Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Cường giáp là hội chứng gây ra do tình trạng sản sinh quá mức hormone tuyến giáp. Hiện nay bệnh cường giáp diễn ra phổ biến với các dấu hiệu tương đồng với nhiều loại bệnh khác.

1. Cường giáp là bệnh gì?

Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow - Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp....

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân...

2. Đối tượng nguy cơ

Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị mắc cường giáp cao gấp 3 lần nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đặc biệt tập trung ở lứa tuổi sinh sản trở đi. Một số phụ nữ có thể phát triển bệnh cường giáp trong khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024

Run các ngòn tay, ra mồ hôi nhiều có thể là triệu chứng của bệnh cường giáp

3. Nguyên nhân gây bệnh

Theo ước tính có khoảng 80-90% người bị cường giáp bị mắc bệnh Basedow.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm: Bệnh bướu tuyến giáp thể đa nhân, u tuyến độc, viêm tuyến giáp, khẩu phần ăn quá nhiều iốt và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp. Một nguyên nhân ít gặp hơn là u tuyến yên.

Bệnh cường giáp gần như bệnh lý toàn thân vì tác động đến sự chuyển hóa trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, não bộ...Các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp có thể kể đến:

  • Nhịp tim nhanh: Thường hơn 100 nhịp một phút hoặc tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở.
  • Giảm sút cân đột ngột: mặc dù ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí tăng.
  • Khả năng vận động kém: như mệt mỏi và yếu cơ, gây giảm sức lao động và vận động...
  • Stress, căng thẳng, khó tập trung
  • Run tay
  • Gặp vấn đề về đường ruột: Rối loạn tiêu hóa
  • Phì đại tuyến giáp: Có dấu hiệu bị bướu cổ hoặc lồi mắt ,giọng nói khàn do tuyến giáp mở rộng ra.

5. Các biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Biến chứng tim mạch: tình trạng nhịp tim nhanh thường gặp ở bệnh nhân cường giáp, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ có thể gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy tim ở người bệnh cường giáp.
  • Cơn bão giáp: khi tình trạng hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.
  • Lồi mắt ác tính: Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024

Thăm khám tình trạng cường giáp để được điều trị kịp thời

6. Điều trị cường giáp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Nếu bạn bị giảm sút cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng tại các cơ quan ở vùng cổ hoặc các triệu chứng khác liên quan đến cường giáp, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Các biện pháp chẩn đoán như siêu âm, điện tim, định lượng hormone tuyến giáp (fT3, fT4. TSH), Các cận lâm sàng khác có thể được bổ sung để đánh giá kích thước tuyến giáp và tìm nguyên nhân của hội chứng cường giáp như là: siêu âm tuyến giáp ...có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của bạn.

Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Vinmec đang là địa chỉ khám và điều trị nội tiết được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Chuyên khoa nội tiết của hệ thống BV Vinmec quy tụ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra bệnh viện còn sở hữu cơ sở vật chất tiện nghi tân tiến, hệ thống máy móc trang bị hiện đại giúp hỗ trợ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh thuận lợi nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn nhu cầu của cơ thể. Cường giáp là bệnh lý rất phổ biến ở phụ nữ và người lớn tuổi. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn các thông tin về nguyên nhân, nguy cơ, triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh cường giáp.

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp ở cổ hoạt động quá mức

Cường giáp (hyperthyroidism) hay cường chức năng tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sản xuất nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể. Các hormone tuyến giáp có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và chức năng của cơ thể như ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, cân nặng, tiêu hóa và tâm trạng. Do đó, nếu tình trạng cường giáp không được điều trị có thể gây ảnh hưởng đến tim, xương, cơ, chu kỳ kinh nguyệt và cả khả năng sinh sản. Vì vậy, bệnh cường giáp cần được phát hiện và điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp

Cường giáp có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Bệnh Basedow (Graves): Là tình trạng rối loạn tự miễn mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp, khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cường giáp.

- Chửa trứng (choriocarcinoma – carcinoma đệm nuôi).

- U quái giáp buồng trứng (struma ovarii).

- Ung thư tuyến giáp.

- Adenom thùy trước tuyến yên tiết quá nhiều TSH.

Cường giáp cũng có thể xảy ra do một phần mô chủ tuyến giáp tăng sinh và trở nên cường chức năng. Nguyên nhân là do:

- Bướu tuyến giáp đơn nhân hoặc đa nhân có cường giáp.

- Viêm tuyến giáp: viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến có đau, viêm tuyến giáp thầm lặng, viêm tuyến giáp sau sinh.

- Bổ sung iod quá liều.

- Do dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp.

3. Ai có nguy cơ bị bệnh cường giáp

Một người có nguy cơ mắc bệnh cường giáp cao hơn những người khác nếu:

- Là phụ nữ

- Trên 60 tuổi

- Phụ nữ đã mang thai hoặc vừa sinh con trong 6 tháng

- Đã từng phẫu thuật tuyến giáp

- Đang bị một bệnh lý tuyến giáp, ví dụ như bướu cổ

- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp

- Bệnh thiếu máu ác tính (tình trạng cơ thể không tạo đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh do thiếu vitamin B12)

- Bị bệnh đái tháo đường loại 1 hoặc loại 2

- Suy tuyến thượng thận nguyên phát

- Chế độ ăn có quá nhiều thực phẩm chứa nhiều iod

- Sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung chứa iod

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ bị cường giáp

4. Triệu chứng của bệnh cường giáp

Các triệu chứng thường gặp của cường giáp là:

- Hồi hộp, bồn chồn, lo lắng.

- Tính tình thay đổi, dễ cáu kỉnh, xúc động

- Yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay trên và đùi

- Run tay, có thể run lưỡi, môi, đầu, chân

- Luôn có cảm giác nóng bức

- Chảy nhiều mồ hôi.

- Lòng bàn tay ẩm ướt, mọng nước

- Khó ngủ

- Nhịp tim nhanh, không đều

- Đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể bị tiêu chảy

- Móng giòn, tóc dễ gãy

- Giảm cân mặc dù tăng cảm giác thèm ăn

- Bướu tuyến giáp (bướu cổ)

- Phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng trên có thể khác nhau ở mỗi người.

Ở bệnh Basedow, hơn 50% trường hợp có thêm biểu hiện lâm sàng ở mắt. Mắt có thể to ra vì mi trên nâng lên, một hoặc cả hai mắt bị lồi ra, cảm giác chói mắt, cộm hoặc đau nhức hốc mắt, phù nề, sung huyết, nhìn đôi…

Người lớn trên 60 tuổi khi bị cường giáp có thể có các biểu hiện khác với người trẻ, ví dụ chán ăn hoặc trở nên trầm lặng, ít giao tiếp với người khác. Vì vậy, đôi khi tình trạng này có thể nhầm lẫn với trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ.

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024
Cường giáp ở người già có thể bị nhầm lẫn với trầm cảm

5. Biến chứng của bệnh cường giáp là gì?

Bạn cần đi khám nếu gặp các triệu chứng của cường giáp. Vì nếu cường giáp không được điều trị, có thể gây ra:

- Nhịp tim không đều có thể dẫn đến đông máu, đột quỵ, suy tim và các vấn đề tim khác.

- Bệnh mắt Basedow (nhìn đôi, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt), một số trường hợp có thể dẫn đến mất thị lực.

- Loãng xương

- Các vấn đề về khả năng sinh sản ở phụ nữ

- Các biến chứng thai kỳ. Vd: sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng huyết áp thai kỳ, sảy thai.

Vì cường giáp ảnh hưởng đến khả năng mang thai nên phụ nữ khó mang thai cũng thường được yêu cầu kiểm tra chức năng tuyến giáp.

6. Bị cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu bị cường giáp nhẹ khi mang thai thì thường không phải là vấn đề. Nhưng nếu bị cường giáp nặng khi mang thai mà không điều trị thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vì vậy tốt nhất là phụ nữ nên kiểm tra chức năng tuyến giáp trước khi mang thai. Nếu phụ nữ bị cường giáp thì hãy đảm bảo rằng tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt trước khi quyết định có thai.

7. Chẩn đoán cường giáp bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán cường giáp qua tiền sử bệnh, triệu chứng, khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán và kiểm tra cường giáp bằng các xét nghiệm:

- Xét nghiệm máu kiểm tra hormone tuyến giáp: TSH, T3, FT3, T4, FT4.

- Xét nghiệm hấp thu iod phóng xạ.

- Xét nghiệm định lượng nồng độ các tự kháng thể.

- Một số xét nghiệm máu khác: CBC, cholesterol, glucose, calci…

- Siêu âm tuyến giáp.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024
Siêu âm tuyến giáp kiểm tra bệnh cường giáp

7. Cách điều trị bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp không tự khỏi mà cần phải điều trị. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể tái phát và dẫn đến suy giáp do tai biến điều trị.

Mục tiêu đầu tiên khi điều trị cường giáp là đưa người bệnh về tình trạng bình giáp (cân bằng hormone tuyến giáp). Việc điều trị sẽ ngăn ngừa và điều trị các biến chứng sức khỏe lâu dài, đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Có các phương pháp điều trị là điều trị nội khoa, điều trị bằng iod phóng xạ và phẫu thuật tuyến giáp. Tùy vào nguyên nhân gây ra cường giáp, mức độ cường giáp và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

a. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa sử dụng thuốc để điều trị như: thuốc chống lại tổng hợp hormone tuyến giáp (thuốc kháng giáp, iod và các chế phẩm chứa iod), thuốc ức chế beta giao cảm, thuốc kháng giáp tổng hợp với thyroxin, corticoid, thuốc an thần, vitamin và khoáng chất…

Trong đó, thuốc kháng giáp khiến tuyến giáp tạo ra ít hormone tuyến giáp hơn. Điều trị bằng thuốc kháng giáp có thể kéo dài 1 đến vài năm.

Thuốc chẹn beta ngăn chặn tác động của hormone tuyến giáp lên cơ thể, có tác dụng nhanh làm giảm các triệu chứng của cường giáp như run, đánh trống ngực, hồi hộp… cho đến khi các phương pháp điều trị khác phát huy tác dụng.

Cường giáp cận lâm sàng là gì năm 2024
Điều trị nội khoa sử dụng thuốc để điều trị cường giáp

b. Điều trị bằng iod phóng xạ

Iod phóng xạ - một đồng vị của iod phát ra bức xạ, được sử dụng là phương pháp điều trị bệnh cường giáp trong trường hợp:

- Điều trị nội khoa không có hiệu quả.

- Người bệnh trên 40 tuổi có bướu giáp không lớn lắm.

- Tái phát sau phẫu thuật.

- Người bệnh bị suy tim nặng.

Liệu pháp iod phóng xạ là cách điều trị phổ biến và hiệu quả với bệnh cường giáp. Ở phương pháp này, iod phóng xạ từ từ phá hủy các tế bào tuyến giáp sản xuất hormone mà không gây ảnh hưởng đến các mô khác của cơ thể.

Khá nhiều trường hợp sau khi điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ đều bị suy giáp sau đó. Tuy nhiên, thực tế thì suy giáp dễ điều trị hơn bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp mỗi ngày và cũng ít gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài hơn so với cường giáp.

c. Phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp:

- Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa.

- Điều trị nội khoa hiệu quả kém, hay tái phát.

- Bướu giáp quá to.

- Basedow ở trẻ em.

- Phụ nữ có thai và trong thời gian cho con bú không thể dùng thuốc kháng giáp.

- Không có điều kiện điều trị nội khoa.

Thông thường, phẫu thuật tuyến giáp sẽ cắt một phần tuyến giáp. Trong một số trường hợp sẽ cần cắt gần như toàn bộ tuyến giáp. Nếu cắt toàn bộ tuyến giáp thì người bệnh sẽ phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong suốt cuộc đời.

Phẫu thuật tuyến giáp có một tỷ lệ nhỏ biến chứng là: chảy máu sau mổ, gây khàn hoặc mất tiếng, cơn tetani (hạ canxi máu do suy tuyến cận giáp), cơn nhiễm độc giáp kịch phát, suy chức năng tuyến giáp, tái phát bệnh, tử vong (tỷ lệ dưới 1%).

Làm sao để biết mình bị cường giáp?

Dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp.

Người bệnh cảm giác sợ nóng, da nóng, tăng tiết mồ hôi và sốt nhẹ 37.5-38 độ C..

Bị đánh trống ngực, có cảm giác hồi hộp, khó thở khi xúc động hoặc làm việc gắng sức..

Bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. ... .

Run ở đầu ngón tay..

Rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân nữ trẻ.

Phụ nữ mang thai bị cường giáp nên ăn gì?

Cường giáp làm quá trình chuyển hóa canxi bị gián đoạn. Vậy nên, người mẹ bổ sung thêm các loại rau chân vịt, rau dền và chuối hoặc kiwi. Đặc biệt, người bệnh không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, thịt đỏ, bột, sữa tươi nguyên kem, đồ uống có cồn,...

Cường giáp là bệnh gì có nguy hiểm không?

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp (chiếm 10% dân cư) đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cường giáp cũng không phải là căn bệnh nan y mà hoàn toàn có thể chữa lành được và đưa người bệnh trở lại với đời sống lao động, sinh hoạt bình thường.

Người bị cường giáp nên kiêng ăn gì?

Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?.

Thực phẩm giàu i-ốt. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu i-ốt hoặc tăng cường i-ốt sẽ dẫn đến bệnh cường giáp hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. ... .

Thực phẩm có hàm lượng đường cao. ... .

Các loại chất béo “xấu” ... .

Cà phê ... .

Rượu, bia. ... .

Sữa tươi nguyên kem..