Cơ qua nào giải quyết tố cáo về tham nhũng

Theo Điều 55, Nghị định số 59/ 2013/NĐ-CP ngày 17-6-2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, thủ tục tiếp nhận theo các hình thức tố cáo hành vi tham nhũng:

1. Khi công dân tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo, khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận. Thời điểm tiếp nhận tố cáo tính từ ngày người tố cáo ký xác nhận vào bản nội dung tố cáo.

2. Tiếp nhận tố cáo hành vi tham nhũng theo hình thức gửi đơn tố cáo:

  1. Trường hợp đơn tố cáo được gửi theo đường bưu điện thì thời điểm tiếp nhận tố cáo là ngày nhận được đơn tố cáo.
  1. Trường hợp đơn tố cáo được gửi trực tiếp thì người tiếp nhận phải làm giấy biên nhận; thời điểm tiếp nhận đơn tố cáo là ngày ghi trên giấy biên nhận.

3. Ngay sau khi nhận được tố cáo qua điện thoại, bằng thông điệp dữ liệu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải tiến hành xác minh lại họ tên, địa chỉ của người tố cáo theo thông tin người tố cáo cung cấp, áp dụng theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

4. Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

Sau khi tiếp nhận, thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 56 như sau:

1. Thủ tục thụ lý, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng và nghị định này.

2. Kết luận về nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải được công bố công khai và được gửi cho cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp và gửi cho người tố cáo khi có yêu cầu.

3. Trong trường hợp kết luận nội dung tố cáo không đúng sự thật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải công khai kết luận đó và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật.

Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế đã phát hiện, nhất các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường phối hợp, tập trung lực lượng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tổng kết, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả hoạt động của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (thuộc Bộ Công an), Cục Phòng, chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ) để điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Hỏi: Xin cho biết thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 13, Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.

Cơ qua nào giải quyết tố cáo về tham nhũng
Hội nghị toàn quốc tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: (a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; (b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.