Đã bao nhiêu ngày kể từ ngày 27/06/2022

27/06/2021 21:40 [GMT+7]

Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 27/6           Hà Nội [TTXVN 27/6]--           Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 21h ngày 27/6, thế giới ghi nhận tổng cộng 181.653.596 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 3.935.008 ca tử vong. Hơn 166 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 11,552 triệu bệnh nhân đang điều trị.           Tại Đông Nam Á, Lào thông báo ghi nhận 10 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 1 ca cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn và 9 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại các tỉnh khác sau 48 giờ không có ca mắc mới trong cộng đồng. Bộ Y tế Lào nhận định dịch vẫn còn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng nếu người dân không tuân thủ nghiêm các qui định phòng chống dịch bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát biên giới, Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tiếp tục nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng trong công tác truy vết và khoanh vùng dập dịch. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 2.110 ca nhiễm COVID- 19, trong đó có 3 ca tử vong.           Với số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mạnh tại nhiều tỉnh, Campuchia ngày 27/6 thông báo ghi nhận thêm 839 ca mắc COVID-19, bao gồm 76 ca nhập cảnh, và thêm 17 ca tử vong vì đại dịch. Như vậy tính đến ngày 27/6, Campuchia ghi nhận tổng cộng 47.649 ca mắc COVID-19, trong đó 42.157 người đã khỏi bệnh và 540 người tử vong. Tại Siem Reap – “điểm nóng” mới về COVID-19 tại Campuchia, chính quyền tỉnh ngày 26/6 đã thông báo kéo dài lệnh giới nghiêm ban đêm [từ 22h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau] đến ngày 10/7 và có thể tiếp tục kéo dài lệnh này nếu số ca mắc mới COVID-19 không giảm. Thông báo trên được đưa ra sau khi tỉnh phát hiện 73 ca nhiễm mới ngày 26/6 và huyện Chikreng vẫn là khu vực lây nhiễm cao. Bộ Y tế Campuchia cũng xác nhận biến thể Delta và Beta đã xuất hiện ở Campuchia, song chưa rõ số liệu cụ thể là bao nhiêu ca nhiễm biến thể này và tỷ lệ tử vong ra sao.

Tính đến ngày 26/6, Campuchia đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trên 3,8 triệu người và đặt mục tiêu tiêm phòng cho 10 triệu người dân trong độ tuổi trưởng thành [từ 18 tuổi trở lên], đạt miễn dịch cộng đồng trong tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay.


