Điều kiện giao thoa sóng là gì

Trang chủ » Lớp 12 » Giải sgk vật lí 12

Câu 4: SGK Vật lí 12, trang 45:

Nêu điều kiện giao thoa

Bài làm:

Điều kiện để có giao thoa:

Để có các vân giao thoa ổn định trên mặt nước thì 2 nguồn sóng cần phải:

  • Dao động  cùng phương, cùng tần số [chu kì].
  • Có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

[Hai nguồn kết hợp]

=> Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu 4 trang 45 sgk vật lý 12, giải câu 4 bài 8 vật lí 12 , Lý 12 câu 4 trang 45, Câu 4 trang 45 bài giao thoa sóng

Lời giải các câu khác trong bài

GIAO THOA SÓNG

I. Giao thoa sóng - Lí thuyết chung

1. Hiện tượng giao thoa

- Khi sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.

- Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng chu kì [hay tần số] và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. Hai nguồn kết hợp có cùng pha là hai nguồn đồng bộ.

- Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp.

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa.

2. Cực đại và cực tiểu

- Giao thoa của hai sóng phát ra từ hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng l:

  • Phương trình sóng tại 2 nguồn : [Điểm M cách hai nguồn lần lượt d1, d2]

\[{u_1} = {\rm{Acos}}[2\pi ft + {\varphi _1}]\] và \[{u_2} = {\rm{Acos}}[2\pi ft + {\varphi _2}]\]

  • Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:

\[{u_{1M}} = {\rm{Acos}}[2\pi ft - 2\pi \frac{{{d_1}}}{\lambda } + {\varphi _1}]\] và \[{u_{2M}} = {\rm{Acos}}[2\pi ft - 2\pi \frac{{{d_2}}}{\lambda } + {\varphi _2}]\]

\[{u_M} = {\rm{ }}{u_{1M}} + {\rm{ }}{u_{2M}}\]

\[{u_M} = 2Ac{\rm{os}}\left[ {\pi \frac{{{d_1} - {d_2}}}{\lambda } + \frac{{\Delta \varphi }}{2}} \right]c{\rm{os}}\left[ {2\pi ft - \pi \frac{{{d_1} + {d_2}}}{\lambda } + \frac{{{\varphi _1} + {\varphi _2}}}{2}} \right]\]

  • Biên độ dao động tại M: \[{A_M} = 2A\left| {c{\rm{os}}\left[ {\pi \frac{{{d_1} - {d_2}}}{\lambda } + \frac{{\Delta \varphi }}{2}} \right]} \right|\] với \[\Delta \varphi = {\varphi _2} - {\varphi _1}\]
  • Những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu đường đi từ hai nguồn sóng tới đó thỏa mãn: \[{d_2} - {d_1} = k\lambda + \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }}\lambda \] với \[k = 0; \pm 1; \pm 2; \pm 3;..........\]
  • Những điểm dao động với biên độ cực tiểu: \[{d_2} - {d_1} = [k + \frac{1}{2}]\lambda + \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }}\lambda \]     \[k = 0; \pm 1; \pm 2; \pm 3;....\]

+ Khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp hoặc 2 cực tiểu liên tiếp là: \[\frac{\lambda }{2}\]

+ Khoảng cách giữa 1 cực đại và 1 cực tiểu gần nhất là \[\frac{\lambda }{4}\]

+ Tại I trung điểm của 2 nguồn sóng:

  •  2 nguồn cùng pha: I dao động với biên độ cực đại
  •  2 nguồn ngược pha: I dao động với biên độ cực tiểu

3. Điều kiện giao thoa - Sóng kết hợp

Hai sóng là hai sóng kết hợp tức là hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian [hoặc hai sóng cùng pha].

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Hiện tượng:

Quảng cáo

Quan sát hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, ta quan sát thấy:

- Trong vùng gặp nhau [vùng giao thoa của hai sóng] xuất hiện những điểm mà tại đó nước dao động mạnh và những điểm mà tại đó nước yên lặng [đứng yên không dao động].

- Hiện đó gọi là hiện tượng giao thoa ánh sáng. Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa.

2. Định nghĩa: Giao thoa sóng là sự tổng hợp của hai sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ biên độ sóng được tăng cường hay bị giảm bớt.

* Điều kiện để có giao thoa: Do hai nguồn kết hợp tạo ra. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

II. Khảo sát sự giao thoa của hai sóng phát ra từ hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cùng biên độ A.

Xét điểm M cách hai nguồn lần lượt d1, d2

Phương trình sóng tại 2 nguồn:

u1 = Acos[2πft + Φ1] và u2 = Acos[2πft + Φ2]

Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:

* Phương trình giao thoa sóng tại M:

1] Biên độ dao động tại M:

* Những điểm có biên độ cực đại: AM = 2A

[2 sóng từ 2 nguồn cùng pha nhau tại M]

* Những điểm có biên độ cực tiểu:

[2 sóng từ 2 nguồn ngược pha nhau tại M]

[k = 0, ± 1, ± 2,… là thứ tự các tập hợp điểm đứng yên kể từ Mo , k = 0 là tập hợp điểm đứng yên thứ 1]

Quảng cáo

2] Hai nguồn dao động cùng pha [∆φ = φ2 – φ1 = 0 hoặc = 2kπ].

Thay φ1 = φ2 = φ vào các phương trình trên ta được:

* Phương trình giao thoa sóng tại M:

* Biên độ sóng tổng hợp:

+ AM max = 2A khi: Hai sóng thành phần tại M cùng pha nhau ∆ φM1/M2 = 2kπ [k∈Z].

Khi đó hiệu đường đi: ∆d = d2 – d1 = kλ

+ AM min = 0 khi:

- Hai sóng thành phần tại M ngược pha nhau ∆ φM1/M2 = [2k + 1]π [k ∈ Z].

- Hiệu đường đi: ∆d = d2 – d1 = [k + 1/2 ]λ.

* Tìm số điểm dao động cực đại trên đoạn S1S2: d1 – d2 = kλ [k ∈ Z];

Số điểm cực đại: -S1S2/λ ≤ k ≤ S1S2/λ

* Tìm số điểm dao động cực tiểu trên đoạn S1S2: d1 – d2 = [2k + 1]λ/2 [k ∈ Z]

Số điểm cực tiểu: -S1S2/λ - 1/2 ≤ k ≤ S1S2/λ - 1/2

Khi hai nguồn dao động cùng pha và cùng biên độ A thì trung điểm của S1S2 có biên độ cực đại Amax = 2A và tập hợp các điểm cực tiểu và cực đại là họ các đường Hypecbol có S1, S2 là tiêu điểm.

3] Hai nguồn dao động ngược pha: [∆φ = φ2 – φ1 = π]

* Phương trình giao thoa sóng tại M:

* Biên độ sóng tổng hợp:

* Điểm dao động cực đại: d2 – d1 = [k + 1/2]λ [k∈Z]

Số đường hoặc số điểm dao động cực đại [không tính hai nguồn] trên đoạn S1S2:

-S1S2/λ - 1/2 ≤ k ≤ S1S2/λ - 1/2

* Điểm dao động cực tiểu [không dao động]:

d2 – d1 = kl [k∈Z]

Số đường hoặc số điểm dao động cực tiểu [không tính hai nguồn] trên đoạn S1S2:

-S1S2/λ ≤ k ≤ S1S2/λ

Vậy khi hai nguồn dao động cùng biên độ A và ngược pha thì trung điểm của S1S2 có biên độ cực tiểu Amin = 0.

Quảng cáo

4. Trường hợp hai nguồn dao động vuông pha nhau: [∆φ = φ2 – φ1 = π/2]

* Phương trình giao thoa sóng tại M:

* Biên độ sóng tổng hợp:

* Điểm dao động cực đại: d2 – d1 = [k + 1/4]λ [k∈Z]

Số đường hoặc số điểm dao động cực đại trên đoạn S1S2:

-S1S2/λ - 1/4 ≤ k ≤ S1S2/λ - 1/4

* Điểm dao động cực tiểu [không dao động]: d2 – d1 = [k + 3/4]λ [k∈Z]

Số đường hoặc số điểm dao động cực tiểu trên đoạn S1S2:

-S1S2/λ - 3/4 ≤ k ≤ S1S2/λ - 3/4

Vậy khi hai nguồn dao động cùng biên độ A và vuông pha thì trung điểm của S1S2 có biên độ bằng AM = A√2 .

5. Trường hợp tổng quát: Hai nguồn cùng tần số, khác biên độ, khác pha ban đầu.

Phương trình sóng tại 2 nguồn:

u1 = A1cos[2πft + φ1] và u2 = A2cos[2πft + φ2]

Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:

* Phương trình giao thoa sóng tại M:

Sử dụng phương pháp tổng hợp hai dao động điều hòa bằng vectơ quay, ta xác định được:

uM = u1M + u2M = AM cos [2πft + φM]

Trong đó:

∆φ là độ lệch pha của hai dao động sóng tới tại M: ∆φ = φ2 - φ1 = 2π. [d2-d1]/λ

→ │A1 – A2│ ≤ AM ≤ A1 + A2

+ Điểm M dao động với biên độ cực đại AM = A1 + A2 khi và chỉ khi dao động sóng từ hai nguồn tới M đồng pha với nhau: ∆φ = 2kπ

+ Điểm M dao động với biên độ cực tiểu AM = │A1 – A2│ khi và chỉ khi dao động sóng từ hai nguồn tới M ngược pha với nhau: ∆φ = [2k + 1]π

+ Tổng quát: Điểm M dao động với biên độ bất kỳ AM khi và chỉ khi dao động sóng từ hai nguồn tới M lệch pha với nhau: ∆φ = ± α + 2kπ với α thỏa mãn

Chú ý:

- Trong hiện tượng giao thoa sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại [hay 2 điểm dao động với biên độ cực tiểu] trên đoạn nối hai nguồn S1S2 bằng λ/2 và giữa cực đại và cực tiểu là λ/4.

- Hai điểm cực đại gần nhau nhất dao động ngược pha nhau.

III. Nhiễu xạ sóng

1] Định nghĩa: Nhiễu xạ là hiện tượng sóng bị bẻ cong khỏi phương truyền thẳng khi đi qua gần mép vật cản.

2] Đặc điểm:

- Nhiễu xạ xảy ra trên mọi loại sóng, cùng với giao thoa trở thành đặc trưng nhận diện tính chất sóng của các hiện tượng vật lý nhất định nào đó.

- Khác với phản xạ và khúc xạ, vốn xảy ra trên mặt phân cách giữa hai môi trường, nhiễu xạ tự nó xảy ra trong cùng một môi trường đồng nhất. Trái ngược với "nhiễu xạ" là "truyền thẳng".

3] Quan sát nhiễu xạ sóng:

- Nhiễu xạ chỉ trở nên dễ quan sát khi kích thước vật cản không vượt quá bước sóng vài chục hoặc vài trăm lần. Vật cản ở đây có thể là khe, lỗ, tường, cột.. Nếu vật cản có kích thước quá lớn, lớn hơn bước sóng tầm nghìn lần trở lên, hiệu ứng nhiễu xạ sẽ trở nên khó quan sát và chúng ta thấy gần như chúng truyền thẳng.

Ví dụ:

Sóng nước là trường hợp dễ quan sát hiện tượng nhiễu xạ nhất.:

Xem thêm các phần tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 12 ngắn gọn, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

song-co-va-song-am.jsp

Video liên quan

Chủ Đề