Chọn Thăng Long chọn rồng cuộn hổ ngồi là ai

Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn, cụ Bùi Huy Bích [1744-1818] đã chọn Chiếu dời đô vào công trình Hoàng Việt văn tuyển, là tuyển văn thơ cổ của nước ta. Giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và tính dự báo rất xa... đây quả là một áng thơ bất hủ.

Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý [1010-1225], khai sinh Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục nơi cửa chùa. Năm 1009, Lê Ngọa Triều [Lê Long Đĩnh] của nhà Tiền Lê mất, Lý Công Uẩn được giới tăng sĩ và quần thần tôn lên làm vua một cách êm thấm và kịp thời, lấy niên hiệu là Thuận Thiên [nghĩa là “theo ý trời”], miếu hiệu là Lý Thái Tổ. 

Chưa đầy một năm sau [năm 1010] ông đã ban Thiên Đô Chiếu [Chiếu dời đô] từ Hoa Lư [Ninh Bình] ra Đại La, đổi tên thành Thăng Long. Đó là quyết định có ý nghĩa lịch sử trọng đại nhất của Lý Công Uẩn thể hiện một trí tuệ việt trác, thiên tài, một tầm nhìn xa vượt ngàn năm, một tấm lòng lo toan cho con cháu nước Việt muôn đời. Đây cũng là một quyết sách của một vị hoàng đế mà hơn 10 thế kỉ sau vẫn còn sức trường tồn hẳn là quyết sách của trời vậy!

Về văn chương, Chiếu dời đô là áng văn lớn, giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và có tính dự báo rất xa: “Huống chi thành Đại La ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuộn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi…”. Không có trí tưởng tượng phong phú làm sao có được hình tượng giữa trời đất… rồng cuộn, hổ ngồi? Còn tính dự báo thì hẳn ai đọc Chiếu dời đô cũng biết, cho đến bây giờ Thủ đô của nước Việt Nam thế kỉ 21 vẫn là Thăng Long nghìn năm trước của Lý Công Uẩn.

Nhà văn Gia Dũng, khi biên soạn tập tuyển thơ Ngàn năm thương nhớ rất công phu, dày hơn 2.000 trang đã xếp Chiếu dời đô là bài thơ đầu tiên của tuyển. Lý do các học giả lại coi Chiếu dời đô là một áng thơ vì đó là bài thơ văn xuôi truyền được sự xúc động của Lý Công Uẩn tới người đọc nghìn năm sau về một hình tượng thơ lớn là Thăng Long “rồng cuộn, hổ ngồi” rất ám ảnh. Chính từ hình tượng thơ trong Chiếu dời đô đó mà Lý Công Uẩn đã đổi tên Đại La thành Thăng Long chăng?

Về mặt triết học mà Lý Công Uẩn dựa vào để lỹ giải việc dời đô là “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại. Còn ý của dân là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. “Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân” [Nguyễn Trãi].

Về mặt địa lí, những năm làm quan dưới triều Nhà Đinh và Tiền Lê, Lý Công Uẩn đã thấy việc đóng đô ở Hoa Lư chỉ với mục đích phòng thủ, cố thủ, song không có lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, sư anh Lý Khánh Vân và tướng Đào Cam Mộc [người Thanh Hóa] đã đi thị sát Đại La nhiều lần đã phát hiện ra mạch đất nơi đây là huyệt đất “đế vương” muôn đời: “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời”, nên ông quyết tâm dời đô ra đó. Và quyết định đó là chính xác tuyệt vời.

Về chính trị và kinh tế, sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 215 năm, 8 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử đất nước với những ông vua anh hùng, có công khai sáng văn hiến dân tộc, như: Lý Thánh Tông [1054-1072], Lý Nhân Tông [1072-1128]; với những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất như: Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Triều Lý phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao: Xây dựng kinh đô, thành quách khang trang; xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, phát triển nghề dệt, nghề gốm… đạt tới đỉnh cao. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế có nhiều tàu buôn nước ngoài vào ăn hàng tấp nập. Triều Lý mở Quốc Tử Giám, lập chế độ đại học, mở khoa thi chọn nhân tài… Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, vương triều Lý đã được nhà Tống phương Bắc nể trọng, lãnh thổ đất nước được bảo vệ vững chắc, toàn vẹn.

Thăng Long - Hà Nội, thế đất “rồng cuộn, hổ ngồi” ấy dẫu có thời gian không phải là kinh đô Đại Việt [như giai đoạn Tây Sơn rồi triều Nguyễn 157 năm kinh đô ở Huế] có lúc bị ngoại bang chiếm đóng, vẫn luôn đỏ chói trong trái tim người Việt. Bởi vậy, từ thuở theo chúa Nguyễn Hoàng mở cõi phương Nam, trong trái tim những người chiến binh luôn luôn đau đáu nỗi nhớ Thăng Long-Hà Nội: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi /Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” [Huỳnh Văn Nghệ]…

Theo Nhà thơ Ngô Minh [Báo Quân Đội Nhân Dân]

//baoquangngai.com.vn/channel/2028/201003/Chieu-doi-do-mot-ang-tho-bat-hu-1932211/

,

[caodangyduocdanang.vn] - Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã tuyên bố, Thăng Long "ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi… đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”. Không thể phủ nhận rằng, cùng với thiên thời và nhân hòa thì "địa lợi" là một trong những yếu tố để người xưa đi đến quyết định chọn Thăng Long là kinh đô muôn đời cho con cháu đời sau.

