Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Mở hiệu thuốc tây là lựa chọn của nhiều bạn Dược sĩ trẻ mới ra trường. Ngoài chuẩn bị giấy tờ pháp lý, khảo sát thị trường thì việc vạch ra chi phí mở nhà thuốc đầu tư ban đầu là hết sức cần thiết. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “mở quầy thuốc tây cần bao nhiêu tiền?”

1. Chi phí mở nhà thuốc gồm những gì?

1.1 Chi phí thuê mặt bằng

Địa điểm mở nhà thuốc tư nhân sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Không gian bán hàng của bạn phải ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Diện tích tối thiểu để bạn có thể mở nhà thuốc tư nhân là 15m2.

Tùy thuộc vào vị trí khác nhau sẽ có những mức giá thuê mặt bằng khác nhau. Nếu bạn thuê mặt bằng bán thuốc tây ở các tỉnh lẻ thì chi phí mở nhà thuốc sẽ rơi khoảng 3-5 triệu. Còn nếu bạn có ý định mở nhà thuốc tư nhân tại các thành phố lớn thì số tiền thuê mặt bằng sẽ cao hơn. Cụ thể chi phí thuê mặt bằng tại đó sẽ dao động từ 5-7 triệu.

Địa điểm mở hiệu thuốc thường không bị giới hạn quá nhiều. Bởi nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng này ở bất kỳ đâu cũng như nhau. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định mở các nhà thuốc với quy mô lớn thì các địa điểm gần bệnh viện, phòng khám sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Mặt bằng và không gian là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc cần quan tâm

1.2 Chi phí đầu tư nguồn hàng thuốc

Bạn có thể nhập thuốc ở các chợ bán sỉ thuốc tây hoặc thông qua các công ty dược phẩm. Nếu bạn có ít vốn, bạn nên chọn những mặt thuốc thông dụng cho những lần nhập hàng đầu tiên. Khi lấy hàng bạn cần tìm hiểu giá cả và chiết khấu ở chợ và công ty.

Bạn tham khảo thị trường và tìm nhiều bên nguồn hàng khác nhau. Bạn cảm thấy bên nào có giá rẻ hơn và chiết khấu cao hơn thì nhập về bán để có lãi. Lưu ý kiểm tra kỹ thuốc khi nhập hàng để tránh mua nhầm thuốc hết hạn hoặc thuốc giả.

Tùy theo nhu cầu và khả năng của nhà thuốc mà bạn có thể dự trù chi phí nhập hàng phù hợp. Thông thường, chi phí nhập hàng lần đầu sẽ dao động trong khoảng từ 30 - 100 triệu. 

Đối với việc lựa chọn các loại thuốc, bạn có thể tham khảo nhu cầu hoặc tư vấn của các Trình dược viên để có thể lựa chọn. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được khả năng tiêu thụ cũng như đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.

Đối với nguồn hàng ngành Dược, bạn có thể tham khảo một số nguồn uy tín và chi phí phù hợp như:

  • Nhập trực tiếp từ các công ty Dược: Đây chính là nguồn hàng ban đầu của các nhà phân phối khác, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và bạn không phải lo lắng về các vấn đề chất lượng hay giấy tờ. Tuy nhiên, việc nhập hàng tại các đơn vị này sẽ khiến bạn gặp một vài hạn chế về tính đa dạng.

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Các chợ thuốc được xem là một trong những nguồn hàng tương đối phổ biến

  • Nhập hàng từ chợ Thuốc: Các chợ thuốc lớn thường được xem là nguồn hàng phổ biến nhất hiện nay. Bởi khu vực này thường sẽ tập hợp nhiều công ty, quầy thuốc có giá bán tương đối cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức lưu ý để đảm bảo được nguồn gốc và giấy tờ rõ ràng.
  • Nhập hàng từ các nhà thuốc lớn: Đối với các nhà thuốc nhỏ, một nguồn hàng ổn định và đảm bảo mà bạn có thể tham khảo đó là các nhà thuốc lớn. Giá thành ở đây sẽ không hỗ trợ quá nhiều tuy nhiên bạn có thể đảm bảo được nguồn hàng khi cần gấp cũng như chất lượng của sản phẩm.

Bạn có thể đánh giá chất lượng, khả năng tiêu thụ cũng như công nợ nhà cung cấp để đảm bảo quá trình bán hàng và kiểm soát chi phí mở nhà thuốc một cách chính xác nhất qua phần mềm quản lý nhà thuốc.

