Chợ tự phát nghĩa là gì

NGỌC LÊ   -   Thứ hai, 11/10/2021 11:00 [GMT+7]

Mở chậm do nhiều quy định nghiêm ngặt

Trao đổi với Lao Động, ông Đỗ Quốc Tiến - Phó Trưởng Ban Quản lý chợ Bình Thới [Quận 11] cho biết, để mở lại chợ truyền thống ban quản lý chợ phải có kế hoạch, lộ trình thực hiện theo Bộ tiêu chí của Sở Công thương TPHCM. 

Tại chợ Bình Thới, số lượng tiểu thương tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 đạt trên 90%, còn lại đang chờ tiêm mũi 2 khi đủ thời gian. Kế hoạch hoạt động của chợ theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1.10 đến 22.10 với 50% tiểu thương hoạt động và giai đoạn 2 từ 22.10 đến 22.11 dự kiến 100% tiểu thương hoạt động nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát. 

 Các chợ truyền thống phải có kế hoạch và đáp ứng các yêu cầu an toàn phòng chống dịch khi hoạt động trở lại. Ảnh: Ngọc Lê

Tương tự, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng Ban Quản lý Trung Tâm Thương Mại Dịch Vụ An Đông cho biết, để mở lại chợ trước đó đã phải có buổi họp tất cả mọi người trong ban quản lý chợ để phụ trách phân luồng cho khách vào chợ, đảm bảo giãn cách, việc đeo khẩu trang, sát khuẩn.

Khách tới chợ trước khi vào sẽ được kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 ít nhất được tiêm một mũi sau 14 ngày. Các tiểu thương, phụ việc, chở hàng đều được test COVID-19 có kết quả âm tính. 

Hiện chợ Bến Thành [Quận 1], cũng đã mở lại các khu vực bán hàng thực phẩm tươi sống, đồ ăn mang đi và hàng thiết yếu tại chợ.

Ông Hoàng Văn Đạt, đại diện chợ Bến Thành cho biết, trước khi mở lại chợ, ban quản lý đã khảo sát các thương nhân về tình hình, mong muốn và việc tiêm vaccine.

“Qua khảo sát có 80% thương nhân tại chợ đã được tiêm vaccine đủ 2 mũi, 7% đã là F0. Bên cạnh đó, bảo vệ ở đây đều phải đáp ứng tiêm 2 mũi vaccine, với những người tiêm 1 mũi vẫn chưa thể đi làm. Đối với những mặt hàng khác chưa thể buôn bán trở lại là do khó thiết kế tấm chắn, vách ngăn” - ông Đạt cho hay.

Chợ tự phát nhộn nhịp

Tính đến ngày 8.10, TPHCM có 34 trong tổng số 234 chợ truyền thống hoạt động. Hiện số lượng chợ hoạt động trở lại vẫn còn khá chậm, các chợ cũng mới chỉ hoạt động 50% công suất và khách mua tại chợ còn hạn chế, tiểu thương cũng dè dặt nhập hàng. Do đó, dẫn đến tình trạng các chợ tự phát bên ngoài nhộn nhịp người mua bán.

Theo Phó Trưởng Ban Quản lý chợ Bình Thới [Quận 11], các điểm kinh doanh tự phát chủ yếu do người dân tự mở, không mất thuế, phí. Người dân khi mua hàng cũng không cần phải kiểm tra đã tiêm vaccine, không mất thời gian gửi xe, giao dịch nhanh. Do đó, xung quanh các chợ truyền thống có nhiều "chợ tự phát" đã mọc lên và hoạt động vô cùng sôi nổi bất chấp lệnh cấm.

 Chợ tự phát diễn ra nhộn nhịp. Ảnh: Thanh Vũ

Xung quanh chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh], khu vực đường Vũ Tùng, Bùi Hữu Nghĩa, Diên Hồng hiện cũng phát sinh chợ tự phát.

Ông Huỳnh Thanh Trường - Trưởng Ban quản lý chợ Bà Chiểu cho biết, hiện chợ vẫn chưa mở bán lại tại khu 5 do theo quy định khách chỉ đi vào 1 lối và đi ra 1 lối. Trong khi đó, khu vực này xung quanh có 4 con đường rất khó để quản lý. 

Trước đó, ông Lê Huỳnh Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, đến nay TPHCM chủ trương không cho chợ tự phát hoạt động trở lại, chỉ cho phép chợ truyền thống, đầu mối đáp ứng đủ yêu cầu về phòng chống dịch theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại theo công văn 3328/QĐ-BCĐ của thành phố.

“Hoạt động của chợ truyền thống và chợ đầu mối hết sức đặc thù, người dân ra vào rất nhiều, thành ra việc này cần được tổ chức chặt chẽ để tránh việc lây nhiễm trong quá trình kinh doanh buôn bán, đi chợ của người dân, đảm bảo an toàn”, ông Tú cho hay.

TP - Trong khi nhiều chợ truyền thống vẫn chưa đủ điều kiện để mở lại sau thời gian TPHCM nới giãn cách, nhiều chợ tự phát mọc lên công khai, bày bán đủ loại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong phòng, chống dịch.

Bán công khai

Gần trưa 7/11, quanh khu vực cư xá Phú Lâm, đường Lý Chiêu Hoàng gần chợ Hồ Trọng Quý [quận 6], nhiều người bày thịt cá, rau củ, trái cây… ra giữa lòng đường chào mời khách mua. “Thịt heo 80.000 đồng/kg, cá tôm từ 70.000 đến 100.000 đồng/kg [tùy loại], bầu bí, mướp đồng giá 15.000 đồng… Mại dô! Mại dô!” - người bán liên tục chèo kéo khách gây ùn ứ cả đoạn đường dài.

Trên đường An Dương Vương [phường An Lạc, quận Bình Tân], hàng loạt xe bán hàng rong chất đầy thực phẩm chờ khách. Người đi đường chỉ cần tấp vào lựa mua, trả tiền. Khu chợ tự phát càng về trưa chiều càng nhộn nhịp. “Mua hàng rong cũng khá lo do nhiều thời điểm khách rất đông nhưng được cái nhanh gọn. Vào chợ ngoài phải có thẻ xanh, chúng tôi còn phải khai báo y tế, quẹt mã QR khá phức tạp với người lớn tuổi” - bà Thi [65 tuổi, ngụ chung cư Carina, quận Bình Tân] cho biết.

Điểm bán hàng khu cư xá Thanh Đa [gần chợ Thanh Đa, quận Bình Thạnh] luôn nhộn nhịp từ sáng đến trưa. Hàng hóa đựng ngay trong sọt để trên xe máy hoặc bày hẳn xuống đường, vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm vừa không đảm bảo giãn cách phòng dịch. Thế nhưng, cảnh mua bán vẫn cứ diễn ra tấp nập từ nhiều ngày nay. Hoạt động mua bán tự phát xung quanh khu vực chợ Tân Mỹ [quận 7] cũng sôi động. Những người bán gà, vịt, rau củ vừa bán vừa canh chừng lực lượng chức năng đi kiểm tra.

Các chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh], Gò Vấp [quận Gò Vấp], Bình Tây [quận 6], Bến Thành [quận 1]... đều đã mở cửa hoạt động trở lại, tuy nhiên cả người bán, người mua đều thưa thớt. Bà Thu Lý, tiểu thương chợ Tân Định [quận 1] cho biết: “Chợ chỉ cho phép người có thẻ xanh mới được vào mua sắm, tiểu thương phải xét nghiệm COVID-19 hàng tuần nên nhiều người “né” bằng cách ra ngoài mua sắm, buôn bán. Chợ mở lại gần cả tháng rồi nhưng rất vắng khách, trong khi chợ cóc, chợ tự phát lại xôm tụ dù luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Rất mong Ban quản lý chợ và cơ quan chức năng có biện pháp mạnh tay với chợ tự phát, giúp bà con tiểu thương trong chợ yên tâm kinh doanh” - bà Lý nói.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, ông Đỗ Quốc Tiến, Phó trưởng Ban Quản lý chợ Bình Thới [quận 11] cho biết, số lượng tiểu thương tại chợ tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đạt trên 96%, còn lại đang chờ tiêm mũi 2 khi đủ thời gian. Các khu kinh doanh đều trang bị màng che để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

