Công thức tính nhiệt lượng hóa hơi ngưng tụ

Hơi nước bão hòa là một trạng thái của nước khi được gia nhiệt, là trạng thái nhiệt độ và áp suất mà trong đó cả hơi nước và nước có thể cùng tồn tại, đó là khi tốc độ hóa hơi nước bằng với tốc độ ngưng tụ, người ta gọi đó là hơi nước bão hòa.

Hơi bão hòa được tạo ra khi nước được làm nóng đến điểm sôi và sau đó hóa hơi bằng nhiệt bổ sung. Nếu hơi này sau đó được làm nóng thêm trên điểm bão hòa thì nó trở thành hơi quá nhiệt. Hơi nước bão hòa xảy ra khi hơi nước và nước ở trạng thái cân bằng. Hơi khô là hơi bão hòa đã được làm nóng rất nhẹ.

Áp suất hơi nước bão hòa theo nhiệt độ

Dưới đây là bảng thông số về sự phụ thuộc của áp suất hơi nước bão hòa theo nhiệt độ. Ngoài ra để tiện lợi, chúng ta có thể tải và cài các ứng dụng để tra thông số hơi bão hòa trên điện thoại như: Steampro hoặc Spirax Sarco...

.JPG)

Bảng 1: Áp suất hơi nước bão hòa theo nhiệt độ

Bảng tra nhiệt độ hơi nước bão hòa theo áp suất

Bảng 2: Bảng tra nhiệt độ hơi bão hòa theo áp suất

Nhiệt hóa hơi của nước là bao nhiêu

Nhiệt hóa hơi của nước là lượng nhiệt lượng mà nước cần nhận vào ở một trạng thái thông số nhiệt độ và áp suất để biến nước sôi (độ khô x = 0) thành hơi bão hòa khô (độ khô x = 1). Thường được kí hiệu là: r (kJ/kg).

Ở các trạng thái áp suất và nhiệt độ khác nhau thì nhiệt hóa hơi của nước khác nhau.

Ví dụ: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất không đổi (p = 10.026 bar, t = 180oC)

Thì:

Enthanpy của hơi bão hòa là: i” = 2777,2 kJ/kg.

Enthanpy của nước sôi là: i’ = 763,2 kJ/kg.

Suy ra:

Nhiệt hóa hơi của nước ở trạng thái (p = 10.026 bar, t = 180oC) là:

r = i’’ – i’ = 2777.2 – 763.2 = 2014 kJ/kg.

Có thể tra bảng hoặc tra đồ thị p – i bên dưới để xác định i’’, i’ từ đó tính được thông số nhiệt hóa hơi của nước ở từng trạng thái.

Công thức tính nhiệt lượng hóa hơi ngưng tụ

Đồ thị p - i

Đồ thị nước và hơi nước bão hòa theo nhiệt độ

Công thức tính nhiệt lượng hóa hơi ngưng tụ

Đồ thị i - s

Tính tổn thất áp suất trên đường ống nước

Tính tổn thất áp suất trên đường ống nước là một bài toán rất phức tạp, có rất nhiều biến số phải tính toán như: kích thước đường ống, độ dài đường ống, bố trí các thiết bị và phụ kiện như van, co, tê, giảm… như thế nào.

Áp suất hơi bão hòa là gì?

Nước sau khi đã được gia nhiệt và đạt đến trạng thái sôi. Nếu tiếp tục gia nhiệt ở cùng áp suất không đổi, thí tốc độ bay hơi diễn ra càng nhanh, nhiệt độ của nước và hơi lúc này không thay đổi. Đến một lúc nào đố toàn bộ nước sẽ biến thành hơi, lúc này trạng thái vật chất trong bồn là trạng thái hơi bão hòa khô. Áp suất hơi lúc này là áp suất hơi bão hòa của hơi nước, nhiệt độ là nhiệt độ bão hòa của hơi nước.

November 19, 2019 Tin Tức 3,465 Views

Công Thức Xác Định Nhiệt Hóa Hơi Bay Hơi Của Một Chất

Nhiệt lượng bay hơi hay nhiệt bay hơi hóa hơi của một hợp chất hóa học được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó (như đơn vị đo khối lượng hay số phân tử như mol) để nó chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí, tại nhiệt độ bay hơi.

Nhiệt lượng bay hơi cũng đúng bằng nhiệt lượng tỏa ra bởi một đơn vị đo lượng vật chất khi nó chuyển từ trạng thái khí sang lỏng, tại nhiệt độ ngưng tụ.

Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo của nhiệt lượng bay hơi là Joule trên kilôgam, J·kg−1 hay J/kg, hoặc Joule trên mol.

Công thức tính nhiệt lượng hóa hơi ngưng tụ

Công thức tính nhiệt hóa hơi của một chất là gì ?

Nhiệt hóa hơi (nhiệt hóa hơi riêng) – Khi bay hơi khối lỏng cần phải thu nhiệt hóa hơi (ẩn nhiệt hóa hơi). – Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng để nó chuyển thành hơi ở một nhiệt độ xác định. – Ký hiệu : L (J/kg) – Nhiệt lượng mà một khối lượng m chất lỏng nhận được từ ngoài trong quá trình hóa hơi ở một nhiệt độ xác định là $Q = L.m$ – Nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ mà ở đó chất lỏng bay hơi.

Hóa hơi được tính theo công thức sau: (L: nhiệt hóa hơi( ngưng tụ) của chất (J/kg))

Q=Lm

Nhiệt hóa hơi (ngưng tụ) của một số chất

Chất Nhiệt hóa hơi (ngưng tụ) (J/kg) Nước2,26.106 Sắt5,80.104 Thủy ngân2,85.105 Rượu8,57.105

Hi vọng với những thông tin nhanh về nhiệt hóa hơi, bay hơi cũng như công thức để tính toán mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ phần nào giúp quý bạn đọc đặc biệt là các bạn đang học tập chương trình hóa , vật lý có thêm kiến thức tìm hiểu , ôn tập.