Cơ yếu quân đội là gì

Ban Cơ yếu Chính phủ, là cơ quan mật mã quốc gia do bộ trưởng Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý, đảm bảo bí mật thông tin lãnh đạo chỉ huy của Đảng và Nhà nước, đồng thời quản lý chuyên ngành về cơ yếu (cơ mật, trọng yếu), có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu.

Chức năng, Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban Cơ yếu Chính phủ có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Tham mưu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
  • Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
  • Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
  • Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại. Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
  • Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng ban[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm

Phó Trưởng ban[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy Ban
  • Đại tá, TS. Nguyễn Hữu Hùng

Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Tổ chức Đảng bộ trong Ban Cơ yếu Chính phủ theo phân cấp như sau:

Cục Cơ yếu trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo, chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác cơ yếu trong quân đội; tham mưu kế hoạch, đề xuất về xây dựng và phát triển ngành, tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn tuyệt đối trang thiết bị kỹ thuật mật mã (KTMM). Công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên cơ yếu, quản lý xây dựng lực lượng ngành, nghiên cứu kỹ thuật, bảo đảm kỹ thuật và bảo đảm trang bị đạt kết quả toàn diện, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác cơ yếu là một trong những công tác trọng yếu của Đảng, Nhà nước và Quân đội; là hoạt động cơ mật, đặc biệt. Trước yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp và ngành Cơ yếu Quân đội phải quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác cơ yếu, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đặc biệt quan trọng này.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, những năm qua, ngành Cơ yếu Quân đội luôn chủ động nắm vững tình hình, tích cực tham mưu giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về cơ yếu trong Quân đội; xây dựng Ngành “tinh, gọn, mạnh”, tiến thẳng lên hiện đại. Trên thực tế, công tác cơ yếu luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, ngày càng chính quy, nền nếp; có nhiều đổi mới, sáng tạo, bảo đảm bí mật, chính xác, an toàn, kịp thời thông tin lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong mọi tình huống. Chất lượng, hiệu quả các mặt công tác cơ yếu không ngừng được nâng lên; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chuyên ngành được hoàn thiện; tổ chức biên chế, đội ngũ cán bộ, nhân viên tiếp tục được củng cố kiện toàn; hệ thống kỹ thuật mật mã được xây dựng thống nhất, đồng bộ, vững chắc, chuyên sâu; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, quy định công tác cơ yếu; hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Ngành đã tích cực triển khai bảo mật hệ thống thông tin điều khiển vũ khí, khí tài công nghệ cao; ứng dụng kỹ thuật mật mã trong tác chiến không gian mạng; triển khai hạ tầng cung cấp chữ ký số và các dịch vụ chứng thực điện tử, phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong Bộ Quốc phòng, bước đầu đạt được kết quả tích cực, được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị đánh giá cao.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác cơ yếu Quân đội còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Tổ chức, biên chế cơ yếu các cấp chưa hoàn thiện, lực lượng còn mỏng, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, nhân viên có mặt còn hạn chế. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, phát triển, bảo đảm kỹ thuật mật mã chưa theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ và các loại hình thông tin quân sự hiện đại. Một số văn bản quy phạm pháp luật, chuyên ngành chưa bao quát hết nhiệm vụ công tác cơ yếu, v.v.

Cơ yếu quân đội là gì
Thủ trưởng Cục Cơ yếu phát biểu khai mạc lớp tập huấn bảo đảm cơ yếu cấp chiến dịch