Bạn đang xem: Thế đất rồng cuộn hổ ngồi


Ngày 24/5, tại di sản Hoàng thành Thăng Long diễn ra nhiều hoạt động văn hóa truyền thống nhân dịp Tết Đoan Ngọ và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Sau hơn 1.000 năm tới nay, những yếu tố làm nên phong thủy của Thăng Long xưa đã thay đổi đi nhiều, cần có một cuộc khảo sát dưới góc độ địa chí mới có thể hình dung lại được.TT&VH xin giới thiệu loạt bài về ký ức Hà Nội của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến, một nhà “Hà Nội học” từng đoạt giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” cho hai cuốn sách “Đi dọc Hà Nội” và “Đi ngang Hà Nội”Kinh đô Hoa Lư ở vị trí cuối non đầu nước, tiện cho việc lui khi có giặc ngoại xâm đe dọa nhưng Lý Công Uẩn nhận thấy nếu cứ ở đây thì đường sá đi lại không thuận tiện, không tương xứng với vị thế của đất nước đang vươn lên nhanh chóng, nên muốn dời đô ra vị trí thành Đại La xưa. Ông cho người đi thăm dò để biết thế đất, thế sông núi ở nơi mà ông sẽ dựng kinh đô mở mang cơ nghiệp nhà Lý.

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.


Thế núi và mặt đất rộng và bằng phẳng mà Lý Công Uẩn nói chính là yếu tố phong thủy của một vùng đất. Không chỉ có vậy, quanh thành Đại La xưa còn có một dải sông Lô tiếp giáp với với vùng Phong Châu, Bạch Hạc [nay thuộc Phú Thọ], Tam Đái [nay thuộc Vĩnh Phúc], dưới liền sông Đại Hoàng, phủ Lý Nhân [nay thuộc Hà Nam]. Dòng sông Nhĩ [đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội] chảy vòng quanh như vành khuyên.Với người xưa, phong thủy là yếu tố không thể thiếu được khi người ta chọn vị trí đặt kinh đô, đặt phủ hay xây các công trình lớn như: cung điện, đền đài. Các công trình nhỏ gồm: chùa, đình cũng không thể bỏ qua yếu tố phong thủy.Phong thủy hiểu một cách đơn giản là trước phải có tiền án, công trình lớn thì là quả núi, ngọn đồi, nhỏ thì là mô đất để chắn, trấn giữ không cho tà thần hung khí vào chính đường. Bên phải hay bên trái phải có gì được mệnh danh là Bạch Hổ và Thanh Long để hỗ trợ. Sau lưng phải có cái gì đó làm chỗ dựa vững chắc cho công trình gọi là hậu chẩm. Với kinh đô lại phải có sông hay hồ dài gọi là long mạch và phải luôn được khai thông để giữ vượng khí.Nếu mọi nếu tố thuận lợi nhưng về phong thủy lại thiếu hoặc không đầy đủ thì người ta phải sửa lại thiên nhiên, đắp núi giả, đào lại sông uốn nắn theo hướng muốn có. Mục đích của phong thủy là đảm bảo cho công trình tránh được những tác hại của thiên nhiên huyền bí có được chỗ dựa vững chắc của khí thiêng đất trời.

Đền Sưa trên Núi Sưa [nay thuộc vườn Bách Thảo]Từ khi Lý Công Uẩn xây cung ở phía Đông thành Đại La, ông đã có ý định hoàn thiện các ảnh hưởng của phong thủy tới thành với mong muốn thành bền vững trong đó có đắp núi đất.Người xưa quan niệm “Cao nhất xích vi sơn” [cao một mét cũng gọi là núi] nên núi ở Thăng Long và Hoàng thành không cao. Trong trại Hàng Hoa xưa [nay là vườn Bách Thảo] có núi Sưa. Trên đỉnh ngọn núi này còn có một ngôi đền nhỏ thờ Hắc đế. Tấm biển trên ngôi đền ghi dòng chữ: “Sưa sơn lăng miếu”.

Xem thêm: Lý Thuyết Khoảng Cách Hai Đường Thẳng Chéo Nhau Trong Không Gian

Ở đường Hoàng Hoa Thám có núi Voi. Cuối thế kỷ 19, chính quyền Pháp đã cho phép xây dựng nhà máy bia Hommel [nay là Nhà máy bia Hà Nội] ở vị trí này.

Trong thành Hà Nội xưa cũng có 4 quả núi. Sách Thượng kinh phong vật chí viết: “Thượng kinh có núi Nùng ở giữa trên núi có một chỗ hõm xuống gọi là rốn rồng. Phía Bắc có Tam Sơn, phía Tây có Thái Hòa, phía Tây Bắc có Khán Sơn…”

Nùng Sơn là núi quan trọng nhất đối thành Thăng Long. Vua Thành Thái đoán núi Nùng rất cao, có mây bao quanh nên mới viết: “Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc” [Mây trên núi Nùng mang màu kim cổ]. Người xưa có câu: “Sơn bất tại cao, hữu thần tắc linh” nghĩa là núi thiêng không bởi cao mà có thần trên đó là thiêng. Nùng Sơn là núi thiêng.

Nhà sử học Phan Huy Chú viết trong Hoàng Việt Dư địa chí: “Núi Nùng ở giữa thành. Triều Lý định đô lấy núi làm đài chính điện, đến thời Lê là điện Kính Thiên, nay [triều Nguyễn] là điện phía trước hoàng cung. Xưa truyền rằng giữa núi có một lỗ hổng là nơi thông hơi của hồ ao và núi, nên gọi là Long Đỗ [rốn rồng]”.


Điện Kính Thiên chính là Núi Nùng xưa. Ảnh tư liệu
Sách Đại Nam Nhất thống chí của nhà Nguyễn cũng chép: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ. Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính Thiên, bản triều [Nguyễn] đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thiệu Trị thứ ba, đổi gọi là điện Long Thiên, điện Đình ở núi Nùng, có xây bệ cao chín bậc, tả hữu có hai con rồng, dài hơn một trượng, chế từ đời Lý”.Ngôi làng nhỏ ven sông Tô Lịch xưa trở thành kinh đô năm 1010 thì thần Long Đỗ núi Nùng được vua Lý phong là “Quốc Đô Định Bang Thành hoàng Đại Vương”. Khi xây chính điện thì đền thần Long Đỗ núi Nùng được dời ra ngoài thành đền Bạch Mã, [nay ở số 78 phố Hàng Buồm]. Người xưa gọi là “Nùng Sơn chính khí” là khí chất thiêng liêng của Hà Nội cổ. Khi thành thất thủ, người Hà Nội đã cảm khái:Đời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông thường lên Khán Sơn xem duyệt binh vì xung quanh có khoảng rộng đủ chỗ binh lính diễu hành. Năm Dương Đức [1673] vua Lê Gia Tông cho dựng chùa trên núi, chùa thờ Phật có cả tượng Lê Thánh Tông.Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn lập ra triều Nguyễn đã chuyển kinh đô vào Huế đồng thời cho phá thành Thăng Long thời Lê để xây thành mới gọi là Bắc thành [sau gọi là thành Hà Nội]. Vì kinh đô của Đại Nam ở Huế nên Bắc thành phải nhỏ và thấp hơn. Tuy nhiên vị trí các quả núi trong thành tượng trưng cho ngũ hành vẫn giữ nguyên.Theo phong thủy, Khán Sơn tượng trưng cho sao Kim trấn trị phía Tây của thành. Thời Tự Đức [1848] bố chánh Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng với tổng đốc Hà Ninh là Hoàng Thu cho xây một ngôi đình nhỏ trên Khán Sơn làm chỗ hội họp của văn nhân hàng tháng, họ uống rượu làm thơ. Các nhà Nho Hà Nội như Lê Đình Diên, Nguyễn Siêu lên đây uống hoàng hoa tửu vào Tết Trùng cửu [9/9 Âm lịch]. Sau khi Pháp chiếm thành Hà Nội, Khán Sơn bị bỏ hoang đổ nát rồi bị phá hủy. Năm 1889, tượng Lê Thánh Tông được đưa về thờ ở chùa Dục Khánh bên cạnh đền Huy Văn.Tam Sơn nằm ở phía Bắc của thành là hai doi đất dính ở phía đầu tách ra ở phía cuối, tượng trưng cho sao Thủy và Thổ, kết nối với đền Trấn Vũ tạo thành vòng cung trấn giữ phía Bắc của thành. Tháng 4/1882, thực dân Pháp tấn công thành, vì ít quân, vũ khí lạc hậu và nhiều tướng đảo ngũ nên thành thất thủ.

Xem thêm: Dap Loi Song Nui - Nhạc Kịch Giòng Lệ Âm Thầm

Giữ khí tiết với Thăng Long, Tổng đốc Hoàng Diệu đã treo cổ tự vẫn trên Tam Sơn. Năm 1885, núi bị san phẳng, sang đầu thế kỷ 20 chính quyền cho xây trường Alber Sarraut ở vị trí núi xưa. Phía Đông của thành có núi Thái Hòa tượng trưng cho sao Mộc bị san phẳng năm 1885. Phía Nam vị trí Cột cờ thời Lê cũng là một núi thấp tượng trưng cho sao Hỏa.

Dời đô về Thăng Long là sự lựa chọn, phát huy thuận lợi của cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Về mặt địa lợi, sử gia Ngô Thì Sĩ đã phân tích rất rõ: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng; phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền Đông Nam thì vận chuyển bẳng thuyền, miền Cần Xương thì liên tục bằng trạm, là nơi trung tâm của nước bốn phương chầu về. Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển. Địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể làm cho nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt thật không nơi nào được như nơi này”. [Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội]



BÁO ĐIỆN TỬ THỂ THAO & VĂN HÓA - TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề