Chứng quyền có đảm bảo là gì năm 2024

Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo. Chứng quyền này được phát hành bởi những doanh nghiệp chứng khoán đã qua cấp phép của Ủy ban Cấp phép Nhà nước.

Chứng quyền là một hình thức đầu tư mới được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm gần đây. Cùng SAPP tìm hiểu xem chứng quyền có đảm bảo là gì và những kiến thức quan trọng cần biết nhé!

1. Khái niệm của chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có đảm bảo là gì năm 2024

Chứng quyền có bảo đảm hay Covered warrant (CW) chính là loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản. Chứng quyền này được phát hành bởi những doanh nghiệp chứng khoán đã qua cấp phép của Ủy ban Cấp phép Nhà nước. Mỗi chứng quyền đều tương ứng với mã chứng khoán cơ sở riêng biệt để có thể xác định được số tiền của nó vào ngày đáo hạn.

Chứng quyền đảm bảo được phân ra 2 loại:

▪️ Chứng quyền mua

Nhà đầu tư sở hữu loại chứng quyền mua tức là họ có quyền được mua chứng khoán cơ sở. Mức giá của chứng khoán này có mức giá không cố định. Bởi vậy nhà đầu tư thường kiếm lời từ những chứng khoán cơ sở có giá của chúng tăng cao hơn lúc mua vào.

▪️ Chứng quyền bán

Ngược lại, chứng quyền bán cho phép nhà đầu tư bán ra một lượng chứng khoán cơ sở. Khi chứng khoán có dấu hiệu thấp hơn so với lúc giao dịch thì nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận.

Tại Việt Nam hiện nay, chứng quyền chỉ chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền và tài sản cơ sở hợp pháp là cổ phiếu. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là sàn giao dịch duy nhất cho phép chứng quyền niêm yết và có được sự đảm bảo uy tín.

2. Lợi ích và rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư chứng quyền đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo là gì năm 2024

Lợi ích hấp dẫn của chứng quyền:

▪ Yêu cầu về vốn thấp: So với chứng khoán cơ sở, số tiền để đầu tư cho chứng quyền thấp hơn nhiều;

▪ Lợi nhuận cao: Sự chênh lệch của chứng quyền trên sàn giao dịch rất cao, đôi khi lên tới gấp 2 lần. Vì vậy, các nhà đầu tư thường lựa chọn chúng để có thể sinh lời nhanh và nhiều;

▪ Giao dịch đơn giản, không chứa nhiều công thức tính toán phức tạp;

▪ Những nhà đầu tư từ nước ngoài cũng có thể tham gia đầu tư cho những chứng quyền trong và ngoài nước;

▪ Không cần ký quỹ vẫn có thể tham gia đầu tư.

Nhà đầu tư sẽ gặp những rủi ro gì khi đầu tư chứng quyền?

▪️ Có tỷ số đòn bẩy cao: Cũng bởi chênh lệch cao nên nguy giảm cũng rất mạnh. Mặc dù vậy, tiền lỗ lớn nhất mà nhà đầu tư có thể gặp phải chỉ lớn bằng số tiền cần chi cho lượng chứng quyền đó.

▪️ Nhà đầu tư còn mất thêm phần chi phí nếu tới ngày đáo hạn mà chứng quyền đó vẫn hòa vốn hoặc tệ hơn là lỗ.

▪️ Có thời gian đáo hạn ngắn: Chỉ từ 2-24 tháng, vậy nên chứng quyền chỉ dành cho những nhà đầu tư mong muốn có lợi nhuận nhanh và lớn.

3. Những thuật ngữ thường xuất hiện trong đầu tư chứng quyền

Trước khi tiến hành giao dịch chứng quyền, các nhà đầu tư mới tìm hiểu cần đặc biệt hiểu rõ về những thông tin cơ bản của loại hình đầu đầu tư này.

