Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Chiều nay có một bạn làm CSR hỏi mình “có nên làm thêm về chất lượng khi công việc chính của em là CSR và sếp mới giao thêm em việc hỗ trợ soạn quy trình cho bên QA, em sợ làm thêm sẽ không tập trung vào công việc chính”

Ừ thì đây là một trăn trở hầu hết của mọi người khi đi làm, có làm thêm việc không đúng chuyên môn của mình ? Tiện thể mình cũng ấp ủ 1 bài viết về Chất lượng mà cả 02 năm rồi mình bận rộn quá chưa viết. Mình muốn viết một bài giới thiệu cơ bản về lĩnh vực chất lượng.

Thế QC, QA và QM là gì ?

QC là viết tắt của Quality Control, tiếng việt gọi là Kiểm Soát Chất lượng, các công việc liên quan là KCS

QA là Quality Assurance, dịch là Đảm bảo Chất lượng,

QM là Quality Management, dịch là Quản lý Chất Lượng.

Theo ISO 9000 - Tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng, QC và QA được định nghĩa như sau:

QC is a set of activities intended to ensure that quality requirements are actually being met. Quality control is one part of quality management. Tạm dịch là tập hợp các hoạt động để đảm bảo các yêu cầu chất lượng được đáp ứng. QC là một phần trong QM.

Quality assurance is a set of activities intended to establish confidence that quality requirements will be met. QA is one part of quality management. Tạm dịch là tập hợp các hoạt động để đảm bảo việc thiết lập độ tin cậy để các yêu cầu chất lượng được đáp ứng. QA là một phần trong quản lý chất lượng.

Nghe thật là trừu tượng và lùng bùng quá đúng không ? Diễn giải 1 các đơn giản theo phương pháp Bà Ngoại thì bạn nên nhìn vào Hình minh Họa bên trên.

QC là việc xác nhận các yêu cầu chất lượng của sản phẩm có được đáp ứng hay không, thiên về chất lượng sản phẩm nhiều hơn và các hoạt động chủ yếu là kiểm tra chát lượng sản phẩm ví du như kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm tra trong quá trình sản xuất và kiểm tra thành phẩm. QC là cho biết sản phẩm đạt hay không đạt so với yêu cầu đề ra ví dụ, chiều rộng của cuộn vải là 25 cm, đạt yêu cầu so với chuẩn là 25+/- 2cm

QA là xây dựng và đảm bảo các yêu cầu chất lượng được đảm bảo, thiên về quy trình nhiều hơn. QA là đưa ra quy trình kiểm, và các chuẩn mực đạt/ không đạt cho từng khâu để đảm bảo sản phẩm cuối cùng ra đạt yêu cầu.

Ví dụ đối với kiểm tra đầu vào 1 lô hàng vải nhập về thì lấy bao nhiêu mẫu kiểm, kiểm theo phương pháp nào, dụng cụ kiểm là gì, chuẩn chiều dài, chiều rộng là bao nhiêu …

Ví dụ, kiểm tra trong quá trình sản xuất, inline inspection,các chỉ tiêu chất lượng trong khâu cắt là gì ? chiều dài áo bao nhiêu, chiều rộng bao nhiêu, kiểm 100% hay kiểm theo % ? …

Ví dụ, kiểm tra thành phẩm, cái áo này đường may có bị lỗi ngoại quan như co dúm, tà có bị lệch, đúng size S hay M hay L, có bị dơ …, kiểm bao nhiêu mẫu…

Còn QM là bao gồm quality planning (hoạch định chất lượng), QA, QC và cải tiến liên tục, nghĩa là bao gồm các quy trình, công cụng và kỹ thuật để đảm bảo đầu ra và các lợi ích của các quy trình trong tổ chức đáp ứng được yêu cầu khách hàng và các yêu đặt ra.

Nói nôm na là đảm bảo chất lượng cho các quy trình trong tổ chức từ khâu nhận đơn đặt hàng của khách hàng, thiết kế, chạy thử, mua hàng, lưu kho, sản xuất, kiểm tra và giao hàng để sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng được đáp ứng.

Hiện tại nhiều công ty vẫn không dùng đúng khi tuyển dụng nhiều khi chức danh đó đúng ra là QA Manager thì lại để QC Manager, nếu đúng định nghịa thì QC Manager là chỉ là trưởng nhóm kiểm hàng thôi, không có trách nhiệm đưa ra chuẩn kiểm, và ko có trách nhiệm đánh giá hệ thống hay viết quy trình.

Còn nếu một QA Manager mà phải xây dựng hệ thống ISO 9000 thì chức danh phải là QMS Manager thì đúng hơn vì họ làm công việc của QM mà đâu có gói gọn trong mỗi việc QA đâu thôi, có nghĩa là phải phối hợp với các manager khác xây dựng phê duyệt quy trình thiết kế, mua hàng, bán hàng ….

Thế còn QM hỗ trợ như thế nào cho HSE và CSR

Về E - environment trước đi, ví dụ nguyên liệu mua vào thân thiện môi trường và sản phẩm lỗi ít thì rác thải đầu ra thế nào ?

Về H - nguyên vật liệu không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động

Về S - thiết kế quy trình sản xuất và máy móc, dụng cụ tốt thì giảm bớt các rủi ro cho người vận hành

CSR - hoạch định kế hoạch sản xuất tốt, sản phẩm lỗi ít, thì không phải tăng căng thì không vi phạm tăng ca vượt giờ, chi phí sản xuất kiểm soát tốt thì luôn trả lương đúng luật và không tăng ca thì người lao động không mệt mỏi không bị tai nạn lao động

QA là là thuật ngữ chỉ những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, họ tiến hành kiểm soát quy trình sản xuất nhằm mang lại sản phẩm tuyệt vời nhất cho khách hàng. QA trong tiếng Anh là Quality Assurance.

Cùng với việc kiểm tra, nhân viên QA cũng sẽ nghiên cứu các công nghệ, công cụ và quy trình kiểm tra mới. Hợp tác chặt chẽ với nhóm phát triển và sản phẩm cũng như các bên liên quan khác trong quy trình QA, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao và rủi ro thấp.

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Vai trò của QA

QA là một phần thiết yếu của vòng đời phát triển sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao nhất có thể. Một số vai trò mà người kiểm tra QA đóng góp cho các tổ chức bao gồm:

Tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả

Thử nghiệm QA trong suốt quá trình phát triển giúp xác định sớm các vấn đề. Việc sửa lỗi và khắc phục sớm các vấn đề trong vòng đời sản phẩm có thể ít phức tạp hơn nhiều.

Bảo vệ danh tiếng thương hiệu

Nhân viên QA sử dụng các kỹ năng của họ để dự đoán những gì có thể xảy ra và ngăn chặn những điều đó. Điều này giúp doanh nghiệp không phải phát hành một sản phẩm bị trục trặc, gặp sự cố khi có quá nhiều người sử dụng sản phẩm đó cùng một lúc hoặc mang lại trải nghiệm người dùng (UX) tiêu cực.

Thử nghiệm QA giúp sản phẩm phát triển an toàn

Khả năng mở rộng rất quan trọng đối với một nhân viên QA. Một phần quan trọng trong vai trò của họ là đảm bảo các tính năng bổ sung sẽ không ảnh hưởng đến bảo mật hoặc UX. Với thử nghiệm hiệu quả, doanh nghiệp sẽ sở hữu một sản phẩm mà có thể giúp họ mở rộng quy mô.

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Mô tả công việc của nhân viên QA

  • Thiết lập, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp như hệ thống ISO 9001, ASME,... bao gồm quy trình hệ thống chất lượng, sổ tay chất lượng, hướng dẫn công việc cụ thể theo quy trình và biểu mẫu quản lý chất lượng
  • Đánh giá định kỳ về hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo hệ thống đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và đưa ra các giải pháp cải tiến nếu cần thiết
  • Tham gia cải tiến sản xuất và cập nhật tiêu chuẩn chất lượng mới để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường
  • Nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm, đảm bảo quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn
  • Phối hợp với đội ngũ nhân viên QC (Quality Control) để giám sát quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Phối hợp với bộ phận sản xuất để đưa sản phẩm đến khách hàng.
  • Đề xuất giải pháp cải tiến cơ chế quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Những vị trí công việc trong QA

QA là một ngành rất cần nhân lực, các doanh nghiệp ngày nay đều cần đến các nhân viên QA để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu trải nghiệm của người dùng. Một số vị trí công việc phổ biến phải kể đến như:

Nhân viên QA

Có trách nhiệm thực hiện kiểm định chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, phát triển phần mềm,...

QA/ Tester

Vị trí Tester trong QA là người thực hiện kiểm thử chất lượng sản phẩm, phần mềm,...

QA Engineers

QA Engineer (Quality Assurance Engineer) chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ bằng cách thực hiện kiểm thử, quản lý quy trình, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã đặt ra.

QA Supervisor

QA Supervisor là vị trí quản lý trong lĩnh vực QA. Những người này có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động kiểm thử chất lượng trong doanh nghiệp.

QA Manager (Trưởng phòng QA)

Trưởng phòng QA là vị trí quản lý, chịu trách nhiệm chung về chất lượng sản phẩm, quản lý toàn bộ các hoạt động kiểm thử chất lượng trong doanh nghiệp.

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Học ngành gì để làm QA?

Theo một số thống kê, 66% người kiểm tra QA có bằng cử nhân, 16% có bằng thạc sĩ và 10% có bằng liên kết. Thông thường, họ học các ngành liên quan đến Khoa học máy tính, Kinh doanh, Ứng dụng máy tính hoặc Công nghệ thông tin. Nhiều người cũng có thể trở thành nhân viên QA mà không cần bằng cấp bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn khác của nhà tuyển dụng, chẳng hạn như chứng chỉ ngành hoặc kinh nghiệm thực tế.

Để trở thành một nhân viên QA chuyên nghiệp, ứng viên cần được đào tạo bài bản các kiến thức nền tảng về quản lý chất lượng. Bên cạnh đó mỗi người còn phải tự trang bị cho mình những kiến thức về sản phẩm của doanh nghiệp.

QC là gì?

QC là kiểm soát chất lượng, bộ phận này làm việc trong các nhà máy sản xuất với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tân tiến. Họ sẽ thực hiện kiểm tra và rà soát chất lượng của sản phẩm. Một quy trình sản xuất mà QA đưa ra sẽ cần kiểm tra chất lượng ở 3 giai đoạn. Bao gồm giai đoạn nhập đầu vào, giai đoạn sản xuất, giai đoạn bán ra. Lúc này, bộ phận QC sẽ được phân ra và làm việc thuộc từng giai đoạn. QC trong tiếng Anh là viết tắt của Quality Control.

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Vai trò của QC

Kiểm soát chất lượng (QC) giúp kiểm tra các đơn vị như độ ẩm, trọng lượng, nhiệt độ,... và xác định xem chúng có đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho sản phẩm cuối cùng hay không. Với mục đích là để xác định bất kỳ nhu cầu nào đối với các hành động cần khắc phục trong quá trình sản xuất. Kiểm soát chất lượng tốt giúp các công ty đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tốt hơn và giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng rất tốn kém và tốn nhiều thời gian. Nếu không có QC, sản phẩm có thể không đáp ứng được các tiêu chuẩn và có thể không an toàn. Khi bán các sản phẩm bị lỗi, doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về thương tích, các vấn đề phát sinh do sử dụng sản phẩm của mình. QC giúp đảm bảo xác định các sản phẩm bị lỗi và đưa ra những nguyên nhân nhằm khắc phục, cải tiến.

Bên cạnh đó, thử nghiệm ở các giai đoạn sản xuất khác nhau giúp doanh nghiệp xác định nơi xảy ra sự cố sản xuất cũng như đưa ra đề xuất nhằm khắc phục để ngăn chặn sự cố đó trong tương lai.

