Chích ngừa bao lâu thì tắm được

Sau khi bé được chủng ngừa, việc gặp phải các phản ứng nhẹ như sốt hay sưng tại chỗ tiêm có thể khiến ba mẹ lo lắng không biết có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không. Thật ra, những phản ứng này là bình thường và bạn vẫn nên duy trì việc giữ vệ sinh cơ thể cho bé.

Việc chủng ngừa bằng vắc xin sẽ bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng như viêm não, bại liệt, sởi, ho gà… Tuy nhiên, vắc xin cũng có thể có tác dụng phụ như các loại thuốc khác. Đôi khi, những phản ứng sau khi tiêm phòng này có thể khiến ba mẹ lo lắng và tránh tắm cho con vì sợ bé sẽ bị nặng hơn. Thế nhưng, ba mẹ cần biết những phản ứng nào là bình thường để quyết định có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không.

Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin cho trẻ

Các loại vắc xin giúp bé tạo ra kháng thể, một loại protein trong máu có chức năng phòng chống bệnh. Sau khi tiêm vắc xin, bé có thể có một số phản ứng nhẹ và đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể con đang tạo ra các kháng thể. Thông thường, những phản ứng phụ sau tiêm sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày.

Các phản ứng sau tiêm phổ biến nhất mà bé có thể gặp bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Khó ngủ
  • Khó chịu
  • Sưng nhẹ tại chỗ tiêm
  • Đau hoặc nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm

Đôi khi, việc chủng ngừa vắc xin DTaP và vắc xin phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các phản ứng phụ khác như sưng toàn bộ chân hoặc cánh tay.

Ngoài các phản ứng thường thấy trên, bé cũng có thể gặp một số phản ứng ít phổ biến hơn bao gồm:

Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không?

Tâm lý sợ vết tiêm nhiễm trùng hay các phản ứng phụ nặng thêm có thể khiến các bậc cha mẹ băn khoăn tự hỏi có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không. Thế nhưng, bé vẫn có thể tắm hoặc thậm chí là đi bơi dù có gặp các phản ứng phụ nhẹ kể trên. Việc tắm cho bé sau khi tiêm vắc xin sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và những phản ứng phụ sẽ tự khỏi trong khoảng 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc hoãn việc tắm cho bé nếu thấy con bị sốt cao trên 38 độ C sau khi tiêm. Bên cạnh đó, các bé bị sốt hoặc khó chịu kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi tiêm có thể chưa thể đi bơi. Nếu bé gặp những tình trạng này, bạn cần đưa con đi khám sớm để bác sĩ tư vấn cách chăm sóc phù hợp.

Mách mẹ cách chăm sóc bé sau khi tiêm vắc xin

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể cho con sau khi tiêm phòng, bạn cũng có thể giúp bé bớt khó chịu bằng một số cách như:

  • Dỗ dành bé nhiều hơn
  • Cho con bú, uống sữa hay uống nước thường xuyên hơn
  • Nếu chỗ tiêm bị đỏ hoặc ấm, bạn có thể chườm khăn ướt lên tay hoặc chân bé. Tuy nhiên, bạn không nên chườm lạnh [khăn ướp lạnh hay đá] cho bé.
  • Nếu bé cảm thấy nóng, bạn hãy cho con mặc đồ thoáng mát và tránh đắp nhiều chăn cho con.
  • Nếu bé bị sốt hoặc bị đau, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt có paracetamol hoặc ibuprofen.

Phản ứng nguy hiểm sau tiêm bạn cần chú ý

Bên cạnh việc theo dõi các phản ứng thông thường để quyết định có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không, bạn cũng cần chú ý một số phản ứng nguy hiểm. Một số bé có thể bị dị ứng với một số loại vắc xin nhất định và sẽ gặp các phản ứng nguy hiểm trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm.

Bạn cần quan sát bé và báo cho bác sĩ biết nếu con gặp các dấu hiệu như:

  • Co giật
  • Nổi mẩn
  • Khàn tiếng
  • Da nhợt nhạt
  • Choáng váng
  • Tim đập nhanh
  • Sốt trên 40 độ C
  • Thấy yếu trong người
  • Bị sưng ở mặt hoặc cổ họng
  • Gặp khó khăn khi thở, ví dụ như thở khò khè…

Bạn cũng cần cho bé đi gặp bác sĩ nếu con quấy khóc trong 3 giờ hoặc lâu hơn mà bạn không thể dỗ con nín.

Ba mẹ không nên quá lo lắng về việc mình có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không nếu con chỉ gặp một số phản ứng phụ như sưng nhẹ ở chỗ tiêm hay hơi khó chịu. Những phản ứng phụ này sẽ tự khỏi trong vài ngày và bạn cần duy trì việc vệ sinh cơ thể cho con. Tuy nhiên, bạn cần đưa bé đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thích hợp nếu tình trạng sốt hay khó chịu này kéo dài quá lâu.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhiều gia đình băn khoăn về chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm với các em bé ngay sau sinh. Các bác sĩ sản – nhi và chuyên gia của Chương trình TCMR Quốc gia sẽ chia sẻ tới các cha mẹ về lịch tiêm và chăm các bé sơ sinh sau tiêm chủng

Thắc mắc thường gặp

“Khi bé mới ra đời mà đã tiêm vắc xin tại bệnh viện thì có nguy cơ phả ứng không vì em cảm thấy bé còn quá non nớt. Nếu có phản ứng, làm sao nhận biết được vì bé mới ra đời, hầu như chỉ ngủ suốt thôi”, đó là một trong những băn khoăn của không ít cha mẹ với em bé. Chia sẻ về băn khoăn này, chuyên gia cho biết, trước sinh các bà mẹ được tư vấn về vắc xin cần tiêm cho cho bé 24 giờ đầu sau sinh [viêm gan B sơ sinh, vắc xin phòng lao].

Để chuẩn bị cho mũi vắc xin tiêm chủng “đầu đời”, tất cả các trẻ sơ sinh đều được khám sàng lọc trước tiêm. Khám sàng lọc giúp phát hiện các trường hợp cần trì hoãn tiêm, đó là trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn [mẹ bị sốt trước, sau sinh]; trẻ bị suy hô hấp khi sinh; những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó; trẻ có mẹ bị nước ối bẩn; thai già tháng; bé dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý cần cân nhắc khi chỉ định tiêm với các bé có nguy cơ hạ đường huyết [đặc biệt lưu ý với các trẻ sinh to, có cân nặng lúc chào đời từ 4 kg trở lên].

Các chuyên gia cũng lưu ý với trẻ sinh thường, khỏe mạnh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó trong 2 giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được theo dõi về ổn định nhịp thở, da hồng và chỉ tiêm vắc xin khi bú tốt. Trước tiêm các mẹ nên cho bé bú đủ, tránh cho bé bị hạ đường huyết do đói. Sau tiêm bé tiếp tục được theo dõi: nhịp thở đều, môi hồng…Nếu các bà mẹ và gia đinh thấy bất cứ vấn đề gì không yên tâm cần báo cho bác sĩ.

Tiêm mũi vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện

Nhận biết phản ứng bất thường

Ngoài ra, với trẻ nhỏ khi sau tiêm chủng  tại trạm y tế cần được ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 

Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Các bà mẹ cần lưu ý không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như:  sốt cao [ ≥ 39°C], co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, ….hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Lịch tiêm chủng  các vắc xin miễn phí cho trẻ nhỏ trong TCMR:

-          Sơ sinh : tiêm vắc xin phòng Lao và vắc xinViêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

-          Trẻ 2,3,4 tháng tuổi: tiêm vắc xin phối hợp  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib mũi 1 và uống vắc xin Bại liệt lần 1

-          Trẻ 5 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt [IPV]

-          Trẻ 9 tháng: tiêm Sởi mũi 1

-          Trẻ 18 tháng: tiêm nhắc  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván mũi 4 và tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

-          Trẻ từ 1- 5 tuổi: tiêm 3 mũi vắc xin  Viêm não Nhật Bản 

CTV LC - Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề