Chương trình lễ đón nhận cơ quan văn hóa năm 2024

KẾ HOẠCH Tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội rước Chúa Gái; Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đình Cả, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và tổ chức lễ hội rước Chúa Gái Xuân Giáp Thìn 2024

Căn cứ Nghị định 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Căn cứ Quyết định số 3429/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 của Bộ Văn hóa thể thao và Du dịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Căn cứ Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Cả, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; Căn cứ kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 28/12/2023 của UBND thị trấn Hùng Sơn về việc tổ chức các hoạt động trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; UBND thị trấn Hùng Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội rước Chúa Gái; Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đình Cả, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và tổ chức rước Chúa Gái xuân Giáp Thìn 2024, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Nhằm bảo tồn, phát huy, tôn vinh giá trị di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể; tái hiện lại các hình thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cư dân vùng đất Tổ gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên. Thu hút đầu tư, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với phát triển thương hiệu và tăng cường quảng bá, giới thiệu về giá trị di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, độc đáo, hình ảnh, con người Hùng Sơn nói riêng và tỉnh Phú Thọ nơi cội nguồn đất Tổ nói chung đến du khách trong và ngoài nước. Tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương. 2. Yêu cầu Tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và tổ chức lễ hội rước Chúa Gái xuân Giáp Thìn năm 2024 phải được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, đảm bảo tính trang trọng, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo tính cộng đồng, đoàn kết, thống nhất, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, độc đáo. Đảm bảo đúng quy định về tổ chức lễ hội. Phần Lễ đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng sâu sắc; phần hội gắn với các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, vui tươi, lành mạnh; tôn vinh giá trị di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể vùng đất Tổ.

II. NỘI DUNG 1. Công tác tuyên truyền. - Tuyên truyền sâu rộng về truyền thống lịch sử văn hóa, về giá trị di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội rước Chúa Gái của địa phương, về các thành tựu kinh tế, văn hoá xã hội của thị trấn trong giai đoạn xây dựng thị trấn “Đô thị văn minh”, về giá trị văn hoá truyền thống của địa phương. - Tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: cổ động trực quan qua hình ảnh, pa no, băng zôn, khẩu hiệu, thông báo nhân dân treo cờ; tăng cường viết tin bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của thị trấn. - Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của huyện, các trang mạng Zalo, facebook, cơ quan thông tấn, báo chí. 2. Nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần đại biểu. 2.1. Tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng (có chương trình riêng). + Thời gian: từ 19h00, ngày 16/02/2024 (tức ngày 07 tháng Giêng năm Giáp Thìn). + Địa điểm: Tại Sân Đình Cả (làng Vi, Trẹo). + Đối tượng tham gia: Câu lạc bộ Hát Xoan; Trường Mầm non thị trấn; Khu dân cư số 2, 3, 7, 13, 14, 15, 16 ( mỗi đơn vị 02 tiết mục), với chủ đề “Tiếng hát quê hương” ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước và bảo tồn giá trị di sản văn hóa Hát Xoan Phú Thọ. + Đại biểu tham dự: Đại biểu: Bộ VHTT&DL; Sở VHTTDL tỉnh; Phòng VHTT; TTVHTTDL&Truyền thông huyện; Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ; các ban ngành đoàn thể; các đơn vị, trường học trực thuộc thị trấn; Đại biểu; Bí thư chi bộ, Trưởng KCD, Trưởng Ban CTMT 13 khu dân cư. 2.2. Tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội rước Chúa Gai; Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Cả và rước Chúa Gái xuân Giáp Thìn 2024 + Thời gian: Lễ hội diễn ra từ ngày 04 - 17/02/2024 (tức từ ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 08 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), cụ thể như sau: + Ngày 04/02/2024 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão) Tổ chức Lễ đón Vua Hùng vè làng ăn tết. + Ngày 07/02/2024 (tức ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão) Lễ chọn Chúa Gái. + Ngày 09/02/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão) Tổ chức lấy tiếng Hú tại Cây Hương. + Ngày 15/02/2024 (tức ngày 06 tháng Giêng năm Giáp Thìn) Lễ tế sóc voi ngựa. + Ngày 16/02/2024 ( tức ngày 07 tháng Giêng năm Giáp Thìn): Tổ chức rước Voi, Ngựa về đình Cả và tổ chức Săn lợn, cướp cờ chạy địch. - Buổi sáng, từ 7h30 tế lễ tại đình làng sau đó ruớc Voi, Ngựa về đình Cả. - Buổi chiều, từ 14h00 tổ chức Săn lợn, cướp cờ chạy địch.

+ Ngày 17/02/2024 (tức ngày 08 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội rước Chúa Gái; Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đình Cả, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và tổ chức rước Chúa Gái xuân Giáp Thìn 2024. - Ổn định tổ chức, đón tiếp đại biểu. - Thông báo nội dung chương trình. - Chào cờ. - Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu - Diễn văn khai mạc buổi lễ - Công bố Quyết định Danh mục di sản văn hóa phi vật thể - Trao Quyết định và bằng công nhận di sản - Công bố quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. - Trao Quyết định và bằng xếp hạng. - Lãnh đạo cấp trên phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ - Lãnh đạo địa phương phát biểu đáp từ. - Đại diện các đơn vị tặng hoa chúc mừng (nếu có). - Rước bằng vào di tích. - Tổ chức Tế. - Mời đại biểu lãnh đạo các cấp, đại biểu khách mời vào dâng hương. - Sắp xếp đội hình rước (trong thời gian đại biểu dâng hương). - Tổ chức rước (từ đình Cả ra đường 32C đến Bưu điện Tiên Kiên rẽ về đình Cả). - Tổ chức thụ lộc (Địa điểm tại sân Đình Cả). * Địa điểm tổ chức: Tại Đình Đông, Đình Triệu Phú, Đình Cả (làng Vi, làng Trẹo) và vị trí trước cổng trụ sở UBND thị trấn. Tổ chức các nghi thức, nghi lễ và rước kiệu theo đúng truyền thống của lễ hội và quy định về tổ chức lễ hội.

(Có kịch bản chi tiết cụ thể riêng)

* Thành phần đại biểu: + Đại biểu Bộ VHTT&DL; Cục Di sản Bộ VHTTDL; Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam. + Đại biểu Lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Sở VHTTDL; lãnh đạo, chuyên viên phòng QLDS sở VHTTDL; Đài Truyền hình tỉnh Phú Thọ; các cơ quan thông tấn, báo chí. + Đại biểu thường trực Huyện ủy; Ban tuyên giáo; Thường vụ Huyện ủy phụ trách thị trấn; Lãnh đạo UBND huyện; đại biểu các đơn vị: Phòng VHTT; Trung tâm VHTTDL và Truyền thông huyện.

+ Đồng chí Nguyễn Mạnh Sơn – Bí thư Thành ủy Việt Trì. + Đại biểu lãnh đạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng. + Đại biểu lãnh đạo Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. + Đại biểu Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn: Tiên Kiên; Xuân Lũng; Thạch Sơn; thị trấn Lâm Thao. + Đại biểu Đảng uỷ, UBND các xã: Hy Cương; Chu Hóa. + Đại biểu các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. + Đại biểu các doanh nghiệp đang thi công các dự án trên địa bàn. + Đại biểu nguyên lãnh đạo Tỉnh, huyện nghỉ hưu trên địa bàn. + Đại biểu lực lượng vũ trang (quân hàm Đại tá) đang nghỉ hưu trên địa bàn. + Đại biểu Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ; các ban ngành đoàn thể; các đơn vị, trường học trực thuộc thị trấn; Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng Ban CTMT 13 khu dân cư; Chi bộ Tân Phong. + Đại biểu nguyên lãnh đạo chủ chốt thị trấn và cán bộ hưu xã qua các thời kỳ đang nghỉ hưu trên địa bàn thị trấn. + Đại biểu các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn. + Đại biểu đại diện Ban quản lý các di tích, Ban hộ tự chùa trên địa bàn: + Đại biểu nhân dân làng Vi, làng Trẹo và khách mời của 02 làng. * Tổng số: Dự kiến 538 đại biểu, gồm: đại biểu khách mời của địa phuơng là 188 đại biểu, đại biểu nhân dân 02 làng: làng Vi 200 đại biểu, làng Trẹo 150 đại biểu. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. UBND thị trấn thành lập Ban tổ chức: do đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn làm Trưởng ban; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND; thành viên là Trưởng các ngành, cán bộ chuyên môn UBND thị trấn, Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban CTMT, Chi hội trưởng Người cao tuổi khu dân cư số 3, số 7. Thành lập các tiểu ban: Tiểu ban đón tiếp khách; Tiểu ban tuyên truyền, trang trí khánh tiết; Tiểu ban lễ tân; Tiểu ban hậu cần; Tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự; Tiểu ban đảm bảo sức khỏe đại biểu và lực lượng tham gia thực hành tín ngưỡng (Ban tổ chức và các tiểu ban cóquyết định thành lập riêng). 2. Phân công nhiệm vụ: 2.1. Công chức Văn hoá - Xã hội: Tham mưu UBND triển khai kế hoạch, thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban; phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý di tích Đình Cả, làng Vi, làng Trẹo trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch; phối hợp với khu dân cư số 3, số 7 xây dựng nội dung, chương trình, kịch bản chi tiết cụ thể, lập danh sách và phát hành giấy mời, kiểm tra cơ sở vật chất, trang phục tế lễ và đoàn rước, lập dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội; xây dựng maket tuyên truyền, trang trí khánh tiết tổ chức Lễ hội; chuẩn bị nội dung chương trình, các bài phát biểu tại buổi lễ. Thuê phông bạt, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng; cắm cờ hồng kỳ tuyến đường từ cổng trụ sở UB đi vòng xuyến (đài tưởng niệm). 2.2. Công an thị trấn: Căn cứ kế hoạch của UBND, xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, cắt cử lực lượng bảo vệ cơ sở vật tại các địa điểm diễn ra các hoạt động Lễ hội, phân luồng và bố trí vị trí để các phương tiện của đại biểu về dự lễ hội. 2.3. Trạm Y tế: Đảm bảo an toàn về sức khỏe cho đại biểu, lực lượng tham gia thực hành Lễ hội và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tổ chức lễ hội. 2.4. Bộ phận Tài chính - Kế toán: Tham mưu, đề xuất UBND cân đối nguồn kinh phí tổ chức Lễ hội. Phối hợp cùng bộ phận văn hoá và các bộ phận được phân công nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán kịp thời theo quy định. 2.5. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể thị trấn: Tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền về Lễ hội và treo cờ Tổ quốc tại hộ gia đình ( nhất là đoàn viên, hội viên ở các khu dân cư trực tiếp tham gia thực hành Lễ hội) 2.6. Làng Vi, làng Trẹo (khu 3, khu 7): Tuyển chọn lực lượng tham gia đảm bảo đội hình thực hành Lễ hội theo truyền thống (giao làng Vi tuyển chọn chúa gái); phân công nhiệm vụ cụ thể người phụ trách từng bộ phận, đội hình; kiểm tra kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang phục phục vụ các nội dung của Lễ hội để có kế hoạch bổ sung thay thế các trang phục không đảm bảo; chuẩn bị thực phẩm và bố trí phân công lực luợng làm nhiệm vụ công tác hậu cần thụ lộc tại sân Đình Cả; cắm cờ hội tại các di tích và vị trí diễn ra Lễ hội; làng Vi cắm cờ hội, cờ hồng kỳ tuyến đường từ Đình Đông đến Đình Cả, tuyến đường Đình Đông đến trường Mầm non cũ, từ đình Cả ra Cây Huơng; làng Trẹo cắm cờ hội, cờ hồng kỳ tuyến đường từ cổng Đình Triệu Phú đến Đình Cả và từ cổng Đình Triệu Phú đến bãi rước Vua, từ cổng UB đến nhà ông Hoa Tiến (khu 3) phối hợp với bộ phận Văn hóa thị trấn lập dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội báo cáo Ban tổ chức. Lập danh sách đội hình tham gia thực hành Lễ hội báo cáo về Ban tổ chức trước ngày 29/01/2024 (tức ngày 19 tháng chạp năm Quý Mão).

(các nội dung có phân công nhiệm vụ cụ thể riêng)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN Từ nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể thao năm 2024 và các nguồn kinh phí xã hội hoá hợp pháp khác. Trên đây là kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội rước Chúa Gái; Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đình Cả, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và tổ chức rước Chúa Gái xuân Giáp Thìn 2024. Yêu cầu Ban quản lý đình Cả; làng Vi, làng Trẹo; các bộ phận chuyên môn; các cơ quan, ban ngành liên quan triển khai thực hiện./.

signed-signed-kh to chuc le hoi ruoc chua gai xuan 2024 2.pdf