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh tiến lên hiện đại đặt ra yêu cầu mới rất cao và đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã, đang thúc đẩy sự phát triển hệ thống thông tin quân sự ngày càng đa dạng, hiện đại. Công tác chỉ huy, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của toàn quân diễn ra với cường độ lớn, yêu cầu bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời thông tin đòi hỏi rất cao. Trong khi đó, nguy cơ mất an toàn, lộ, lọt thông tin rất khó lường, nhất là khi các thế lực thù địch tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại tổ chức thu tin, mã thám, lôi kéo, móc nối,… lấy cắp thông tin bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, bí mật kỹ thuật mật mã. Chiến tranh thông tin, tác chiến mạng, nguy cơ mất an toàn thông tin trở nên phổ biến, với quy mô và cường độ ngày càng gia tăng, v.v. Thực tiễn trên đòi hỏi phải triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng công tác cơ yếu trong Quân đội. Thực hiện mục tiêu đó, cấp ủy, chỉ huy, cơ yếu các cấp trong toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với công tác cơ yếu trong tình hình mới; bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án hiện đại hóa ngành Cơ yếu Quân đội. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, có tính nguyên tắc, bảo đảm cho công tác cơ yếu phát triển đúng hướng, hoạt động chặt chẽ, hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị, trước hết là cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác cơ yếu; trọng tâm là Nghị quyết số 56-NQ/TW, ngày 05/3/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045”, Kết luận số 90-KL/QUTW, ngày 05/02/2016 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tiếp tục xây dựng, phát triển ngành Cơ yếu Quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cơ yếu; tập trung xây dựng lực lượng cơ yếu tinh, gọn, mạnh, phù hợp với tổ chức chỉ huy các cấp. Cục Cơ yếu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nghiên cứu tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về cơ yếu, nhất là tổ chức biên chế, chức năng, nhiệm vụ hệ thống tổ chức cơ yếu; công tác tuyển chọn, đào tạo, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên; cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; hệ thống văn bản về xây dựng hệ thống kỹ thuật mật mã, công tác quản lý, chỉ đạo, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, sản phẩm mật mã,… đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và nhiệm vụ công tác cơ yếu trong tình hình mới.

Cơ quan Cơ yếu các cấp cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, chương trình thuộc “Đề án hiện đại hóa ngành Cơ yếu Quân đội” và “Chương trình bảo mật và an toàn thông tin cho một số hệ thống vũ khí công nghệ cao”. Trọng tâm là các dự án: chuyên dụng hóa trang thiết bị kỹ thuật mật mã; xây dựng các trung tâm bảo đảm kỹ thuật mật mã cấp chiến lược; Trung tâm quản lý, giám sát hệ thống kỹ thuật mật mã; trung tâm chứng thực số Bộ Quốc phòng. Đồng thời, tập trung đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Kỹ thuật mật mã; chương trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo mật hệ thống tự động hóa chỉ huy và các tổ hợp vũ khí, khí tài công nghệ cao; các dự án nâng cao năng lực bảo đảm chỉ huy, huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật,… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Hai là, đẩy mạnh kiện toàn tổ chức, biên chế phù hợp với hệ thống chỉ huy của Quân đội; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ yếu có cơ cấu, số lượng phù hợp, chất lượng cao; thực hiện tốt công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cấp ủy, chỉ huy và cơ quan cơ yếu các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 230-NQ/QUTW, ngày 02/4/2022 của Quân ủy Trung ương về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo; Hướng dẫn số 1216/HD-CT, ngày 17/8/2018 của Tổng cục Chính trị thực hiện quy chế công tác cán bộ của Quân ủy Trung ương về ngành nghiệp vụ tham gia quản lý cán bộ; Chỉ thị số 21/CT-TM, ngày 01/12/2017 của Tổng Tham mưu trưởng về xây dựng lực lượng cơ yếu trong giai đoạn mới; trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, phối hợp đề xuất kiện toàn hệ thống tổ chức, biên chế cơ yếu các cấp phù hợp với tổ chức chỉ huy của Quân đội; nhất là đối với cấp chiến dịch, cấp cơ sở và các đơn vị có quân số lớn, hoạt động đặc thù, đơn vị ở địa bàn chiến lược, trọng điểm. Chú trọng làm tốt công tác tuyển chọn tạo nguồn, đào tạo, quản lý, sử dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ yếu có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Toàn quân tiếp tục thực hiện nghiêm Quy định số 1295/QyĐ-BQP, ngày 05/4/2023 của Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên ngành Cơ yếu; quán triệt, chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, nhân viên cơ yếu; kiên quyết cho ra khỏi Ngành các trường hợp không đủ tiêu chuẩn quy định. Tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng nghiên cứu, triển khai đồng bộ và thực hiện tốt công tác chính sách, có cơ chế thu hút, đãi ngộ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đạo tạo, bồi dưỡng, chấp hành nghiêm quy định công tác huấn luyện nghiệp vụ cơ yếu, tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện phù hợp với hoạt động đặc thù quân sự và yêu cầu phát triển của Ngành. Coi trọng huấn luyện kỹ thuật truyền thống và hiện đại, đúng phương châm “ cơ bản, thiết thực, vững chắc, chuyên sâu”.