Mô tả công việc cụ thể của nhân viên QC

Bên cạnh việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, các chuyên viên kiểm soát chất lượng cần đảm bảo trật tự và năng suất trong tổ chức, một số công việc cụ thể như:

  • Đọc bản thiết kế và thông số kỹ thuật để hiểu yêu cầu sản xuất, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
  • Giám sát các hoạt động trong quá trình sản xuất
  • Đề xuất điều chỉnh quy trình sản xuất hoặc lắp ráp để cải thiện hiệu quả sản xuất
  • Kiểm tra, thử nghiệm vật liệu/ sản phẩm được sản xuất để đảm bảo chất lượng
  • Vận hành thiết bị và các phần mềm kiểm định điện tử
  • Chấp nhận hoặc từ chối các mặt hàng đã hoàn thành dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng đã định sẵn
  • Có thể loại bỏ các sản phẩm và vật liệu không đáp ứng các thông số kỹ thuật
  • Báo cáo dữ liệu kiểm tra và thử nghiệm, trong đó bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, trọng lượng, cấp độ, số lượng,...

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Vị trí công việc phổ biến của QC

Trong QC thường có 2 bộ phận chính, bao gồm:

  • Manual QC: Nhân viên ở vị trí này thực hiện kiểm tra chất lượng, ghi nhận kết quả, đưa ra các giải pháp cải tiến. Vị trí này không bắt buộc phải có kỹ năng lập trình.
  • Automation QC: Vị trí này thực hiện thiết lập và chạy các công cụ kiểm tra tự động, trong từng giai đoạn cụ thể. Vị trí này đòi hỏi phải có kỹ năng lập trình.

Lĩnh vực nào cần nhân viên QA, QC?

Lĩnh vực IT

Trong lĩnh vực IT, QA, QC thường được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm, kiểm thử phần mềm, triển khai và bảo trì hệ thống. Trách nhiệm của họ là đảm bảo chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO, CMMI, V-model,...

Việc có quy trình kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực IT giúp đảm bảo các sản phẩm phần mềm/ dịch vụ công nghệ thông tin đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu rủi ro về lỗi phần mềm, tăng tính ổn định và khả năng mở rộng của hệ thống, giảm thiểu chi phí bảo trì và nâng cấp hệ thống sau khi triển khai.

Thực phẩm

Trong lĩnh vực thực phẩm, quy trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng thường được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, và vận chuyển thực phẩm. Theo đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo đúng với quy định.

Việc có quy trình QA, QC giúp đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu sai sót, thương tích cho người tiêu dùng, đảm bảo an toàn và độ tin cậy của sản phẩm.

Lĩnh vực xây dựng

Hoạt động kiểm soát chất lượng thường được thực hiện trong từng giai đoạn của quá trình xây dựng, bao gồm: kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm tra thiết kế kỹ thuật, kiểm tra thi công, kiểm tra bảo trì và sửa chữa. Các nhân viên QC sẽ thực hiện các hoạt động kiểm tra, đo đạc, phân tích và đưa ra các giải pháp khắc phục nếu phát hiện ra các lỗi hoặc vấn đề trong quá trình xây dựng.

Hoạt động đảm bảo chất lượng thường được thực hiện trong giai đoạn thiết kế và lập kế hoạch xây dựng. Các nhân viên QA sẽ thực hiện các hoạt động đánh giá, phân tích thiết kế, dự đoán rủi ro và đưa ra các giải pháp để đảm bảo rằng công trình được thiết kế và xây dựng đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và bền vững.

Lĩnh vực may mặc

QC cần thực hiện trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất, bao gồm việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thiết kế, quá trình sản xuất và kiểm tra thành phẩm cuối cùng. Trong khi đó, các nhân viên QA sẽ thực hiện các hoạt động đánh giá, phân tích thiết kế, đưa ra các giải pháp để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và thẩm mỹ.

Việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực may mặc giúp đảm bảo thành phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu sản phẩm lỗi.