Thái Lan công bố các biện pháp mới nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19, được áp dụng trong 30 ngày kể từ 28/6, bao gồm lệnh cấm phục vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn ở Bangkok cùng 5 tỉnh lân cận là Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Praka, Samut Sakhon và Nakhon Pathom. Các trung tâm mua sắm ở Bangkok và 5 tỉnh này phải đóng cửa trước 9 giờ tối, trong khi các bữa tiệc hay lễ kỷ niệm, hoặc các hoạt động có sự tham gia của hơn 20 người cũng sẽ bị cấm. Ngoài ra, các công trường xây dựng trong 6 địa phương nói trên sẽ đóng cửa và các khu trại của công nhân sẽ bị phong tỏa để kiềm chế các ổ dịch. Các nhà chức trách sẽ thiết lập các trạm kiểm soát ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận để hạn chế việc đi lại và di dời của công nhân xây dựng, đồng thời cũng lập các trạm kiểm soát ở 4 tỉnh ở miền Nam là Narathiwat, Pattani, Songkhla và Yala. Thái Lan ngày 27/6 ghi nhận thêm 3.995 ca nhiễm mới COVID-19 cùng 42 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 244.447 ca, trong đó có 1.912 người không qua khỏi.          Tại Malaysia, nước này thông báo sẽ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc - theo kế hoạch trước đó sẽ được gỡ bỏ vào ngày 28/6 - nhằm hạn chế sự lây lan của virus. Các biện pháp hạn chế sẽ không được nới lỏng cho tới khi số ca mắc COVID-19 tính theo ngày giảm xuống dưới 4.000 ca. Ngày 26/6, Malaysia thông báo có 5.803 ca nhiễm mới, trong đó 5.793 ca lây nhiễm trong cộng đồng.           Indonesia ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất từ trước tới nay, với 21.342 ca, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên là 2.115.304 ca. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 tại Indonesia cũng tăng thêm 409 ca lên tổng cộng là 57.138 ca.  Hiện Indonesia là quốc gia có tổng số ca bệnh và ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á.           Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc thông báo ghi nhận 614 ca mắc mới, trong đó có 570 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới trên 600 ca. Trong vài tháng qua, số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 300 đến 700 ca và không có dấu hiệu cụ thể nào cho thấy chiều hướng dịch bệnh giảm do nhiều ổ dịch nhỏ lẻ vẫn bùng phát trên cả nước. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới của đất nước với các quy định mới về giãn cách xã hội từ ngày 1/7, theo đó nới lỏng các biện pháp hạn chế hoạt động tập trung đông người và cho phép tăng thời gian hoạt động của mọi loại hình dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.           Tại châu Đại Dương, bang New South Wales của Australia thông báo ghi nhận 30 ca mắc mới trong bối cảnh thành phố Sydney và các khu vực lân cận bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa kéo dài 2 tuần nhằm ứng phó với ổ dịch liên quan đến biến thể Delta. Đến nay, tổng số ca nhiễm liên quan đến ổ dịch nói trên đã lên tới 110 ca và hiện còn 2 ca đang chờ kết quả xét nghiệm.

Trước tình hình trên, nước láng giềng New Zealand thông báo  duy trì mức cảnh báo dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại thủ đô Wellington thêm 2 ngày - đến ngày 29/6, do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh từ một du khách Australia có kết quả dương tính với virus sau khi tới thăm thành phố này vào cuối tuần trước. Với mức cảnh báo hiện hành, người dân thành phố Wellington vẫn phải thực hiện các quy định về giãn cách xã hội, trong khi các văn phòng, trường học và công ty kinh doanh vẫn được mở cửa. New Zealand cũng đã quyết định ngừng áp dụng miễn cách ly đối với người nhập cảnh từ Australia trong 3 ngày, bắt đầu từ 26/6.


Tại châu Âu, thủ đô Moskva [Nga] ghi nhận 144 ca tử vong do COVID-19, mức cao nhất ghi nhận được tại một thành phố của Nga kể từ khi đại dịch bùng phát. Tổng số ca tử vong trên toàn nước Nga là 133.282 ca, với 599 ca mới ghi nhận. Số ca nhiễm mới trong ngày 27/6 là 20.538 ca, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 5,4 triệu ca. Moskva hiện là tâm dịch tại Nga, với  khoảng 2.000 người nhập viện mỗi ngày do COVID-19. Thành phố đã huy động 20.000 giường bệnh dành cho bệnh nhân COVID-19, đến nay 14.000 giường đã kín bệnh nhân. Thị trưởng Moskva, ông Sergei Sobyanin, khẳng định biện pháp duy nhất hiện nay để ngăn dịch lây lan là đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quy mô lớn.
Tính đến ngày 26/6, tại Nga mới có 21,2 triệu người trong tổng số khoảng 146 triệu dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/6 đã chỉ thị chính phủ hoàn tất kế hoạch tổ chức tiêm vaccine có thu phí dành cho người nước ngoài tại Nga trước ngày 30/6. Đối với người nước ngoài tới Nga vì mục đích làm việc, Tổng thống Putin yêu cầu báo cáo về kế hoạch tiêm chủng trước ngày 15/7./.

Lê Ánh 


Covid-19: Dịch bùng phát, Việt Nam thực hiện cách ly tại nhà 28 ngày

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Cách ly tập trung được áp dụng triệt để trong các đợt dịch trước, nhưng cách ly tại nhà được coi là phù hợp hơn với diễn biến mới hiện nay.

Tại cuộc làm việc với tỉnh Đồng Nai chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu thí điểm cách ly tại nhà đối với những người được xếp vào diệp F1, tức tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, báo điện tử Chính phủ cho biết.

Chỉ đạo của người đứng đầu chính phủ Việt Nam cho thấy bước dịch chuyển đáng kể trong cách thức phòng chống dịch.

Tại sao cách ly tại nhà?

Làn sóng dịch bệnh thứ tư, được xác định bởi cột mốc ngày 27/4, được coi là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Sau hai tháng, ngành y tế Việt Nam đã xác định có thêm hơn 12.000 ca nhiễm mới; dịch bệnh lan ra nhiều tỉnh thành, đặc biệt nghiêm trọng là TP HCM.

Quảng cáo

Thực tế này cho thấy cách "dập dịch" cũ với phương châm "chống dịch như chống giặc" cần phải có điều chỉnh để phù hợp hơn. Trong đó, cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với người dương tính được coi là một điều chỉnh cần thiết.

Covid-19: TP HCM xác định ‘sống chung với lũ’?

Sài Gòn thành ổ dịch và chuyện 'cây táo nở hoa'

Trả lời báo VnExpress, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế, nói biện pháp "cách ly F1 tại nhà" đã được Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch đưa ra để áp dụng thí điểm tại tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch của TP HCM chiều 25/6, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói rằng TP HCM nên cho các trường hợp F1 đủ điều kiện được cách ly tại nhà để giảm bớt tần suất, mật độ trong các khu cách ly.

Theo ông Sơn, số lượng F1 tại TP HCM tăng rất nhanh khiến một số cơ sở cách ly gặp khó khăn. Sau khi quan sát khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia, ông Sơn nhận xét: "Mặc dù chỉ cách ly 2.000 người thôi nhưng anh em y tế nói kiệt sức rồi. Rác thải vẫn còn ứ đọng, chưa xử lý kịp."

Nguồn hình ảnh, suckhoedoisong.vn

Chụp lại hình ảnh,

Tính đến sáng 28/6 đã có 3.280 ca nhiễm, gần 40.000 người đang cách ly, trong đó khoảng 12.000 người cách ly tập trung, gần 28.000 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú

Trước đó, trong cuộc họp vào giữa tháng 6, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, địa phương hiện có dịch nghiêm trọng nhất nước, cũng đánh giá rằng cách ly tại nhà là khả thi và nên áp dụng.

Tìm kiếm một hình thức cách ly khác bên cạnh cách ly tập trung là bài toán đã được giới chức Việt Nam cân nhắc trong thời gian qua, sau khi hình thức cách ly tập trung tại các cơ sở của nhà nước cho thấy nhiều bất cập và rủi ro.

Rủi ro lớn nhất là lây nhiễm chéo ở trong khu cách ly. Đây là rủi ro hiện hữu, bằng chứng là trong đợt dịch bệnh hiện nay, số ca nhiễm mới tại nơi cách ly tập trung thường chiếm tỉ lệ cao. Rất nhiều người bày tỏ lo ngại rằng khi họ ở nhà là "lợn lành" nhưng đến lúc vào trung tâm cách ly thì thành "lợn què" do tiếp xúc với các ca nhiễm trong đó.

Vấn đề thứ hai là chi phí và cơ sở vật chất không đáp ứng. Nếu trước đây việc cách ly được thực hiện miễn phí hoàn toàn, thì sau này, nhà nước đã thực hiện thu tiền ăn và một số khoản khác khi áp lực lên ngân sách ngày một tăng. Tuy nhiên, khoản thu này không bù đắp được chi phí. Việc vận hành các khu cách ly vốn là cơ sở của quân đội, trường học… vẫn ngốn rất nhiều ngân sách, bên cạnh đó còn làm kiệt quệ đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ quản lý, hỗ trợ.

Nhiều người đi cách ly tập trung cũng phản ánh điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, giãn cách trong khu cách ly không được đảm bảo.

Biến chủng Covid-19 còn nguy hiểm tới đâu trong 12 tháng tới?

TP HCM: Tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Áp lực đối với các khu cách ly đang gia tăng nghiêm trọng trong thời gian gần đây, khi con số ca mới nhiễm mỗi ngày có khi vượt qua 500 người.

Chẳng hạn như riêng tại TP HCM, tính đến sáng 28/6 đã có 3.280 ca nhiễm, gần 40.000 người đang cách ly, trong đó khoảng 12.000 người cách ly tập trung, gần 28.000 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết thành phố đang mở rộng công suất các khu cách ly tập trung tại địa bàn.

Hiện nay, ngoài các khu cách ly tập trung cấp thành phố ở ký túc xá Đại học Quốc gia, Bệnh viện quận 7, Bệnh viện Cần Giờ, hai khu của quân đội và hàng chục ký túc xá, chính quyền TP HCM cũng yêu cầu 21 quận, huyện phải chuẩn bị mỗi địa phương 200 chỗ cách ly tập trung. Riêng thành phố Thủ Đức phải có 600 chỗ đáp ứng nhu cầu cách ly trường hợp tiếp xúc gần ca dương tính.

Cách ly tại nhà như thế nào?

Chụp lại hình ảnh,

Các loại vaccine

Biện pháp cách ly tại nhà được cho là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và kéo dài như hiện nay nhằm hạn chế hoặc tránh những bất cập, rủi ro kể trên.

Tuy nhiên, với đặc thù sinh sống của dân cư Việt Nam, đặc biệt là không gian nhà ở tại các đô thị lớn thường rất chật chội, rủi ro không tuân thủ đúng quy định cách ly hoặc nhà ở không đáp ứng đủ điều kiện an toàn là điều dễ thấy.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trường hợp F1 ở TP HCM được cách ly tại nhà 28 ngày nếu đảm bảo một số điều kiện.

Tranh cãi về ‘vaccine made in Vietnam'

Vaccine Trung Quốc gửi sang Việt Nam: Sứ quán Trung Quốc ‘không hài lòng’

UBND cấp xã tại TP HCM cho phép các F1 cách ly tại nhà nếu họ có nhà ở riêng [biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập]; trước nhà treo biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng "Địa điểm cách ly y tế phòng chống Covid-19". Nhà có phòng cách ly riêng, khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nhà nhiều tầng thì dùng riêng một tầng để cách ly F1. Các hộ gia đình đảm bảo có một phòng khác để nhân viên y tế đến khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe. Việc tiếp tế thực phẩm đảm bảo nguyên tắc không tiếp xúc.

Người cách ly tại nhà phải có cam kết với chính quyền, không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình và động vật nuôi, được bố trí suất ăn riêng, tự đo thân nhiệt hằng ngày, cài đặt các ứng dụng theo dõi sức khỏe và báo ngay cơ quan y tế nếu có vấn đề về sức khỏe.

Tại cuộc họp mới đây, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết việc giám sát F1 tại nơi ở giúp người bị cách ly có tâm lý nhẹ nhàng, nhà nước đỡ chuẩn bị cơ sở để cách ly tập trung khi số F1 tăng cao.

Về tình hình dịch bệnh, theo thống kê của Bộ Y tế đến sáng 28/6, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 15.740 bệnh nhân kể từ khi dịch xuất hiện, gồm: 13.971 ca ghi nhận trong nước và 1.769 ca nhập cảnh. Số ca tử vong là 76.

Riêng trong đợt dịch thứ tư tính từ ngày 27/4 đến nay, số ca nhiễm mới ở trong nước là 12.401.

Video liên quan

Chủ Đề