“Hiện, sức mua của chợ đã giảm rất nhiều so với trước đây, một trong những nguyên nhân là do điểm kinh doanh tự phát xuất hiện nhiều, người mua hàng với tâm lý không cần phải kiểm tra chứng nhận đã tiêm vắc xin, không mất thời gian gửi xe, giao dịch nhanh nên họ chọn lựa mua ở những nơi buôn bán tự phát thay vì vào chợ ” - ông Tiến nói.

Ông Huỳnh Thanh Trường- Trưởng Ban quản lý chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh] nhìn nhận: “Mặc dù chợ đã mở đồng loạt các ngành hàng, song vẫn còn nhiều hộ chưa đăng ký bán lại. Chưa kể, nhiều hộ mới ra bán vài ngày lại đóng cửa do chợ vắng khách, buôn bán ế ẩm. Do thực hiện tiêu chí an toàn phòng chống dịch COVID-19 và việc kiểm soát khách vào chợ nghiêm ngặt phần nào khiến khách ngại vào chợ. Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán tự phát xung quanh chợ cũng gây khó khăn cho tiểu thương bên trong, nhưng thẩm quyền giải quyết là của UBND phường, quận quản lý”.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, việc tập trung đông người tại các chợ tự phát là điều đáng lo ngại với ngành y tế. Hiện nay TPHCM vẫn còn người trên 18 tuổi chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ngoài ra, người đã tiêm một mũi vắc xin được bảo vệ trước nguy cơ trở nặng, song không có nghĩa sẽ miễn nhiễm hay không thể lây nhiễm cho người khác. Do đó, việc tụ tập đông người, không tuân thủ đúng thông điệp 5K có thể sẽ phá vỡ nỗ lực chống dịch từ trước đến nay.

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm TPHCM cho biết, mua bán chui là hành vi vi phạm nên các địa phương có thể dựa vào bộ tiêu chí, quy định kinh doanh để xử lý.

Tuy vậy, bà Lan thừa nhận các quy định trong hoạt động mua bán hiện vẫn chưa được cụ thể, nhiều điểm còn chung chung gây khó cho cơ quan chức năng lẫn người kinh doanh. “Dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, đặc biệt trong môi trường kín như siêu thị, phòng lạnh, các điểm tập trung đông người... nguy cơ lây nhiễm sẽ ở mức cao hơn. Do đó, người dân cần ý thức, chấp hành các quy định như giãn cách, tổ chức, quản lý, và kiểm soát an toàn dịch bệnh trong mua bán”- bà Lan lưu ý.

Trên 150 chợ truyền thống được hoạt động trở lại

Ông Lê Huỳnh Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, tính đến hiện tại, đã có khoảng 150/234 chợ truyền thống được hoạt động trở lại. Lượng cung ứng hàng hóa cho thành phố đã ổn định với bình quân 6.500 tấn/ngày. “UBND thành phố đã yêu cầu các địa phương sớm mở lại chợ, đồng thời ngăn chặn tình trạng chợ tự phát, điểm bán tự phát xung quanh chợ. Chợ tự phát có nguy cơ lây nhiễm dịch rất cao và không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm. UBND các quận, huyện phải có trách nhiệm dẹp chợ tự phát và điểm bán tự phát, còn ban quản lý chợ chỉ có trách nhiệm trong phạm vi chợ”, ông Tú cho hay.

UYÊN PHƯƠNG

Phải dẹp chợ tự phát!

Kể từ ngày 20-6, sau khi Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ký ban hành khẩn Chỉ thị 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, một trong những việc khẩn trương mà các địa phương phải làm là dẹp chợ tự phát!