Dược phẩm

Dược phẩm là ngành đòi hỏi sự cẩn thận cao, bất kỳ một sai sót nhỏ nào cũng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, QA và QC đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp này. Họ cần đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, từ khâu nghiên cứu, phân tích, sản xuất, vận chuyển,...

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Kỹ năng cần có của nhân viên QA, QC

Cẩn thận, tỉ mỉ

Một yêu cầu quan trọng cần có của nhân viên QA, QC cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất. Điều này đòi hỏi một sự cẩn thận và tỉ mỉ đáng kể từ người làm QA, QC vì một lỗi nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì vậy, ngoài việc nhìn tổng thể bao quát bên ngoài, các nhân viên cần phải tập trung vào các chi tiết nhỏ để đảm bảo rằng không có gì bị bỏ sót, sai sót.

Kiên nhẫn

Công việc của các nhân viên QA, QC thường đòi hỏi kiểm tra một loạt các chi tiết và tiến trình sản xuất, đôi khi cần phải thực hiện nhiều lần để đảm bảo rằng kết quả là chính xác. Việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng thường là một công việc tốn thời gian, đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn, đặc biệt khi cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Khi phát hiện ra sự cố, các nhân viên QA và QC cần phải giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, không nản lòng, đầu hàng trước những thách thức trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng giao tiếp

Vì các nhân viên QA, QC thường là người đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra trước đó, họ cần phải liên lạc với các bộ phận khác để hiểu được yêu cầu của khách hàng, thảo luận về các vấn đề liên quan đến chất lượng và giải quyết các vấn đề phát sinh. Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng lắng nghe, thảo luận, trao đổi thông tin và giải quyết xung đột hiệu quả.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian bao gồm việc ưu tiên công việc, lên lịch làm việc hợp lý, phân bổ thời gian, hoàn thành công việc theo đúng thời hạn. Nhân viên QA cần phải có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo rằng các công việc được thực hiện đúng thời hạn và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra trước đó.

Kỹ năng quan sát

Vì công việc của nhân viên QA, QC liên quan đến việc đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra trước đó, họ cần phải có khả năng quan sát kỹ lưỡng để phát hiện các lỗi, vấn đề liên quan đến chất lượng.

Kỹ năng quan sát bao gồm khả năng tập trung, chú ý đến chi tiết, phát hiện các vấn đề nhỏ và khó nhận biết. Kỹ năng này giúp họ đưa ra các đánh giá, quyết định đúng đắn, đảm bảo đưa ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng nhất.

Liên tục học hỏi

Những người làm trong lĩnh vực này cần phải liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức để đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng mới nhất của ngành công nghiệp. Công nghệ và các phương pháp thử nghiệm chất lượng liên tục được cải tiến và phát triển. Do đó, nhân viên QA cần phải cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng được các yêu cầu và thách thức mới.

Liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức còn giúp nhân viên nâng cao năng lực, chuyên môn của mình, giúp họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực và đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp. Việc tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới và các phương pháp tiên tiến cũng giúp nhân viên QA tăng tính sáng tạo và sự đổi mới trong công việc của mình.

Trung thực

Trung thực cũng là một trong những đặc tính cần thiết để xây dựng được lòng tin và tạo điều kiện tốt nhất cho sự hợp tác và làm việc trong một tổ chức. Các nhân viên QA, QC cần phải trung thực trong việc đưa ra đánh giá về chất lượng sản phẩm vụ và báo cáo các lỗi, vấn đề liên quan đến chất lượng một cách chính xác và đầy đủ.

Bên cạnh đó, trung thực còn giúp nhân viên QA, QC giữ được tính chuyên nghiệp và đạo đức trong công việc, đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty và tạo được uy tín với khách hàng.

Qa là viết tắt của từ gì năm 2024

Phân biệt QA và QC

QA và QC thường bị nhầm lẫn với nhau. QC - Kiểm soát chất lượng là kiểm tra sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng. Đảm bảo chất lượng - QA là kiểm tra các quy trình và thực hiện các thay đổi đối với các quy trình để dẫn đến sản phẩm cuối cùng.