Crossmatch là gì

QUY TRÌNH PHẢN ỨNG HOÀ HỢP ĐẦY ĐỦ

QUY TRÌNH PHẢN ỨNG HOÀ HỢP ĐẦY ĐỦ

I. NGUYÊN LÝ

Là phản ứng ngưng kết,để tìm sự hoà hợp về nhóm máu hệ hồng cầu ABO và các hệ nhóm máu hồng cầu khác giữa người cho và người nhận.

Xét nghiệm này góp phần đảm bảo an toàn về miễn dịch cho người bệnh khi được truyền máu, thực hiện truyền máu có hiệu lực.

II. CHỈ ĐỊNH

Khi truyền máu, chế phẩm máu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Huyết học – Truyền máu

- KTV khoa Huyết học  – Truyền máu

2. Bệnh phẩm

Máu bệnh nhân: 2ml máu lấy vào ống không chứa chất chống đông + 1ml vào ống chứa chất chống đông EDTA.

3. Phương tiện, hóa chất

* Phương tiện:

- Máy ly tâm ống thẳng.

- Tủ lạnh bảo quản thuốc thử huyết thành mẫu, hồng cầu mẫu và mẫu máu, huyết thanh Coombs

- Kính hiển vi

- Gạch men trắng.

- Bình cách thuỷ 37°C [hoặc tủ ấm hoặc bình giữ nhiệt]

- Bình đựng nước muối.

- Nhiệt kế

- Pipett Paster hoặc pipett man, đầu côn

- Ống nghiệm để định nhóm [50 x 7mm] nhựa hoặc thuỷ tinh.

- Giá đựng ống nghiệm để tiến hành kỹ thuật.

- Lam kính.

- Bút chì kính, bút dạ

- Bông thấm

- Cốc mỏ thuỷ tinh

- Que thuỷ tinh

- Găng tay

* Thuốc thử:

- Anti D, anti A, anti B, anti AB

- Huyết thanh Coombs

- Nước muối 9 %

- Hồng cầu mẫu

- Hồng cầu chứng

4. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

* Đánh dấu ống 1 và ống 2:

+ Ống 1: Huyết thanh người bệnh + Hồng cầu người cho 5%

+ Ống 2: Hồng cầu bệnh nhân 5% + Huyết thanh người cho

* Yêu cầu kỹ thuật:

+Truyền máu toàn phần: Làm chéo cả 2 ống

+Truyền khối hồng cầu: Làm chéo ống 1

+Truyền huyết tương, khối tiểu cầu: Làm chéo ống 2

* Kỹ thuật làm chéo ống 1 đầy đủ  như sau:

Bước 1: Định lại nhóm máu của bệnh nhân và người cho

           Bư­ớc 2: Nhỏ 3 giọt huyết thanh bệnh nhân

 Bư­ớc 3: Thêm 1 giọt hồng cầu của ngư­ời cho 5%

 B­ước 4: Trộn đều

 Bước 5: Ly tâm 1000 vòng/phút trong 15 - 30 giây

 B­ước 6: Đọc và ghi lại kết quả

 Bư­ớc 7: Ủ tiếp ở 37˚C trong 30 phút

 Bư­ớc 8: Ly tâm 1000 vòng/phút trong 15 - 30 giây

 B­ước 9: Đọc, ghi kết quả

 B­ước 10: Rửa hồng cầu 3 lần bằng n­ước muối 0,9%

 B­ước 10: Thêm 2 giọt kháng globulin.

 B­ước 11: Ly tâm 1000 vòng/phút trong 15 - 30 giây

 B­ước 12: Đọc và ghi kết quả

 Bư­ớc 13: Nếu kết quả âm tính thêm 1 giọt hồng cầu chứng

 Bư­ớc 14: Ly tâm 1000 vòng/phút trong 15 - 30 giây

 B­ước 15: Đọc, ghi lại kết quả

o   Kết quả phải d­ương tính

o   Nếu kết quả âm tính phải làm lại thử nghiệm

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Nếu kết quả một trong những điều kiện, nhiệt độ của phản ứng hoà hợp đầy đủ trên dương tính [ngưng kết] phải tiến hành chọn máu cho bệnh nhân.

- Nếu kết quả phản ứng hoà hợp đầy đủ ở các điều kiện, nhiệt độ trên đều âm tính [không ngưng kết], máu người cho hoà hợp với máu của bệnh nhân. Túi máu được phát để truyền cho bệnh nhân.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Hồng cầu bệnh nhân tự ngưng kết do vậy phải rửa bằng nước muối ấm 37°C.

Huyết tương [plasma], phần chất lỏng của máu, chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Huyết tương chủ yếu được làm từ nước nhưng chứa nhiều protein khác nhau và các hóa chất khác như nội tiết tố, kháng thể, enzyme, đường, chất béo, muối, vv…

Các tế bào máu [blood cells], có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi, chiếm khoảng 40% khối lượng của máu. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương từ các tế bào ‘gốc’ tạo máu. Các tế bào máu được chia thành ba loại chính:

  • Các tế bào hồng cầu [Red cells / erythrocytes]. Những tế bào này làm cho máu có màu đỏ. Một giọt máu chứa khoảng năm triệu hồng cầu. Cần một số lượng hồng cầu liên tục được tạo mới để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ. Và hàng triệu hồng cầu được phóng thích từ tủy xương vào máu mỗi ngày. Các hồng cầu chứa một chất hóa học gọi là huyết sắc tố [hemoglobin]. Huyết sắc tố thu hút và kết hợp với oxy. Điều này cho phép hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các phần của cơ thể.
  • Các tế bào bạch cầu [White cells / leukocytes]. Có nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính [đa nhân], các tế bào lympho, bạch cầu ái toan [eosinophils], bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm [basophils]. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch và tham gia chủ yếu chống lại nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu [Platelets]. Tiểu cầu rất nhỏ và giúp máu tạo thành cục máu đông nếu chúng ta có vết thương.

Để liên tục sản xuất các tế bào máu, hemoglobin và các thành phần của huyết tương, bạn cần có tủy xương khỏe mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm bao gồm sắt và một số vitamin.

Khi có chảy máu từ cơ thể của bạn [hoặc một mẫu máu được đưa vào một ống thủy tinh] các tế bào và các protein huyết tương kết lại với nhau để tạo thành một cục máu đông. Dịch trong suốt còn lại được gọi là huyết thanh [serum].

Nhóm máu là gì?

Các tế bào hồng cầu có một số protein đặc hiệu trên bề mặt được gọi là các kháng nguyên. Huyết tương của bạn có chứa kháng thể sẽ tấn công một số kháng nguyên nếu chúng xuất hiện. Có nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau trên bề mặt tế bào hồng cầu, loại ABO và loại Rhesus là quan trọng nhất.

Xem thêm Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể

Phân loại theo hệ thống ABO [ ABO types]

Đây là các loại nhóm máu đầu tiên được phát hiện.

  • Nếu bạn có các kháng nguyên loại A [type A antigens] trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn cũng có các kháng thể kháng B [anti-B antibodies] trong huyết tương.
  • Nếu bạn có các kháng nguyên loại B [type B antigens] trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn cũng có các kháng thể kháng A [anti-A antibodies] trong huyết tương.
  • Nếu bạn có hai kháng nguyên loại A và B trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn không có kháng thể kháng A hoặc kháng thể kháng B trong huyết tương.
  • Nếu bạn không có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu, bạn có kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương.

Phân loại theo hệ thống Rhesus [Rhesus types]

Hầu hết mọi người có Rhesus dương [Rhesus positive], có nghĩa là có kháng nguyên Rhesus [còn gọi là yếu tố Rhesus] trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Nhưng có khoảng 3 trong 20 người không có kháng thể Rhesus và được gọi là  Rhesus âm [Rhesus negative].

Tên nhóm máu

Nhóm máu của bạn phụ thuộc vào kháng nguyên trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền [gene] mà bạn nhận được từ cha và mẹ của bạn. Vì điều này, xét nghiệm nhóm máu đôi khi được sử dụng để giúp giải quyết tranh cãi về ai là cha của một đứa trẻ. Tên các nhóm máu được nói đến là:

  • A + nếu bạn có kháng nguyên A và kháng nguyên Rhesus.
  • A- nếu bạn có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên Rhesus.
  • B + nếu bạn có kháng nguyên B và kháng nguyên Rhesus.
  • B- nếu bạn có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên Rhesus.
  • AB + nếu bạn có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rhesus.
  • AB- nếu bạn có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rhesus.
  • O + nếu bạn không có kháng nguyên A hoặc B nhưng bạn có kháng nguyên Rhesus.
  • O- nếu bạn không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rhesus.

Nhóm máu khác

Có rất nhiều các loại kháng nguyên trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, hầu như chúng được phân loại nhỏ và không quan trọng như phân loại theo hệ thống ABO và Rhesus.

Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện như thế nào?

Về cơ bản, mẫu máu của bạn sẽ được trộn chung với nhiều mẫu huyết thanh đã được biết trước là có nhiều kháng thể khác nhau. Ví dụ, nếu huyết thanh có chứa kháng thể kháng A làm các tế bào hồng cầu trong máu của bạn ngưng kết lại với nhau, điều này có nghĩa là bạn có kháng nguyên A trên bề mặt các hồng cầu, tức là bạn có nhóm máu A. Hoặc, nếu kháng thể kháng Rhesus trong huyết tương làm cho các tế bào hồng cầu của bạn ngưng kết lại với nhau, thì trên bề mặt các tế bào hồng cầu của bạn có kháng nguyên Rhesus. Bằng cách làm một loạt các xét nghiệm, kỹ thuật viên có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu, nghĩa là có thể xác định nhóm máu của bạn.

Xét nghiệm nhóm máu thường quy nhằm xác định nhóm máu của bạn theo hệ thống ABO và Rhesus. Xét nghiệm kháng nguyên khác trên bề mặt hồng cầu được thực hiện trong một số tình huống khác.

Truyền máu và phản ứng chéo [Blood transfusions and cross-matching]

Nếu bạn phải truyền máu, điều quan trọng sống còn là máu bạn nhận được phải phù hợp [tương thích] với riêng bạn. Ví dụ, nếu bạn thuộc nhóm máu B + nhận máu từ một người thuộc nhóm máu A + , các kháng thể kháng A trong huyết tương của bạn sẽ tấn công các tế bào hồng cầu của máu bạn nhận được. Điều này làm cho các tế bào hồng cầu của máu bạn nhận được ngưng kết  lại với nhau. Điều này có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho cơ thể của bạn.

Vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, túi máu được chọn phải trùng với nhóm máu ABO và Rhesus của bạn. Sau đó, để chắc chắn không có ngưng kết, một mẫu máu nhỏ của bạn được trộn với một mẫu nhỏ của người cho máu. Sau một thời gian ngắn, nhìn dưới kính hiển vi để xem máu được trộn có vón cục hay không. Nếu không có vón cục, túi máu là an toàn để truyền máu cho bạn.

Nhóm máu và thai kỳ

Xét nghiệm nhóm máu luôn được thực hiện ở phụ nữ mang thai. Nếu người mẹ có Rhesus âm và thai nhi có Rhesus dương [được di truyền từ người cha có Rhesus dương], hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể sản xuất kháng thể kháng Rhesus. Những kháng thể này có thể tấn công và tiêu diệt các tế bào máu của em bé. Điều này hiếm khi gây vấn đề trong lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không điều trị, điều này có thể gây một vấn đề nghiêm trọng trong lần mang thai sau, khi hệ thống miễn dịch của người mẹ đã ‘nhạy cảm’ sau lần mang thai đầu tiên.

Xem thêm Bất đồng nhóm máu Rh

Tài liệu tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề