Con bao nhiêu tuổi được giảm trừ gia cảnh

Cha mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân? Các trường hợp được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là gì?

Câu hỏi của bạn:

Chào Luật sư, tôi là Phạm Văn T, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh H.

Tôi có một câu hỏi về vấn đề giảm trừ tiền nộp thuế trong trường hợp cha mẹ tôi tuổi đã cao mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin trình bày vắn tắt nội dung như sau:

Tôi làm công việc liên quan đến kinh doanh, mức thu nhập của tôi hàng tháng khoảng từ 13 đến 18 triệu đồng. Theo quy định thì tôi đã đăng ký mã số thuế cá nhân để đóng thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, hiện nay tôi có con nhỏ và bố mẹ nay đã cao tuổi, bố tôi năm nay 65 tuổi còn mẹ tôi năm nay 60 tuổi.

Tôi có nghe nói trong trường hợp của tôi thì tôi được xem xét trừ tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng vì đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh. Vì không có nhiều kiến thức nên tôi muốn luật sư tư vấn giúp để tôi hiểu rõ.

Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là gì? Bố mẹ tôi bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh cho tôi?

Rất mong nhận được câu trả lời phản hồi sớm nhất của Luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cha mẹ bao nhiêu tuổi thì con được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, Luật Quốc Huy cảm ơn bạn đã tin tưởng và liên hệ gửi câu hỏi về giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế thu nhập cá nhân cho chúng tôi qua địa chỉ email: . Với câu hỏi, thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007;
  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ

Xem thêm các nội dung tư vấn của Luật sư về lĩnh vực Thuế – Tài chính

Nội dung tư vấn:

1. Giảm trừ gia cảnh khi tính thu nhập chịu thuế là gì?

Trước tiên, để trả lời cho thắc mắc của bạn về giảm trừ gia cảnh là gì? Mời bạn xem quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 tại Điều 19:

Điều 19. Giảm trừ gia cảnh 1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: a] Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng [48 triệu đồng/năm]; b] Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. 2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. 3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: a] Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; b] Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

Dựa vào quy định trên, có thể hiểu rằng giảm trừ gia cảnh là số tiền mà bạn được trừ vào các khoản thu nhập chịu thuế trước khi tính số tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng mà bạn phải nộp.

Giảm trừ gia cảnh có hai mức, mức thứ nhất là đối với cá nhân người nộp thuế nếu đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh sẽ được trừ 4 triệu đồng vào các khoản thu nhập chịu thuế trước khi đóng thuế thu nhập cá nhân.

Mức thứ hai là 1,6 triệu đồng một tháng đối với cá nhân có người phụ thuộc đủ điều kiện được giảm trừ. Ví dụ, bố mẹ bạn là người phụ thuộc vào mức thu nhập hàng tháng của bạn, nếu bố mẹ bạn đủ độ tuổi được giảm trừ gia cảnh thì mức thu nhập chịu thuế của bạn sẽ được trừ đi một khoản theo quy định của luật để giảm mức thuế thu nhập cá nhân mà bạn phải đóng.

2. Nguyên tắc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

Quy định này rất rõ ràng về nguyên tắc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc.

Ví dụ: Gia đình bạn có 3 người con, trong đó có bạn và anh trai đều đóng thuế thu nhập cá nhân và bố mẹ bạn đều đủ tuổi được giảm trừ gia cảnh. Nhưng theo quy định thì mỗi người phụ thuộc tức là bố hoặc mẹ bạn chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế tức là chỉ được tính giảm trừ cho bạn hoặc anh của bạn. Không được tính cho cả hai người.

3. Các điều kiện, đối tượng được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

Tại Khoản 3, Điều 19 quy định rõ những đối tượng sau được coi là người phụ thuộc:

– Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
– Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề;

– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động;

– Bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;

– Những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng

Dựa vào các đối tượng trên, bố, mẹ bạn muốn thuộc trường hợp được giảm trừ gia cảnh thì phải thỏa mãn điều kiện là đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.

Theo quy định của Bộ luật Lao động thì nam hết tuổi lao động là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Như vậy sau tháng tròn 60 tuổi đối với nam; tròn 55 tuổi đối với nữ mà không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng thì được kê khai là người phụ thuộc, đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế của bạn.

Ngoài ra, bạn cần chú ý rằng để đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh thì bạn cần có mã số thuế cá nhân, trong trường hợp mã số thuế cá nhân của bạn tạm ngưng hoặc bạn chưa có mã số thuế cá nhân, mời tham khảo thêm thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân

4. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh

– Bản chụp Chứng minh nhân dân của những người phụ thuộc.

– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước.

Trên đây là quan điểm tư vấn và một số nội dung hướng dẫn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.

Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp của bạn nhiều hơn nữa để chúng tôi được tiếp thu, ghi nhận và ngày càng hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách hàng!

Trân trọng./.

Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn trực 24/7 để giải đáp mọi vấn đề liên quan đến pháp luật của bạn. Gặp trực tiếp luật sư tư vấn gọi . Trân trọng cảm ơn!

Chuyên viên tư vấn: Luật Quốc Huy

          Thuế TNCN là loại thuế áp dụng với mỗi công dân, nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Một trong những vấn đề về thuế TNCN luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất là các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh và đối tượng áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề: Liệu con trên 18 tuổi có được xem là người phụ thuộc giảm trừ thuế TNCN hay không?

Con trên 18 tuổi được xem là người phụ thuộc giảm trừ thuế TNCN không?

Con trên 18 tuổi được xem là người phụ thuộc giảm trừ thuế TNCN khi thỏa mãn các điều kiện sau

Lưu ý

– Đối với con nuôi trên 18 tuổi, ngoài các hồ sơ nêu trên, cần chuẩn bị thêm hồ sơ chứng minh mối quan hệ con nuôi theo quy định như: Quyết định công nhận việc nuôi con, quyết định nhận cha mẹ…

– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 người nộp thuế.

– Mức giảm trừ đối với các trường hợp người phụ thuộc theo quy định hiện hành [Áp dụng từ ngày 01/07/2020]: 4.400.000/người/tháng.

Con trên 18 tuổi, đang học tại các trường đại học với trình độ sau đại học, có mức thu nhập bình quân không vượt quá 1.000.000 đồng/tháng có được xem là người phụ thuộc giảm trừ thuế TNCN hay không?

Trường hợp là con đang học tại các trường đại học với trình độ sau đại học thì không thuộc diện được tính là người phụ thuộc của người nộp thuế.

Căn cứ theo điểm d khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định rõ các bậc học của đối tượng con được công nhận là người phụ thuộc. Trong đó bao gồm: “…đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông [tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12]”

Con trên 18 tuổi của các cá nhân cư trú là người nước ngoài có được xem là người phụ thuộc giảm trừ thuế TNCN hay không?

Con trên 18 tuổi của các cá nhân cư trú là người nước ngoài được xem là người phụ thuộc giảm trừ thuế TNCN nếu thỏa mãn các điều kiện tại sơ đồ nêu trên [Phần 1].

Lưu ý: Nếu con của người nước ngoài không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự như giấy khai sinh làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.

Tham khảo trích dẫn Luật

Điểm d khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc bao gồm:

d.1] Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng

d.1.2] Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

d.1.3] Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông [tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12] không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Điểm g khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

g.1] Đối với con:

g.1.2] Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:

g.1.2.1] Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân [nếu có].

g.1.2.2] Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

g.1.3] Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:

g.1.3.1] Bản chụp Giấy khai sinh.

g.1.3.2] Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.

g.1.4] Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

g.5] Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ban hành ngày 02/06/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020: VỀ ĐIỀU CHỈNH MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Tham khảo trích dẫn công văn

Công văn số 16662/BTC-TCT ban hành ngày 02/12/2013: V/v xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế TNCN.

Công văn số 636/TCT-DNNCN ban hành ngày 12/03/2021: V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNCN.

Công văn số 543/CT-TNCN: V/v hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho con của cá nhân cư trú là người nước ngoài.

Điều 2 Công văn số 3420/TCT-TNCN: V/v giảm trừ người phụ thuộc là con đang học tại các trường đại học với trình độ sau đại học [Thạc sĩ]

Xem thêm:

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh

Xác định về điều kiện giảm trừ của cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng

PIT is a tax levied on every citizen for the purpose of regulating income among the population classes, realizing justice, social security and increasing revenue for State budget. One of the PIT issues that always receive the most attention is deductions, especially family circumstance deductions and applicable subjects. The following article will clarify the issue: Are children over 18 years old are considered as dependents of PIT deduction?

  1. Children over 18 years old are considered as dependents of PIT deduction if satifying the following conditions:

NOTES:

  • For adopted children/illegitimate children/stepchildren: In addition to the above-mentioned documents, it is necessary to provide other required documents to prove the adoption relationship such as decisions for recognition of children, decisions for recognition of parents, etc.
  • Only one person can claim the reduction for each dependent.
  • According to current regulations [Effective from July 01, 2020], the amount for each dependent being claimed is VND 4,400,000 per month.
  1. Are children over 18 years old, studying at universities with postgraduate levels and having an average income not exceeding VND 1,000,000/month, considered as dependents of PIT deduction?

Children over 18 years old who are studying at universities with postgraduate levels, are not considered as dependents of taxpayers.

The educational levels of children recognized as dependents, are clearly specified in Point d, Clause 1, Article 9 of Circular 111/2013/TT-BTC. This includes: “…universities, colleges, professional schools and vocational schools, including children aged 18 and over who are studying at the high school, waiting for university exam results from June to September of grade 12]”

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Tags con trên 18 tuổicon trên 18 tuổi có được khấu trừ khi tính thuế TNCN không?giảm trừ gia cảnhgiảm trừ người phụ thuộcgiảm trừ người phụ thuộc đối với con trên 18 tuổi

Video liên quan

Chủ Đề