  • 2 người dương tính Covid-19 ở Cần Thơ và Trà Vinh đều về từ TP HCM

  • NÓNG: TP HCM phong tỏa một khu phố hơn 2.000 dân ở quận 8 từ 12 giờ hôm nay

  • TP HCM: Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10

  • "Chợ tự phát" nhếch nhác tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

"Dẹp chợ tự phát: Nơi siết chặt, nơi lơ là". Đây là nhận xét của hầu hết cơ quan thông tấn báo chí sau khi chứng kiến diễn biến ở các quận, huyện và TP Thủ Đức.

Trong khi ở chợ tự phát dọc đường Trần Khắc Chân [đoạn gần đường Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1] từ chỗ cảnh hàng tươi sống bày la liệt hai bên vỉa hè, sau khi lực lượng chức năng của phường liên tục đi tuần, nhắc nhở thì việc chấp hành của người dân đã khá tốt. Trái lại, tại chợ tự phát đường Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng gần chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh], tình hình mua bán vẫn sôi động.

Trong khi một loạt chợ tự phát ở huyện ngoại thành Hóc Môn như khu vực nghĩa trang Hoa Tranh, bên hông chợ Đại Hải, bên hông UBND xã Xuân Thới Thượng... hay tại quận 12 là các chợ ở đường Nguyễn Ảnh Thủ, Tân Thới Nhất 08, gần chợ Lạc Quang... đều rất nhanh chóng ngừng hoạt động khi lực lượng chức năng đặt bảng "Khu vực hạn chế đi lại", thì số lượng người vẫn tập trung đông đúc ở rất nhiều chợ tự phát trên địa bàn TP Thủ Đức, không giữ khoảng cách theo quy định tại nơi công cộng. Thậm chí như tại khu vực chợ trên đường Hiệp Bình [TP Thủ Đức], người dân chen chúc mua hàng hóa, xe bán hàng lưu động tràn ra đường, gây ùn ứ giao thông.

Đang trong cao điểm dịch bệnh, "chống dịch như chống giặc" nên "quân lệnh như sơn", thế mà vẫn "nơi siết chặt, nơi lơ là" thì dứt khoát không ổn. Điều này cũng cho thấy rõ hơn là vì sao lâu nay chuyện chợ tự phát cứ nói dẹp nhưng rốt cuộc vẫn không dẹp được.

Trưởng Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM Phạm Khánh Phong Lan mới đây cho báo chí biết: Các chợ tự phát là vấn đề "đau đầu" trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, bởi nếu hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, 236 chợ truyền thống đang dần đi vào chuẩn hóa thì an toàn vệ sinh thực phẩm tại hàng ngàn chợ tự phát trên địa bàn vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Mà sự thực là, trong khi hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống được kiểm soát rất gắt gao để ngày càng đưa lại chất lượng phục vụ cao hơn cho người tiêu dùng thì chợ tự phát, với lợi thế giá rẻ do đầu vào rẻ, lại hút người tiêu dùng. Tình cảnh này khiến một loạt các chợ lớn của TP như chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, chợ Phạm Văn Hai, chợ Bà Chiểu... lắm bận rơi vào cảnh dở khóc dở cười.

Gánh hàng nào cũng nặng nỗi lo toan của người nghèo. Nhưng để một TP văn minh, hiện đại thì không thể có việc buôn bán bừa bãi, chỗ nào cũng tụ tập được để bán hàng. Nếu cứ thế thì nhếch nhác mãi, làm sao hút được du khách, mà thiết thực hơn đó chính là bảo đảm an toàn sức khỏe cho chính người dân TP.

Nhưng lời giải thực ra không quá khó. Cứ nhìn vào việc thực hiện Chỉ thị 10 trong mấy ngày qua là rõ: Nơi nào chính quyền tuyên truyền cho dân hiểu và kiên quyết làm, làm thật, làm công bằng, không có chuyện bao che thì đâu ra đấy.

Chuyện dẹp chợ tự phát, cũng như dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, nghe thì nhỏ nhưng cũng là những thước đo để nhìn ra hiệu lực của chính quyền các địa phương.

Lương Duy Cường

Video liên quan

Chủ Đề