Dây cà ra dây rau muống nghĩa là gì năm 2024

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.

Có 5 phương châm hội thoại chính như sau:

1/ Phương châm về chất

Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:

– Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.

– Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên.

– Dùng để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”.

– Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.

2/ Phương châm về lượng

Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Một số điểm cần lưu ý gồm:

– Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chuẩn xác.

– Nội dung dài, ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.

3/ Phương châm cách thức

Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.

4/ Phương châm quan hệ

Khi hội thoại, tranh luận, cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.

5/ Phương châm lịch sự

Tùy người giao tiếp với mình có vai vế, cấp bậc như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu thích hợp nhất.

Đặc điểm của phương châm hội thoại

Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, Quý vị cần chú ý một số đặc điểm sau:

– Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.

– Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.

– Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng Quý vị phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

– Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.

Dây cà ra dây muống là gì?

Để giúp Quý vị giải đáp dây cà ra dây muống là phương châm gì? chúng tôi chia sẻ về ý nghĩa thành ngữ dây cà ra dây muống.

Ý nghĩa của câu tục ngữ: “Dây cà ra dây muống” là diễn tả từ cách nói chuyện đến cách viết từ chuyện này lan man sang chuyện khác một cách dài dòng, và rắc rối. Không giống như câu tục ngữ: “Dây cà ra dây muống” thì câu thành ngữ: “Ăn không nói có”, “ăn đơm nói đặt” là thành ngữ nhắc tới những người nói không đúng sự thật, bia chuyện vu khống cho người khác. Vì thế, tuy câu tục ngữ trên có dài dòng, lan man, không đúng trọng tậm nhưng mức ảnh hưởng là nhỏ hơn rất nhiều.

Dây cà ra dây muống là phương châm gì?

Từ giải thích trên đây, có thể hiểu, dây cà ra dây muốn là nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm, nói như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận. Đây là trường hợp vi phạm phương châm cách thức bởi phương châm cách thức, như đã giải thích trên đây, được hiểu là: Trong lúc giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.

- Nói như thế không đạt được hiệu quả giao tiếp: không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận

→ Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch

b, Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

- Trong câu trên, cụm từ “ông ấy” có thể hiểu được hai cách: nhận định của ông ấy về truyện ngắn, nhận định truyện ngắn của ông ấy viết. Như vậy, nội dung câu nói mơ hồ, người nghe khó xác định được điều muốn nói

- Để người nghe không hiểu lầm, phải thêm từ ngữ cho cách nói rõ ràng hơn

Ví dụ:

+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy mới sáng tác

+ Tôi đồng ý với những nhận định truyện ngắn khá sâu sắc của ông ấy

→ Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm

Câu 1:

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:

  1. Lời chào cao hơn mâm cỗ
  1. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  1. Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự

Câu 4:

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:

  1. Nhân tiện đây xin hỏi;
  2. cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…
  3. đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…

Câu 5:

Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho thích hợp:

  1. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là...
  2. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là...
  3. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là...
  4. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là...
  5. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là .... (nói móc, nói mát, nói hớt, ra đầu ra đũa, nói leo)

Cho biết các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào

Câu 6:

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?