Chứng quyền có đảm bảo là gì năm 2024

Chứng quyền có đảm bảo là gì năm 2024

4. Cách giao dịch chứng quyền

Mua, bán chứng quyền:

▪️ Nhà đầu tư có thể mua chứng quyền bằng 2 cách chính: Mua trực tiếp với các nhà phát hành chứng quyền, mua chứng quyền đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.

▪️ Khi nhà đầu tư muốn bán đi chứng quyền, họ có thể bán lại cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu. Hoặc trường hợp khác nhà đầu tư vẫn cứ để đó cho tới ngày đáo hạn, nhà phát hành sẽ thanh toán lại tiền cho họ.

Tài khoản giao dịch: Chứng quyền không yêu cầu tài khoản giao dịch riêng. Họ có thể tiếp tục dùng lại tài khoản có mua bán chứng khoán cơ sở để thực hiện những hoạt động khác với chứng quyền.

Thời gian giao dịch: Thời gian của các phiên về mở cửa, đóng cửa hay các giao dịch đều giống như giao dịch cổ phiếu thông thường. Lượng chứng quyền tối thiểu để được phép giao dịch là 10.

Bên cạnh đó còn có một vài công thức tính toán như:

Chứng quyền có đảm bảo là gì năm 2024

5. Ví dụ về chứng quyền

Vào phiên giao dịch ngày 13/06/2019, ông A mua 1000 chứng quyền của cổ phiếu FPT (hiện tại giá của cổ phiếu FPT là 45,000 đồng). Thông số của chứng quyền như sau:

Tỷ lệ chuyển đổi

2:1

Thời hạn chứng quyền

3 tháng

Ngày đáo hạn

11/09/2019

Giá thực hiện

45,000 đồng

Giá chứng quyền

1,900 đồng/chứng quyền

Theo đó, ông A mua 1000 chứng quyền của FPT với mức giá:

1000*Giá chứng quyền = 1000*1.900 = 1.900.000 (VND)

▪ Trường hợp 1:

Sau 2 tháng, giá của chứng quyền lên tới 2.500 VND, ông A quyết định bán lại chứng quyền trên sở Giao dịch chứng khoán. Vậy số tiền lợi nhuận mà ông A nhận được là:

1000*2500 - 1000*1900 = 600.000 (VND)

▪ Trường hợp 2:

Ông A không bán ra chứng quyền mà giữ chúng cho tới ngày đáo hạn. giá thanh toán của cổ phiếu FPT vào thời điểm đó là 60.000 VND/1 chứng quyền. Vậy FPT sẽ cần thanh toán cho ông A số tiền là:

1000/2 * (60.000 - 45.000) = 7.500.000 (VND)

Mức lợi nhuận ông A nhận được vào ngày đáo hạn chứng quyền là:

7.500.000 - 1.900.000 = 5.600.000 (VND)

Tạm kết: Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích về chứng quyền có đảm bảo. TÌm hiểu thêm thông tin về đầu tư - tài chính tại website và fanpage của SAPP Academy ngay!

Chứng quyền có thời hạn bao lâu?

Chứng quyền có bảo đảm (CW) là chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành, được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Thời hạn của CW tính từ ngày chào bán đến ngày đáo hạn tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (warrant) là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có quyền mua cổ phiếu cơ sở (cổ phiếu phổ thông) của doanh nghiệp phát hành với mức giá cố định gọi là giá định trước (giá thực hiện) cho đến ngày đáo hạn.

Ai được phát hành chứng quyền có bảo đảm?

Theo Thông tư, chỉ có công ty chứng khoán được phát hành chứng quyền có bảo đảm. Tổ chức phát hành được chào bán chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán cơ sở là chứng khoán trong danh sách đáp ứng điều kiện chào bán chứng quyền do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.

Giá chứng quyền bạn là gì?

Giá chứng quyền: Đây là mức giá nhà đầu tư phải trả khi sở hữu chứng quyền. Đây là mức giá chào bán của tổ chức vào thời điểm phát hành. Sau khi chứng quyền được niêm yết, mức giá này sẽ là giá giao dịch của chứng quyền trên thị trường.