1.3 Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

Các mặt hàng thuốc tây của bạn sẽ được sắp xếp vào các tủ thuốc. Bạn cần mua 4 chiếc tủ kính, tùy vào kích thước sẽ có những mức giá đầu tư khác nhau. Ngoài ra bạn cũng phải đầu tư điều hòa, nhiệt kế, máy tính, biển hiệu chuẩn, tủ lạnh bảo quản, phần mềm quản lý nhà thuốc để phục vụ việc kinh doanh. Tổng chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị là 40 triệu.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP

1.4 Chi phí thuê nhân viên

Là người quản lý các mặt thuốc, đứng quầy tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng nên bạn cần tuyển chọn nhân viên thật kỹ càng. Để yên tâm kỹ năng dược lý của nhân viên, bạn nên tuyển những người có bằng dược sĩ và những người kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Bạn cân nhắc xem bạn cần bao nhiêu người? Mức lương là bao nhiêu? Chế độ phúc lợi như thế nào? Trung bình thuê người bán thuốc cả ngày làm 2 ca lương sẽ dao động trong khoảng 6 - 7 triệu.

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Nhân viên bán thuốc tại quầy là một trong những yếu tố quan trọng khi mở nhà thuốc

Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị vốn mở hiệu thuốc tây bạn cũng nên dự trù cho mình một số khoản phát sinh khác như tiền thuế, tiền nâng cấp thiết bị.

2. Các chỉ tiêu đánh giá doanh thu mở hiệu thuốc tây

Các tiêu chí đánh giá doanh thu mở hiệu thuốc tây gồm có:

  • Tăng trưởng doanh thu tháng
  • Tỉ suất lợi nhuận bán thuốc tháng
  • Tổng tài sản
  • Tổng doanh thu
  • Doanh thu trung bình/ngày
  • Số lượt khách trung bình/ngày
  • Tổng chi phí
  • Chi phí trung bình/ngày
  • Lãi gộp
  • Lãi dòng (ko có khấu hao + công của chủ nhà thuốc)
  • Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ

Ví dụ:

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

3. Sapo POS - Giải pháp quản lý doanh thu - chi phí hiệu quả nhất

Sapo POS là phần mềm quản lý nhà thuốc với các tính năng đặc biệt hỗ trợ nhà thuốc vận hành và quản lý hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu nhất. Chính thức liên thông với cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Dược Quốc Gia từ tháng 5/2021, Sapo POS là giải pháp hoàn hảo nhất cho các chủ nhà thuốc.

  • Quản lý quầy và kho thuốc tập trung: Quản lý toàn bộ quầy và kho thuốc chi tiết theo hạn dùng, lô nhập và tồn kho thực tế để kịp thời nhập hàng.
  • Tra cứu và nhập liệu thuốc nhanh chóng: Không còn tốn nhiều thời gian nhập liệu lượng thuốc khổng lồ lên phần mềm để bán và quản lý. Sapo POS cho phép nhà thuốc nhập liệu và tra cứu thuốc dễ dàng với hệ thống hơn 100,000 mã thuốc nằm trong cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.
  • Quản lý và lưu trữ toàn bộ quá trình bán hàng: Đối với nhà thuốc, việc lưu trữ toàn bộ đơn thuốc đã xuất và thông tin khách hàng là yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng giải quyết mọi vấn đề phát sinh sau bán. Sapo POS với công nghệ điện toán đám mây sẽ giúp bạn lưu trữ mọi giao dịch trong suốt quá trình hoạt động của nhà thuốc.
  • Báo cáo nhanh với Cục quản lý Dược Quốc gia: Phần mềm quản lý Sapo POS sẽ giúp bạn có thể tùy chọn đồng bộ dữ liệu thuốc, đơn bán, đơn nhập lên hệ thống Dược Quốc Gia.
  • Theo dõi hiệu quả kinh doanh: Hệ thống báo cáo kinh doanh chi tiết cho phép chủ nhà thuốc theo dõi toàn bộ doanh thu, chi phí và lãi lỗ của cửa hàng cũng như toàn chuỗi.

Trên đây là những chi phí mở nhà thuốc mà bạn cần quan tâm. Sapo hy vọng rằng, sau bài viết này bạn sẽ chuẩn bị cho mình một nguồn vốn phù hợp để mở một quầy thuốc tây, hoàn thành bước đầu cho dự định kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: >> Thủ tục và điều kiện mở quầy thuốc 2021 >> Chia sẻ kinh nghiệm và điều kiện mở quầy thuốc tây

4.000++ NHÀ THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG CLICK ĐỂ ĐĂNG KÝ

Khi tôi còn là sinh viên trường dược, tôi và bạn bè luôn ấp ủ có một nhà thuốc của riêng mình. Khi ra trường rồi đi làm cho các hãng dược, điều đó vẫn không ngừng thôi thúc tôi. Đó không chỉ là một ước mơ nhỏ mà còn là máu nghề trong mình. Sau khi tốt nghiệp 5 năm, tôi đã có đủ 2 điều kiện: chứng chỉ ngành nghề dược tư nhân và đủ điều kiện về tài chính. Tôi bắt đầu tiến hành kế hoạch mở nhà thuốc như dự định của mình. Cách đây một năm, tôi cũng đã bàn với chồng mua một kiốt trong khu đô thị lớn ở Hà Nội để phục vụ cho việc mở nhà thuốc sau này.

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền

Tôi đem mong muốn này chia sẻ với nhiều người bạn đã và đang là chủ nhà thuốc ở Hà Nội. Điều làm tôi ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều khuyên không nên mở nhà thuốc lúc này vì lời lãi chẳng bao nhiêu mà lại tất bật từ sáng tới tối muộn. Tôi có hỏi ý kiến với một chị, là đồng nghiệp cũ của tôi, đang có nhà thuốc ở Hà Nội. Chị đã chia sẻ kinh nghiệm với tôi không tiếc một điều gì. Chị kể rằng:

  • Chị làm nhà thuốc được 1,5 năm. Sau 6 tháng kinh doanh mới chỉ đủ bù tiền thuê mặt bằng và nhân viên, còn tiền công của mình và tiền vốn mình bỏ ra thì chưa tính tới.
  • Tính tới thời điểm này, doanh thu của nhà thuốc đạt từ 2tr /ngày – 2,5tr /ngày và cũng khó tăng lên nhanh do áp lực cạnh tranh từ nhà thuốc mới mở và nhà thuốc đã mở. Tính chi li ra thì là lỗ chứ chẳng lời lãi gì.
  • Chị phải tự lo mọi việc để đảm bảo nhà thuốc hoạt động từ gọi hàng nhà cung cấp, quản lý nhân viên, đối ngoại (sở y tế, phòng y tế, trạm y tế phường, cơ quan thuế, quản lý thị trường …) và nhiều việc không tên khác.

Thấy chị nói vậy tôi tin nhưng vì ý định mở nhà thuốc đã nung nấu nhiều năm, nên tôi đã không nghe lời can của Chị mà vẫn cứ mở nhà thuốc.

Nơi tôi định mở nhà thuốc là một tòa nhà lớn với 700 hộ dân, tọa lạc trong khu đô thị đi đã đi vào hoạt động vài năm. Tháng 4/2014, chủ đầu tư bàn giao cho người mua và tôi đã cho thuê kiốt 3 tháng để thêm thu nhập và chờ dân cư về tòa nhà sinh sống trước khi mở nhà thuốc.

Để có thêm kinh nghiệm, tôi đã xin đi học bán thuốc buổi tối tại nhà thuốc ở khu Kim Giang để hiểu thực tế và được va chạm các công việc tại nhà thuốc. Công việc chính tôi làm tại nhà thuốc này là cùng đứng bán hàng, tư vấn cho khách hàng. Chị chủ nhà thuốc là người quen với chị họ tôi. Chị có quầy và nhiều năm kinh nghiệm buôn bán ở chợ sỉ HAPU – Hà Nội. Nhà thuốc đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm với vốn đầu tư gần 200 triệu, theo chị nói thì đã thoát lỗ. Do chị bận việc quầy thuốc ở chợ sỉ và việc gia đình nên chỉ lo được phần nguồn hàng đầu vào, còn việc bán hàng và quản lý nhà thuốc phụ thuộc nhiều vào nhân viên bán hàng chính (người quen của chị). Chính việc này ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của nhà thuốc. Doanh thu lúc tôi thực tập ở đó vẫn loanh quanh 2tr và lợi nhuận chỉ bù đắp được phần chi phí tiền nhà và lương nhân viên là may, còn không thì lỗ. Theo cảm nhận của tôi là không xứng đáng với tiềm năng của nhà thuốc. Trong thời gian này, tôi được biết là chị chủ nhà thuốc có ý định nhượng lại nhà thuốc vì không quản lý được. Tôi hỏi chồng về việc này. Chồng tôi gợi ý là cứ trao đổi với chị ấy để rõ thông tin còn quyết định là ở mình. Vợ chồng tôi có đến gặp trực tiếp chị để trao đổi. Việc đánh giá giá trị nhà thuốc không phức tạp lắm và gồm những phần sau:

  • Chi phí GPP: GPP thường được đánh giá lại sau 3 năm. Nên chi phí GPP sẽ là chi phí GPP ban đầu tính theo số thời gian còn lại. Chi phí này còn vào khoảng 8tr (cho 2 năm).
  • Chi phí cơ sở vật chất: chị chủ yêu cầu toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ nhà thuốc sẽ nhượng lại trừ đi hao mòn và có thể thương lượng (chứ không chuyển nhượng một phần vì nếu không chị không bán được cho ai). Chi phí phần này vào khoảng 25tr.
  • Chi phí thuốc: là chi phí lớn nhất và tính được theo giá nhập vào theo sổ sách cho tất cả các loại thuốc đang được bán. Việc này cần kiểm kê với có con số chính xác.
  • Chi phí thuê chứng chỉ hành nghề và thuê nhà vào khoảng 10tr/tháng và chị ấy sẽ giúp làm việc trực tiếp với chủ thuê.
  • Chị ấy có yêu cầu là muốn tôi giữ lại những nhân viên đã bán trong một khoảng thời gian để giúp đỡ họ. Tôi có nói rằng không thể hứa trước nếu mua lại.

Tổng chi phí nhượng lại của nhà thuốc từ 210tr – 250tr. Đây không phải là số tiền quá lớn đối với một nhà thuốc đã đi vào hoạt động 1 năm. Sau khi trao đổi với chồng, tôi nhận thấy:

  • Bản thân chị chủ chưa thật sự muốn bán mà vẫn còn tiếc công sức đã bỏ vào nhà thuốc.
  • Tôi không có kinh nghiệm đánh giá giá trị nhà thuốc nên không cảm nhận được đó là con số hợp lý hay không.
  • Tôi chưa có kinh nghiệm gì quản lý nhà thuốc nên không rõ cần phải thay đổi gì để phát huy tiềm năng của nhà thuốc ngay lập tức.
  • Những rủi ro về chủ thuê nhà cũng làm tôi không thích.

Chính vì vậy, vợ chồng tôi quyết định tự mở nhà thuốc để giảm rủi ro (vì tiền nhà của mình và bằng của mình thì làm gì chẳng sống được) và tự trải nghiệm hơn là mua lại.

Sau 3 tháng thực tập, tôi đã thu được đôi chút thành quả:

  • Tôi đã có một số mối quan hệ trong việc nhập hàng từ các nhà cung cấp: công ty phân phối, hãng dược, quầy ở chợ sỉ.
  • Tôi thấy tư vấn bán hàng đóng vai trò lớn trong việc tạo doanh thu và lợi nhuận nhà thuốc.
  • Mình cần một nhân viên giỏi, có kinh nghiệm hỗ trợ trong thời gian đầu. Thời gian này, tôi cũng quen được Hiền, cũng là nhân viên bán thuốc ở gần chỗ tôi thực tập, với hơn 1 năm đứng quầy. Sau này, Hiền chính là nhân viên đầu tiên của tôi.
  • Quản lý nhà thuốc cần sát sao và phải tự mình xử lý. Nhân viên chỉ có thể giải quyết vấn đề chuyên môn cho mình mà thôi.

Tháng 7/2014, tôi nhận lại kiốt và sửa lại thành nhà thuốc. Tôi thấy rằng tại tòa nhà của tôi đã có 2 nhà thuốc mở trước. Nhà thuốc của tôi sẽ là cái thứ 3. Đó là những báo hiệu không may mắn lắm cho việc khởi sự của tôi. Thời gian để chuẩn bị những việc này cũng làm tôi mất hơn một tháng, gồm:

  • Làm biển hiệu, thiết kế và đóng tủ thuốc, lắp đặt điều hòa, quạt, tủ lạnh, máy tính, camera an ninh vv… với chi phí đầu tư là 40tr
  • Tiền đầu tư mua thuốc được vợ chồng tôi dự kiến là 150tr.
  • Tôi đăng ký kinh doanh ở trên quận và đóng thuế 500K/tháng.
  • Đăng ký thẩm định GPP. Tôi có nhờ một anh làm ở trên sở y tế để giúp tư vấn nhằm đảm bảo thẩm định GPP thành công. Chi phí cũng không quá cao vào khoảng 11tr.
  • Liên hệ với em Hiền để em sắp sếp và về làm cho nhà thuốc của tôi. Hiền yêu cầu để em bán 2 ca và lương tháng là 6tr.

Ngày 05/8 nhà thuốc thẩm định GPP và chính thức đi vào hoạt động. Sau đó 2 tuần thì nhận được chứng chỉ thẩm định GPP thành công.

(còn nữa)

WEB NHÀ THUỐC

Có nên mở nhà thuốc nhượng quyền