lông mềm mịn nhìn xa sẽ thấy màu xanh mốc. Lá sẽ mọc dày ở thân càng về ngọn sẽ thưa dần. Vốn được gọi là cây vẩy rồng vì lá của chúng giống như chiếc vẩy rồng.

Cách chăm sóc cây vảy rồng

Cây vảy rồng có khả năng chiệu nhiệt, chịu hạn và chịu được cả lạnh. Nên cây sinh trưởng và phát triển mọi thời tiết. Cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, nên không tốn công, tốn thời gian chăm sóc.

Là cây chịu được khô nên không cần tưới quá nhiều nước. Vào những ngày nắng gắt nên tưới 2 lần trong ngày. Để cung nước cho cây có độ ẩm không bị khô héo, mất đi vẻ đẹp của cây.

Những ngày râm mát, độ ẩm cao thì chỉ cần 2 ngày tưới /lần.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt quanh năm, nên phân bón định kỳ 1 tháng/ lần. Khi bón phân nên hòa tan với nước để tưới cho cây. Như vây cây sẽ hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn.

Những nhánh cây quá già nên cần cắt tỉa để những cây non mới mọc lên. Chất dinh dưỡng cung cấp cho cây không bị hao tổn.

Đất trồng cây vẩy rồng nên chọn loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thoát nước tốt.

Cây vẩy rồng rất dễ trồng và chăm sóc, cây thích nghi tốt trong mọi hoàn cảnh tời tiết.

Tác dụng cây vảy rồng

Cây vảy rồng không những làm cây cảnh trang trí làm đẹp không gian mà cây có rất nhiều tác dụng khác.

Cây có khả năng thanh lọc không khí, hấp thu các khí độc hại…

Cây có khả năng chữa bệnh, và được các nhà nghiên cứu công nhân. Cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng viêm, hạ huyết áp, sỏi mật  và sỏi thận…

Với vẻ đẹp và tác dụng của cây vẩy rồng như vậy. Nên cây được nhiều người yêu thích và được lựa chọn hàng đầu trồng ở ban công nhà, quán cafe… dùng làm trang trí ngoại ththất. Làm tăng vẻ đẹp sinh động cho ngôi nhà của bạn.

Cây vẩy rồng là loại cây trang trí rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Vậy loài cây này có nguồn gốc từ vùng đất nào? Có tác dụng, ý nghĩa như thế nào, cách trồng ra sao? Hãy tham khảo những thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết bạn nhé. 

Nguồn gốc, đặc điểm cây vẩy rồng

Mỗi loại cây đều có nguồn gốc từ 1 vùng đất nhất định, cây vẩy rồng cũng vậy:

Cây vẩy rồng có nguồn gốc từ đâu?

Cây vẩy rồng còn thường được gọi bằng những cái tên như cây vảy rồng, cây mắt rồng… tên khoa học của cây là Dichondra Silver Fall. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ, cụ thể là phía Tây Texas đến Arizona của Hoa Kỳ. Với khả năng chịu hạn tốt, sức sống mạnh mẽ, loại cây này hiện được trồng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm nhận biết 

Chúng ta có thể nhận biết cây vảy rồng qua những đặc trưng về thân, lá, hoa như sau:

  • Đặc điểm thân cây: Loại cây này thuộc loại thân thảo, khá mềm. Chiều dài thân cây đạt từ 40cm – 60cm. Vì lẽ đó loài cây này thường được trồng trong những chậu nhỏ treo ở ban công, thân cây rủ xuống rất đẹp mắt.
  • Đặc điểm lá cây: Lá cây có kích thước nhỏ chỉ khoảng 3cm – 4cm, hình dạng khá giống chiếc vảy rồng và mọc so le nhau trên thân.
  • Cây vẩy rồng có hoa không? Trồng cây vảy rồng nhiều năm vẫn không thấy có hoa nên nhiều người lầm tưởng loài cây này không có hoa. Nhưng thực tế trong tự nhiên loài cây này vẫn ra hoa. Hoa vảy rồng có kích thước khá nhỏ, mọc thành chùm và có sắc tím chủ đạo.
Nhận biết cây vẩy rồng qua đặc điểm thân, lá