Cơ yếu quân đội là gì
Lễ ký kết giao ước thi đua khối 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền (năm 2023)

Ba là, tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mật mã; đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển hệ thống kỹ thuật mật mã chuyên dụng, hiện đại. Đây là vấn đề cơ bản, quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng công tác cơ yếu Quân đội. Vì thế, ngành Cơ yếu, nhất là các cơ sở nghiên cứu cần nắm chắc xu hướng phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa điều khiển; dự báo đúng nhu cầu bảo mật hệ thống thông tin quân sự, vũ khí, khí tài công nghệ cao; chiến lược, quy hoạch của các ngành có liên quan, tham mưu cho Bộ Quốc phòng xây dựng định hướng phát triển kỹ thuật mật mã sát với thực tiễn nhiệm vụ; chú trọng nghiên cứu các giải pháp bảo mật, phát triển sản phẩm mật mã chuyên dụng, hiện đại, bảo đảm đồng bộ, cơ động, phù hợp với hoạt động quân sự. Quá trình triển khai, coi trọng kết hợp giữa kỹ thuật mật mã truyền thống với hiện đại, tự động hóa. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có, phấn đấu từng bước tự nghiên cứu, sản xuất, chuyên dụng hóa trang thiết bị kỹ thuật mật mã, các giải pháp bảo mật dữ liệu lưu trữ, hệ thống vũ khí, khí tài công nghệ cao, hoạt động hiệu quả trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao và khí hậu, thời tiết khắc nghiệt. Chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng nghiên cứu các giải pháp phòng, chống các nguy cơ, thách thức về chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, tác chiến điện tử, phòng, chống có hiệu quả hoạt động thám mã, trinh sát,… của đối phương. Để đạt hiệu quả cao, Cục Cơ yếu tiếp tục tham mưu cho Bộ Tổng Tham mưu đề xuất với Bộ Quốc phòng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cho cơ sở máy mã, trung tâm mã dịch, huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật mật mã. Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát trang thiết bị kỹ thuật mật mã tập trung, phương thức tổ chức quản lý, điều hành, bảo đảm kỹ thuật cho hệ thống máy mã trên tuyến. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo về bảo mật, an toàn thông tin; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong toàn quân triển khai xây dựng giải pháp bảo mật tối ưu cho hệ thống thông tin quân sự; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mật mã hiện đại; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng mạng liên lạc cơ yếu, bảo mật các hệ thống thông tin.

Bốn là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển hệ thống chứng thực số đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số và cải cách hành chính trong Bộ Quốc phòng. Đây là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đặc biệt quan tâm. Thời gian tới, ngành Cơ yếu Quân đội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng, phát triển hệ thống chứng thực số trong Bộ Quốc phòng theo lộ trình đã xác định; tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn cao cho hệ thống chứng thực số, bảo đảm đủ năng lực quản lý, sử dụng dịch vụ, tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử trong toàn quân; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chứng thư số trong Bộ Quốc phòng; duy trì hệ thống hoạt động ổn định và cung cấp dịch vụ 24/7, cập nhật giải pháp tích hợp chữ ký số vào các hệ thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị. kịp thời xử lý vướng mắc phát sinh.

Nâng cao chất lượng công tác cơ yếu trong Quân đội là tất yếu khách quan; là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và từng quân nhân. Nhiệm vụ này cần phải được tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, có tính hệ thống hơn nữa từ Bộ Quốc phòng đến các cấp trong toàn quân. Mỗi cơ quan, đơn vị, trực tiếp là cơ quan cơ yếu các cấp và đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, duy trì vững chắc hệ thống kỹ thuật mật mã, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, quy định công tác cơ yếu, bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời nội dung thông tin lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo của các cấp trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.