Đánh giá tác động môi trường than bùn vĩnh phúc năm 2024

Than bùn gồm 2 kiểu, đó là than bùn đầm lầy ven biển cổ và than bùn đầm lầy ven biển mới, được đặc trưng bằng các điều kiện thành tạo địa chất khác nhau.

1.1.Than bùn đầm lầy ven biển cổ (mabQ 22-3)

  1. Khu vực ven biển miền Trung: bao gồm chủ yếu các mỏ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, thường nằm giữa các cồn cát trắng hay cồn cát cổ. Đây là những trũng thấp, nguyên là di tích của các vùng vịnh cũ hay đầm phá cũ. Các mỏ kiểu này có diện phân bố hẹp, đáy của than bùn có cấu tạo phẳng hay lõm xuống, độ cao tuyệt đối nhỏ, đặc trưng là hệ thống “đầm – phá” như phá Tam Giang ở Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
  1. Vùng đồng bằng Cửu Long: kiểu đầm lầy ven biển cổ là di tích của vũng vịnh nay đã bị cô lập hoá, thường bị ngập lũ trong mùa mưa và có vai trò như những hồ chứa nước rộng lớn (vùng Tứ giác Long Xuyên và rừng U Minh). Các mỏ than bùn tiêu biểu là U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) và U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang). Lớp than bùn có độ dày từ 1 – 4m và có diện tích phân bố rất lớn, hàng chục đến hàng trăm kilomet vuông.

1.2. Than bùn đầm lầy ven biển mới (mbQ 23)

Đầm lầy ven biển mới ở Trung Bộ nằm giữa các dải cồn cát trắng xám vàng, trên các bãi thuỷ triều dọc theo các đầm phá hiện tại, phân bố chủ yếu từ Quy Nhơn (Bình Định) đến Ninh Thuận. Vật liệu cấu tạo nên các đầm lầy chủ yếu là cát hoặc bùn, nhưng không phong phú như ở các đầm lầy Nam Bộ, mà ở trạng thái cằn cỗi.

Đầm lầy ngập mặn ở Nam Bộ phân bố từ Vũng Tàu đến Năm Căn (Cà Mau), tiêu biểu là rừng Sác Cần Giờ (Gia Định). Đôi nơi do sự tích lũy dồi dào chất hữu cơ đã hình thành các vỉa than bùn rộng lớn, nhưng hầu hết có chất lượng thấp do lẫn nhiều sét và cát.

Nhìn chung các mỏ than bùn đầm lầy ven biển cổ có chất lượng khá tốt và không chênh lệch nhau nhiều lắm. Than bùn có độ tro tương đối thấp, chất bốc và nhiệt lượng cao, hàm lượng các độc tố thấp và thành phần có ích (axit humic, N, K và P) cao. Trong khi đó, loại than bùn đầm lầy ven biển mới có chất lượng thấp hơn do lẫn nhiều sét và cát và còn nhiều xác thực vật chưa phân huỷ, ít có giá trị công nghiệp.

1.3. Trữ lượng than bùn ven biển

Cho đến nay đã xác định được 46 mỏ và biểu hiện than bùn ven biển, phân bố trên diện tích 51.010 ha với tổng trữ lượng là 395, 020 triệu tấn, trong đó than bùn đầm lầy ven biển cổ có diện tích 35.022 ha và trữ lượng 322,7 triệu tấn. Trữ lượng than bùn của các tỉnh (chủ yếu ở đồng bằng Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ) thể hiện ở bảng dưới đây (bảng 1) sau khi đã chuyển đổi theo bảng “Phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 7 tháng 6 năm 2006.

2. Các biện pháp khai thác

Một mỏ than bùn trước khi khai thác cần phải được đánh giá dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như diện tích phân bố, bề dày, vấn đề giao thông dễ hay khó, khai thác có ảnh hưởng đến đất nông nghiệp hay không, nguyên liệu được sử dụng vào mục đích gì. Để khai thác có hiệu quả, cần quan tâm tới một số vấn đề sau đây:

Đánh giá tác động môi trường than bùn vĩnh phúc năm 2024

2.1. Điều kiện kỹ thuật khai thác

- Hệ thống giao thông: Than bùn thường nhẹ, nên chỉ với một khối lượng tương đối nhỏ, đã chiếm một thể tích rất lớn. Do đó vấn đề chuyên chở rất quan trọng.

- Tiêu thoát nước: Thông thường, nơi các mỏ than, để tiêu nước, phải đào kênh hạ thấp mực nước trong mỏ. Nếu còn nước, có thể đắp đê bao và bơm nước cho khô trước khi khai thác. Ngoài ra, hệ thống đê bao kiên cố còn ngăn chặn được hiện tượng nước biển tràn vào mỏ lúc triều cường.

- Mặt bằng: là nơi chứa và phơi than, cũng là xưởng sản xuất. Để phơi khô đến độ ẩm cần thiết, cứ 1m 3than bùn cần một diện tích khoảng 10m 2. Do đó, nếu khai thác 15:20 nghìn m 3một lúc, cần một diện tích sân phơi lên tới hàng nghìn m 2.

2.2. Khai thác

Việc khai thác nên bắt đầu từ một đầu và hướng từ phần thấp lên phần cao. Nên khai thác theo phương pháp cuốn chiếu.

- Khai thác thủ công: phương pháp đơn giản nhất mà hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng. Dùng cuốc, xẻng xúc than bùn đổ lên ghe, lên thuyền rồi chở đi.

- Khai thác bằng cơ giới: khai thác công nghiệp với năng suất cao, nhưng điều cơ bản là phải đồng bộ từ khâu chuẩn bị bãi chứa nguyên liệu, đến sân phơi, nhà xưởng, trong thiết bị và phương tiện vận tải.

2.3. Công nghệ chế biến: than bùn sau khi khai thác phải qua công nghệ chế biến rất công phu mới tạo thành sản phẩm hàng hoá

- Chế biến than bùn làm phân bón, dạng kết hợp khoáng dinh dưỡng trên nền than bùn đã được xử lý. Tuỳ theo loại cây trồng trên các vùng đất canh tác khác nhau sẽ xây dựng quy trình chế biến thích hợp và có thể bổ sung thêm các yếu tố vi lượng. Có 2 quy trình công nghệ đã được áp dụng là sản xuất phân khoáng - hữu cơ và sản xuất phân vi sinh - hữu cơ. Hiện nay đã có hàng chục cơ sở khai thác than bùn và sản xuất phân vi sinh - hữu cơ hoặc phân khoáng - hữu cơ với các nhãn hàng hoá khác nhau hàng năm đã cung cấp cho đồng ruộng hàng vạn tấn phân chất lượng cao, vừa góp phần tăng năng suất cây trồng, vừa góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

- Công nghệ chế tạo chất kích thích tăng trưởng: thực chất là sản xuất các muối humat hoà tan từ nguyên liệu than bùn. Công nghệ sản xuất các muối humat được tiến hành dưới dạng dung dịch và dạng bột hoà tan. Các dung dịch chất kích thích tăng trưởng humat có thể dùng để phun lên lá hoặc phun vào gốc cây.

- Công nghệ chế biến than hoạt tính từ than bùn: là quá trình xử lý qua các công đoạn than hoá và hoạt hoá nhằm loại bỏ các chất có nhựa và tạo ra các lỗ xốp trong than. Than bùn U Minh chứa hàm lượng tro và sulfua thấp đã được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính và đã thu được sản phẩm đạt chất lượng cao (diện tích bề mặt riêng từ 486m 2/g đến 620m 2/g, hấp thụ C 6H 6từ 3,16 – 4,04mM/g). Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm bằng các thiết bị hiện đại cho thấy: Than hoạt tính từ than bùn và các sản phẩm biến tính từ nó có thể dùng để xử lý nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, có khả năng lọc mùi, lọc màu, lọc các chất hữu cơ hoà tan, lọc các ion kim loại nặng, khử trùng v.v. trong công nghệ xỷ lý nước sinh hoạt. Sản phẩm than hoạt tính từ than bùn phối trộn với một số phụ gia khác có giá thành tương đối thấp, thị trường nông thôn và miền núi có thể chấp nhận được.

3. Những giải pháp cơ bản giảm thiểu tác động xấu tới môi trường

Than bùn là một loại tài nguyên quý, là một dạng nguyên liệu để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường và công nghiệp hoá dược. Việc khai thác than bùn rất được chú trọng trên thế giới, đặc biệt đối với các nước thuộc Liên Xô cũ, Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, CHLB Đức, Mỹ và Canađa… Tuy nhiên, khai thác than bùn thường dẫn đến một số hậu quả xấu như làm giảm diện tích đất canh tác, ảnh hưởng đến thảm thực vật, đến môi trường nước, môi trường khí v.v… Đấy là chưa kể tình trạng khai thác lộn xộn, không có giấy phép, không theo quy hoạch ở một số địa phương nước ta trong thời gian qua đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng hơn nhiều. Qua tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học, chúng tôi xin nêu lên một số biện pháp nhằm khai thác hiệu quả than bùn ven biển, nhưng vẫn giữ được sự ổn định về cảnh quan môi trường sinh thái, như sau:

- Lập báo cáo tiền khả thi với việc xác định chi tiết về trữ lượng, chất lượng và điều kiện kỹ thuật khai thác đối với từng khu mỏ trên bản đồ, cũng như ngoài thực tế.

- Đối với các mỏ than bùn có chiều dày nhỏ (< 1m) nên tiến hành khai thác thủ công kết hợp với bơm tháo khô.

- Đối với những mỏ than bùn có lớp phủ dày, cần có biện pháp xử lý bốc xúc đất phủ trước khi khai thác. Nên áp dụng phương pháp khai thác cuốn chiếu, dùng lớp phủ của ô này để lấp xuống ô đã khai thác bên cạnh và cứ thế tiến dần.

- Nơi các mỏ than bùn đã khai thác, cần tiến hành san lấp, hoàn thổ, kết hợp với các công trình khác như giao thông, thuỷ lợi, hồ nuôi trồng thuỷ sản, hồ chứa nước, khu du lịch sinh thái…

- Bên dưới than bùn, đặc biệt các mỏ ở vùng Tứ giác Long Xuyên, thường là tầng phèn tiềm tàng. Để ngăn cản sự tiếp xúc của không khí với tầng phèn này cần có biện pháp như: chừa lại vài tấc than bùn ở lớp đấy và cho ngập nước vào ô khai thác.

- Tại một số mỏ than bùn hiện nay có tán rừng phát triển cao, nên rất dễ bị cháy, nhất là vào mùa khô. Để giảm thiểu tình trạng này cần đào các kênh mương xung quanh các khu rừng đặc dụng, hạn chế tình trạng cháy rừng dẫn đến cháy than bùn.

- Trước lúc khai thác than bùn cần phải tập báo cáo “Đánh giá tác động môi trường”. Trong đó phải được thể hiện đầy đủ các yếu tố như mức độ biến đổi cảnh quan thiên nhiên trong vùng, sự thay đổi chế độ nước vào mùa mưa và mùa khô, sự nhiễm bẩn môi trường khí, mức độ giảm độ phì nhiêu của đất trồng và các ảnh hưởng tiêu cực khác.

- Cần phải đưa các hoạt động khai thác than bùn vào quy hoạch, tuân thủ các quy định trong Luật khoáng sản (sửa đổi) đã được Nhà nước ban hành, nhất là khi các mỏ than bùn đã được giao cho các địa phương quản lý.

4. Kết luận

Trong những năm qua, nói đến khoáng sản ven biển, người ta thường chỉ chú ý nhiều đến sa khoáng titan – ilmenit và một vài địa phương đã tổ chức khai thác ồ ạt, dẫn đến những tổn thất rất nặng nề về môi trường, gây nên sự hoang mang lo lắng trong dư luận. Đây là lần đầu tiên vấn đề khai thác than bùn ven biển được đề xuất, cùng với việc giới thiệu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Tin rằng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tăng cường đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác than bùn ven biển trong thời gian tới sẽ mang lại hiệu quả to lớn, tạo thành đòn bẩy kinh tế cho nhiều địa phương, đặc biệt đối với vùng Tây Nam Bộ, nơi có tiềm năng than bùn khổng lồ, nhưng chưa được khai thác, sử dụng đúng mức.