Đạo đức là gì cho ví dụ năm 2024

Khái niệm về đạo đức và hành vi đạo đức:Đạo đức là gì?

-Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội quy định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa con người với xã hội và giữa người với nhau trong các mối quan hệ xã hội, chính trị khác nhau. -Triết học Mác- Lênin khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. -Hình thái ý thức xã hội bao gồm nhiều loại và mỗi loại đều phản ánh tồn tại xã hội nhưng qua những khía cạnh khác nhau, như khoa học nằm trong ý thức xã hội nhưng phản ánh tồn tại xã hội qua hệ thống tri thức khoa học, chân lí khách quan. Nghệ thuật phản ánh tồn tại xã hội thông qua các hình ảnh nghệ thuật, cácrung động nghệ thuật…-Đạo đức cũng là một trong những hình thái của ý thức xã hội nhưng phản ánh tồn tại xã hội qua các chuẩn mực đạo đức, từ chuẩn mực đạo đức quy định cách ứng xử, cách quan hệ giữa con người với xã hội và con người với nhau trong các chế độ xã hội chính trị khác nhau. Cho nên xã hội thay đổi, chuẩn mực đạo đức thay đổi thì cách ứng xử, cách quan hệ của con người với xã hội và với nhau cũng khác nhau. -Như vậy có thể hiểu: Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực đạo đức do con người tự đề ra và thực hiện một cách tự giác quy định cách nhìn nhận, đánh giá quan hệ giữa con người với xã hội và con người với con người trong xã hội nhấtđịnh.

Hành vi đạo đức là gì?

-Hành vi đạo đức là hành động tự giác được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.

-Về mặt tâm lí có ba tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi của học sinh là hành vi đạo đức hay không?-Tiêu chuẩn thứ nhất – Tính tự giác của hành vi:-Hành vi được thực hiện có tự nguyện hay không ? -Ví dụ nhặt được của rơi trả lại người mất của học sinh tiểu học chỉ được coi là hành vi đạo đức khi các em thực hiện hành vi trả tự nguyện chứ không phải do sự bắt buộc của người lớn hoặc thầy cô giáo trong nhà trường.-Tính tự giác của hành vi được thể hiện ở chỗ: Chủ thể của hành vi đạo đức nhậnthức được ý nghĩa, mục đích hành vi của mình và chủ thể hoàn toàn hành động bởi sự thúc đẩy của những động cơ chính nội tâm bản thân mình.-Tiêu chuẩn thứ hai – Tính có ích của hành vi, thể hiện ở chỗ hành vi đó có đem lại lợi ích, sự phát triển của tập thể và cộng đồng người hay không? Đến mức độ nào?-Ví dụ hành vi giúp bạn khi bạn gặp khó khăn. “Hai bạn cõng nhau đi học” đem lại lợi ích sự phát triển cho bạn bè , người xung quanh và đặc biệt có ích lợi trong việc khẳng định một lẽ sống, một chuẩn mực đạo đức của xã hội. Điều cần chú ý là tính ích lợi phụ thuộc vào thế giới quan, đặc biệt là nhân sinh quan của chủ thể con người.-Tiêu chuẩn thứ ba – Tính không vụ lợi của hành vi, thể hiện ở chỗ : hành vi của người vì xã hội, lấy lợi ích của xã hội làm trung tâm, biết cân đối lợi ích giữa cánhân và xã hội.-Ví dụ giúp đỡ người nghèo khổ xuất phát từ tâm của bản thân chứ không vì được người khác khen đánh giá tốt.-Điều đáng lưu ý trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là khi xem xét, đánh giá hành vi đạo đức của học sinh tiểu học không đánh giá cứng nhắc, siêu hình từng tiêu chuẩn một mà có sự kết hợp biện chứng cả ba tiêu chuẩn để đánhgiá thì mới phân biệt được, xác định đúng được hành vi đó là đạo đức hay phi đạo đức.

Đạo đức là gì cho ví dụ năm 2024
Đạo đức là gì cho ví dụ năm 2024

-Đạo đức là một phạm trù lịch sử bao giờ cũng thể hiện tính giai cấp, tính lịch sửnhất định. Mỗi xã hội có một hệ thống quan niệm đạo đức, tồn tại dưới hình thức những hành vi đạo đức, trong nền văn hóa dân tộc và nhân loại.

Đạo đức là gì cho ví dụ năm 2024