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Đuôi Chồn [Tùng Đuôi Chồn] – Ý nghĩa, Cách trồng & giá bán

Ý nghĩa, tác dụng của cây vẩy rồng

Cây vảy rồng được trồng khá phổ biến ở Việt Nam không chỉ bởi đẹp và có sức sống tốt. Loại cây này còn sở hữu nhiều công dụng bất ngờ và có ý nghĩa tốt trong phong thủy. Cụ thể như thế nào, mời các bạn cùng khám phá trong nội dung dưới đây nhé. 

Ý nghĩa cây vẩy rồng

Như đã nói cây vẩy rồng có sức sống cực kỳ mãnh liệt, dễ thích nghi và sinh trưởng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Vì vậy loại cây này tượng trưng cho nguồn sức mạnh to lớn giúp chúng ta dễ dàng đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trồng cây vảy rồng tại nhà hay cơ quan sẽ giúp gia chủ phát tài, phát lộc, thực hiện mọi chuyện đều suôn sẻ. 

Cây vẩy rồng có tác dụng gì?

Loại cây này có rất nhiều tác dụng được ghi nhận rộng rãi như:

Chúng ta thường bắt gặp cây vẩy rồng trồng ở ban công, mái hiên, sân thượng. Chúng có khả năng leo bám tốt nên có thể tạo thành 1 “bức rèm xanh” cực đẹp cho các gia đình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể treo 1 chậu cây vảy rồng nhỏ ở gần cửa sổ, góc làm việc hay học tập để tạo điểm nhấn

Cây vảy rồng có thể rủ xuống tạo thành 1 bức rèm che nắng ban công cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, loại cây này giúp các gia đình được hưởng luồn không khí mát lành, dễ chịu hơn.

Không những vậy khi sở hữu tấm rèm cây xanh đặc biệt này các gia đình còn được hít thở nguồn không khí trong lành, dễ chịu. Bởi lẽ cây vảy rồng trồng ngoài ban công sẽ giúp chắn bụi, hút bớt khí Co2 độc hại.

Cây vẩy rồng mang đến không gian sống xanh – sạch – đẹp cho các gia đình

Công dụng ít người biết của cây vảy rồng đó là làm thuốc. Theo đông y, loại cây này có khả năng kháng khuẩn tốt, cây chứa nhiều chất oxi hóa nên được dùng trong nhiều bài thuốc chống viêm, trị bệnh tiểu đường, sỏi mật, huyết áp cao…

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Mai Đỏ – Ý nghĩa, Cách trồng, chăm sóc & giá cây mai đỏ

Cây vẩy rồng hợp mệnh gì theo phong thủy?

Là loại cây có sức sống mãnh liệt nên cây vảy rồng thích hợp với mọi cung mệnh. Nhưng theo phong thủy, loại cây này hợp nhất với người mệnh Mộc. Người mệnh Mộc trồng cây vẩy rồng trong nhà sẽ gặt hái được nhiều thành công trên đường công danh, sự nghiệp và cả trong lĩnh vực tình cảm. 

Cách trồng, chăm sóc cây vẩy rồng đúng chuẩn

Cây vẩy rồng tuy có sức sống mãnh liệt, có thể thích nghi trong nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. Nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt bạn vẫn nên chú ý tham khảo hướng dẫn cách trồng và cách chăm sóc đúng chuẩn dưới đây.

