Đình chỉ giải quyết vụ an hành chính là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính

Ngày hỏi:01/08/2018

 Tố tụng hành chính  Vụ án hành chính

Tôi đang tìm hiểu về đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính qua các giai đoạn xem có khác biệt gì không. Cho tôi hỏi theo Luật tố tụng hành chính 2010, đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính được tiến hành trong trường hợp nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! [0908****]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 120 Luật tố tụng hành chính 2010, đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính được quy định như sau:

    1. Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:

    a] Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

    b] Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận;

    c] Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

    d] Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;

    đ] Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này mà Toà án đã thụ lý.

    2. Khi ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, Toà án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu.

    3. Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010.

    Trân trọng!


Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính

Ngày hỏi:30/09/2016

Việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là: Huỳnh Thị Mai Anh. Em đang tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực tố tụng hành chính và muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 143 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

    Theo đó, việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính được quy định như sau:

    1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

    a] Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

    b] Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

    c] Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;

    d] Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;

    đ] Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

    e] Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;

    g] Thời hiệu khởi kiện đã hết;

    h] Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.

    2. Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu.

    3. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

    Trân trọng!


Tạm đình chỉ giải quyết vụ án Hành chính là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án Hành chính đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn, thì Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó.

Pháp luật tố tụng hành chính về tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ

1. Trường hợp tạm đình chỉ vụ án Hành chính.

Điều 141 Luật Tố tụng Hành chính 2015 [Luật TTHC 2015] quy định Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau :

a. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

Căn cứ trên được áp dụng khi một trong các đương sự là cá nhân đang tham gia vào việc giải quyết vụ án đã chết mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó. Trường hợp đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó. Cần phân biệt với trường hợp các cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn chấm dứt hoạt động trên thực tế [do bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản] nếu “không có” cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể, bị tuyên bố phá sản thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Việc xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

b. Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

Trong trường hợp này, khi chưa xác định được người đại diện theo pháp luật của đương sự thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Quy định này là phù hợp, bởi nếu Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ việc mà chưa có người đại diện thay đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự thì sẽ không bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân, việc giải quyết vụ án dân sự khó có thể chính xác và đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Khi có căn cứ theo luật tố tụng hành chính vụ án sẽ bị tạm đình chỉ

c. Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự.

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì tuy nhiên không thể xét xử được thì tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

d. Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan.

e. Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.

Trong thời gian đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại thì tòa án tạm đình chỉ xét xử vụ án, đối với các vụ án phải thực hiện bằng biện pháp ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thì thời gian để chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ thường mất nhiều thời gian nên việc bổ sung căn cứ này là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

f. Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

>>>Xem thêm: Các Trường Hợp Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Hành Chính

2. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án

– Tòa án không xóa tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi.

Tòa án sẽ căn cứ pháp luật tố tụng để tạm đình chỉ vụ án

– Khi lý do tạm đình chỉ quy định tại Điều 141 của Luật này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

– Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật TTHC 2015 , Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

#Lsvomongthu – Thạc sĩ luật sư đang cộng tác tại Chuyên Tư Vấn Luật, có 10 năm kinh nghiêm tư vấn pháp luật lao động; trực tiếp tham gia xây dựng nội quy, biểu mẫu hành chính nhân sự đúng luật, kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp; tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động.

Video liên quan

Chủ Đề