Đã bao nhiêu ngày kể từ 18/9/2022

    Hỏi: Xin cho biết các hành vi nào được coi là hành vi tham nhũng và nếu công chức tham nhũng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Trả lời: Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi tham nhũng bao gồm: Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện và hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện. 

Họp Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh PCTN, lãng phí” lần thứ ba.

    Theo đó, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện, bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

    Nếu cán bộ, công chức tham nhũng thì theo Khoản 1, Điều 92 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Như vậy, theo quy định này, dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác và giữ bất kỳ chức vụ nào thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, công chức tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu công chức tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

    Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019 quy định, nếu công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm và theo Khoản 4, Điều 82, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi khi công chức có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật các hình thức: Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng. Cảnh cáo: Đã bị kỷ luật bằng khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Giáng chức: Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng. Cách chức: Đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; công chức tham nhũng có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Buộc thôi việc: Đã bị cách chức mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các hình thức này được quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, ngày 18/9/2020 của Chính phủ.

    Như vậy, tùy vào từng hành vi cùng mức độ [ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng] để áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp công chức tham nhũng.

    Không chỉ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức tham nhũng, mà người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị do mình quản lý nếu để cơ quan mình có vụ, việc tham nhũng xảy ra thì có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức. Các nội dung này được quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

    Bên cạnh đó, công chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi tham nhũng vi phạm một trong các tội theo quy định của Bộ luật hình sự tại các điều từ 353 đến 359.

Thanh An

18/09/2021 09:05 [GMT+7]

Tình hình dịch COVID-19 sáng 18/9  

  Hà Nội [TTXVN 18/9]--


  Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h sáng 18/9 [giờ Việt Nam], thế giới ghi nhận tổng cộng 228.374.017 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.692.275 ca tử vong. Đã có 204.939.504 bệnh nhân COVID-19 phục hồi trong khi 18.742.238 bệnh nhân vẫn đang điều trị.
  Trong vòng 24 giờ qua, thế giới đã ghi nhận thêm 560.152 ca mắc mới và 8.451 ca tử vong mới. Mỹ  chiếm phần lớn trong số này lần lượt với 157.635 ca nhiễm và 1.936 ca tử vong, cho thấy tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến ngày càng phức tạp do biến thể Delta lan mạnh. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 42.799.617 ca mắc COVID-19, trong số này có 690.712 ca tử vong, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch.
Trong ngày 17/9, một hội đồng cố vấn độc lập của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ [FDA] đã bỏ phiếu khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 3 – liều tăng cường - của Pfizer/BioNTech cho những người trên 65 tuổi và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.  Khuyến nghị này thu hẹp đáng kể so với đề nghị trước đó là sẽ triển khai tiêm mũi tăng cường đại trà cho toàn bộ những người trên 16 tuổi ở Mỹ. Theo truyền thông Mỹ, mặc dù khuyến nghị của hội đồng cố vấn không có giá trị ràng buộc đối với FDA, nhưng vẫn cần được tham khảo. Ông Peter Marks thuộc cơ quan quản lý vaccine hàng đầu của Mỹ lưu ý thêm rằng khuyến nghị có thể được điều chỉnh và tùy theo quyết định cuối cùng của FDA, một ban hội thẩm riêng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] sẽ tiến hành họp vào tuần tới để quyết định xem những đối tượng cụ thể nào đủ điều kiện được tiêm mũi 3 và tiêm vào thời điểm nào. 
Cùng ngày 17/9, Nhà Trắng thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu vào tuần tới nhằm tìm cách đẩy mạnh các nỗ lực tiêm chủng cho thế giới. Theo thông báo, hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 22/9, cùng thời điểm diễn ra hội nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki cho biết tại hội nghị, Mỹ sẽ kêu gọi các nước đưa ra "tham vọng lớn hơn" về một loạt chủ đề như nỗ lực tiêm chủng cho thế giới, tăng nguồn cung cấp oxy và các thiết bị bảo hộ y tế. 
  Đến nay Mỹ đã hỗ trợ cho các nước 140 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và đặt mục tiêu có thể hỗ trợ khoảng 500 triệu liều trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên, giới chuyên gia mong muốn Chính quyền Tổng thống Joe Biden không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ vaccine mà còn thúc đẩy tăng cường sản xuất vaccine trên toàn cầu.
Liên quan đến vấn đề tiêm mũi tăng cường, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản [MHLW] vừa quyết định tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cho những người đã tiêm đủ hai mũi và dự định sẽ thực hiện kế hoạch này sớm nhất là cuối năm nay. Quyết định trên được đưa ra sau khi một nhóm chuyên gia của MHLW ngày 17/9 đưa ra kết luận việc tiêm mũi vaccine tăng cường là cần thiết khi các nghiên cứu nước ngoài cho thấy hiệu quả của các loại vaccine hiện nay sẽ giảm dần theo thời gian và một số quốc gia cũng đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường cho người dân.
  Các quan chức của MHLW cho biết các phiếu tiêm vaccine sẽ được gửi cho người dân 8 tháng sau khi họ đã được tiêm mũi thứ 2. Nhóm chuyên gia của MHLW sẽ thảo luận ưu tiên tiêm mũi tăng cường cho các đối tượng nào trước trên cơ sở dữ liệu và kinh nghiệm ở các nước khác.
  Hiện nay, chương trình tiêm chủng của Nhật Bản chủ yếu sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hai hãng Pfizer Inc. và Moderna Inc. Tuy nhiên, ngày 23/8, MHLW bắt đầu cho phép sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca Plc để tiêm cho những người từ 40 tuổi trở lên.
Trong khi đó tại châu Âu, các chuyên gia y tế Italy tuyên bố nước này đã kiểm soát được làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư sau khi tỷ lệ lây nhiễm giảm mạnh trong 2 tuần qua. Tại cuộc họp báo công bố dữ liệu chính thức mới nhất chiều 17/9, ông Silvio Brusaferro, Chủ tịch Viện Y tế cấp cao Italy [ISS], nhấn mạnh số ca lây nhiễm tại Italy được duy trì ở mức thấp nhờ các chiến dịch tiêm vaccine. Dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy Chỉ số lây nhiễm [RT] của Italy đã giảm xuống 0,85 trong 14 ngày [25/8-7/9], từ 0,92 của tuần trước đó. Chỉ số RT dưới 1 có nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm đang giảm.
  Tuy nhiên, Tiến sĩ Nino Cartabellotta, người đứng đầu tổ chức y học Gimbe của Italy cảnh báo rằng xu hướng giảm số ca lây nhiễm có thể không kéo dài, đồng thời nói thêm trong bối cảnh mùa Thu đến và việc mở cửa trở lại trường học cho 9,4 triệu người, ngoài những trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm dù chỉ một mũi vaccine, "vẫn có nguy cơ tái bùng phát  dịch và gia tăng số ca nhập viện do COVID-19".
  Tại cuộc họp của Ủy ban tư vấn về COVID-19 của Bỉ ngày 17/9, Thủ tướng  Alexander De Croo cho biết kể từ ngày 1/10, Bỉ không bắt buộc đeo khẩu trang tại các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng nhưng vẫn duy trì quy định này trên các phương tiện công cộng, nhà ga, sân bay và các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Ông De Croo đã lên tiếng phản đối những người từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo ông, những người này vừa dễ gây nguy hiểm cho người khác, vừa cản trở việc nới lỏng các hạn chế đang được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng Alexander De Croo và các Thủ hiến vùng của Bỉ đã nhất trí trao quyền tự quyết về các biện pháp phòng dịch cho các chính quyền địa phương trên cơ sở có tính đến thái độ của người dân đối với việc tiêm phòng vaccine.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết số người Pháp được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 đã vượt mốc 50 triệu. Pháp và nhiều nước châu Âu đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng để sớm khống chế dịch và quay trở lại cuộc sống bình thường, thậm chí một số quốc gia ban hành quy định bắt buộc tiêm chủng hoặc bắt buộc xét nghiệm thường xuyên. Hồi giữa tháng 7, Tổng thống Macron cũng ban hành quy định những người muốn đến nhà hàng, phòng tập gym hay bảo tàng phải tiêm vaccine./.

Thanh Hương


 

Video liên quan

Chủ Đề