Hướng dẫn trồng cây đúng cách

Trước tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng cây phù hợp. Thực ra loại cây này không yêu cầu khắt khe về đất. Chỉ cần loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước ổn là được. Sau khi có đất, bạn hãy thực hiện trồng cây theo các bước như sau:

Hướng dẫn cách trồng cây vảy rồng cực đơn giản, dễ dàng
  • Bước 1: Mua hạt giống chuẩn tại những đơn vị chuyên bán hạt, cây giống 
  • Bước 2: Ngâm nước ấm vài tiếng đồng hồ
  • Bước 3: Vớt hạt ra, cho vào 1 chiếc khăn vải ẩm để qua đêm
  • Bước 4: Sau khi mở khăn thất hạt tách vỏ bạn chỉ cần gieo hạt vào chậu đất trồng đã chuẩn bị sẵn là được

Bạn lưu ý, vị trí trồng cây vẩy rồng phải đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng khí. Do đó loài cây này nên được trồng ở ban công, mái hiên. Nếu cây vẩy rồng trồng trong nhà bạn cũng nên chọn những vị trí có thể đón sáng, đón nắng như cửa sổ.

Cách chăm sóc cây

Sau khi gieo trồng bạn cũng nên biết cách chăm sóc cây đúng cách để cây phát triển tốt. Hãy thực hiện chăm sóc cây theo hướng dẫn sau nhé:

Cây vảy rồng là loại cây chịu hạn nên bạn không cần phải tưới nước hàng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn hãy chịu khó tưới cây tối thiểu 3 – 4 lần/tuần nhé. Vào mùa hè nóng nực, nếu cây trồng ở ban công hướng Tây bạn nên tăng tần suất tưới giúp cây chống chịu nắng gắt tốt hơn. Và đảm bảo luôn có màu xanh tươi đẹp mắt.

Cách chăm sóc cây vảy rồng không quá cầu kỳ, khắt khe

Cây vảy rồng cũng cần được bón phân định kỳ để phát triển. Chậu trồng cây vảy rồng thường có khá ít đất nên sau 1 thời gian, chất dinh dưỡng trong đất sẽ hết, chúng ta cần bổ sung bằng cách bón phân.

Bạn có thể sử dụng phân sinh học hoặc NPK để bón cho cây. Tuy nhiên cách bón phân đúng là phải hòa vào nước rồi tưới cho cây chứ không phải là rải trực tiếp vào chậu trồng. Cách bón này giúp cây nhận được chất dinh dưỡng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Cây vảy rồng có khả năng leo bám mạnh. Vì vậy khi cây đã phát triển, buông rủ đủ dài bạn nên thực hiện cắt tỉa cây thường xuyên. Bạn có thể cắt tỉa tạo hình theo sở thích hoặc chọn cắt những thân cành đã khô héo, già nua, tạo điều kiện cho cành mới phát triển.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Bách Thủy Tiên hợp mệnh nào? Ý nghĩa, Cách trồng & chăm sóc

Mua cây vẩy rồng ở đâu uy tín?

Như đã biết, cây vảy rồng được gieo từ hạt. Vì lẽ đó bạn nên tìm địa chỉ mua hạt giống cây vẩy rồng uy tín như vuonmattroi.com

Địa chỉ cung cấp cây vảy rồng uy tín, giá rẻ

Vườn mặt trời là đơn vị chuyên cung cấp các loại cây cảnh, hạt giống và nông sản sạch tại Việt Nam. Hạt giống cây vảy rồng được Shop cung cấp là loại hạt chuẩn, đã được xử lý đảm bảo tỷ lệ lên mầm và sinh trưởng tốt 99%. Không những vậy, khách hàng mua hạt giống còn được shop tư vấn chi tiết cách trồng, cách chăm sóc để cây phát triển tốt.

Qua nội dung trên bạn đã biết cây vẩy rồng có nguồn gốc từ đâu, đặc điểm và ý nghĩa của cây như thế nào cũng như biết cách trồng và chăm sóc cây đúng cách. Nếu có nhu cầu mua hạt giống hay mua cây vẩy rồng chất lượng cao, giá tốt hãy liên hệ với vườn mặt trời để được tư vấn nhé. 

Tôi là chuyên gia về các sản phẩm nông nghiệp như cây cảnh, hoa tươi, thực phẩm sạch và hạt giống cây trồng. Với kinh nghiệm 10 năm chăm sóc cây trồng, hãy gọi ngay cho tôi theo số điện thoại 034.874.9704 để được tư vấn ngay 24/7.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề