Công nghệ xử lý khí so2 bằng nước

Để xử lý triệt để các chất độc hại trong khí thải tại các nhà máy bằng phương pháp hấp thụ, đặc biệt là khí S02, cần sử dụng đến các dung dịch xử lý khí thải. Cùng tìm hiểu chi tiết về các dung dịch này qua bài viết dưới đây.

Dung dịch xử lý khí thải trong hấp thụ khí S02

Các biện pháp lọc sạch không khí, xử lý khí thải để bảo vệ môi trường sống của chúng ta muốn làm việc hiệu quả thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài tính chất hóa học của chất ô nhiễm, dung dịch xử lý khí thải là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vấn đề này.

Công nghệ xử lý khí so2 bằng nước

Dung dịch hấp thụ đóng vai trò quan trọng

Để xử lý khí S02 bằng phương pháp hấp thụ, người ta dùng các dung dịch cụ thể như nước, bột đá vôi, dung dịch sữa vôi, dung dịch xút, dung dịch sô đa,…

Hấp thụ khí S02 bằng dung dịch xử lý khí thải sữa vôi

Sữa vôi là dung dịch bão hòa của vôi (Ca(OH)2) với nước (hàm lượng vôi 100 – 110g/lít). Khi phun dung dịch này vào tháp phun hoặc tháp đệm, khí SO2 bị dung dịch hấp thụ và xảy ra phản ứng:

Ca(OH)2 + SO2 => CaSO3 + H↓2O

Sunfit canxi ít tan trong nước và bị oxi hóa dần thành sunfat canxi, lắng xuống theo phản ứng: 2CaSO3 +O2 => 2CaSO4↓

Quy trình hấp thụ khí S02 bằng dung dịch xử lý khí thải sữa vôi này đã được áp dụng ở nhiều nơi. Chỉ có thể có hiệu quả hấp thụ SO2 trong khí thải cao (khoảng 98%) khi dùng tháp đệm có độ dày lớp đệm là 1m, vận tốc trọng lượng dòng khí thải sấp sỉ 0,6kg/m2s và hệ số phun dung dịch vôi sữa có pH = 9 – 10 là 2 kg / m3kk.

Công nghệ xử lý khí so2 bằng nước

Hấp thụ khí S02 bằng dung dịch sữa vôi

Tuy vậy, việc áp dụng quy trình này đã cảnh báo tính phức tạp trong sử dụng vì cặn của dung dich xử lý khí thải sữa vôi đóng cứng làm hư hỏng hệ thống và thiết bị hấp thụ. Bởi trong khói lò đốt, ngoài khí SO2 ra còn có CO2 với hàm lượng cao. Lượng khí CO2 này sẽ phản ứng với dung dịch nước vôi theo phương trình phản ứng: Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H↓2O. Chính phản ứng không mong muốn này làm tiêu tốn thêm hóa chất trong quy trình của hệ thống. Bên cạnh đó, CaCO3 sẽ lắng đọng trên bề mặt lớp đệm, làm dày lớp đệm và gây tắc nghẽn lớp đệm cùng hệ thống phun dung dịch.

Hoặc có một cách khác hấp thụ khí S02 bằng dung dịch xử lý khí thải sữa vôi: sưa vôi Ca(OH)2 được hòa trộn và phun vào tháp sấy khô dùng khí thải từ lò đốt làm chất cấp nhiệt. Hạt dung dịch khô dần trong dòng khí thải sẽ hấp thụ khí SO2 và được thu lại trong thiết bị thu bắt bụi sau buồng phun. Cách này cũng có phương trình phản ứng tương tự.

Hấp thụ khí SO2 có thể dùng nhiều loại dung dịch khác cũng mang lại hiệu quả cao. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn hữu ích về các dung dịch xử lý hiện nay.

Xem thêm trên trang web
TDIN,
TDIN.VN

  • hệ thống xử lý khí thải
  • xử lý mùi dung môi hữu cơ
  • XỬ LÝ KHÍ THẢI TDIN
  • VIDEO GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI
  • CATALOG XỬ LÝ KHÍ THẢI

Post Views: 3.849

Vấn đề ô nhiễm SO2 tử lâu đã trở thành mối hiểm họa hàng đầu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. SO2 là loại chất ô nhiễm phổ biến trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người. Nguồn phát sinh SO2 phổ biến là từ các trung tâm nhiệt điện, các loại nò nung, lò hơi khi đốt nhiên liệu hoá thạch và các loại khí đốt có lưu huỳnh hoặc các hợp chất của lưu huỳnh.

3 phương pháp xử lý lý SO2 phổ biến hiện nay

1. Hấp thu SO2 bằng nước

Gồm 2 giai đọan:

  • Hấp thụ khí SO2 bằng cách phun nước vào dòng khí thải có chứa SO2 hoặc cho khí thải có chứa SO2 đi qua lớp vật liệu đệm (rỗng) có tưới nước-scruber.
  • Khí SO2 đi ra khỏi dung dịch (là nước), sau đó, ta có thể thu hồi SO2 và nước sạch.

Công nghệ xử lý khí so2 bằng nước

2. Xử lý SO2 bằng đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (CaO)

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp vì công ghệ đơn giản, chi phí đầu tư không cao, chế tạo thiết bị bằng vật liệu thông thường không cần vật liệu chống axit, không chiếm nhiều diện tích xây dựng, hiệu qủa xử lý cao, nguyên liệu rẻ tiền và có sẵn.

3. Xử lý SO2 bằng ammoniac

  • Ưu điểm: Hiệu qủa xử lý cao, chịu được nhiệt độ cao, làm việc với lưu lượng khói thải lớn, xử lí kết hợp SO2 và ammoniac.
  • Nhược điểm: tạo ra lượng phế thải nhiều.