Đề bài - bài 5 trang 26 sgk hình học 12

\(\displaystyle \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}BC\, \bot \,OA\\BC \,\bot \,AH\end{array} \right. \Rightarrow BC\, \bot \,\left( {OAH} \right) \\\Rightarrow BC \,\bot \,OH\,\,\,\,\left( 1 \right)\\\left\{ \begin{array}{l}AC\, \bot \,BH\\AC \,\bot \,OB\end{array} \right. \Rightarrow AC \,\bot \,\left( {OBH} \right) \\\Rightarrow AC \,\bot \,OH\,\,\,\,\left( 2 \right)\\\left( 1 \right);\left( 2 \right) \Rightarrow OH \,\bot \,\left( {ABC} \right)\end{array}\)

Đề bài

Cho hình chóp tam giác \(O.ABC\) có ba cạnh \(OA, OB, OC\) đôi một vuông góc với nhau và \(OA = a, OB = b, OC = c\). Hãy tính đường cao \(OH\) của hình chóp.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Gọi \(H\) là trọng tâm của \(\Delta{ABC}\), chứng minh \(OH \, \bot \,(ABC)\).

+) Sử dụng các hệ thức lượng trong tam giác vuông tính \(OH\).

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 5 trang 26 sgk hình học 12

Kẻ \(\displaystyle AD\,\bot \, BC, OH \,\bot \,AD\) ta chứng minh \(\displaystyle OH\) chính là đường cao của hình chóp.

\(\displaystyle \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
BC\, \bot \,OA\\
BC \,\bot \,AH
\end{array} \right. \Rightarrow BC\, \bot \,\left( {OAH} \right) \\\Rightarrow BC \,\bot \,OH\,\,\,\,\left( 1 \right)\\
\left\{ \begin{array}{l}
AC\, \bot \,BH\\
AC \,\bot \,OB
\end{array} \right. \Rightarrow AC \,\bot \,\left( {OBH} \right) \\\Rightarrow AC \,\bot \,OH\,\,\,\,\left( 2 \right)\\
\left( 1 \right);\left( 2 \right) \Rightarrow OH \,\bot \,\left( {ABC} \right)
\end{array}\)

Vậy\(\displaystyle OH\) chính là đường cao của hình chóp.

\(\displaystyle BC \,\bot \,\left( {OAH} \right) \Rightarrow BC \,\bot \,\left( {OAD} \right) \) \(\Rightarrow BC \bot OD\).

Tam giác \(OBC\) vuông tại \(O\) nên \(BC = \sqrt {O{B^2} + O{C^2}} = \sqrt {{b^2} + {c^2}} \)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(OBC\) ta có:

\(\displaystyle OD.BC = OB.OC\) nên \(\displaystyle OD = \frac{{OB.OC}}{{BC}}={{bc} \over {\sqrt {{b^2} + {c^2}} }}\).

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông \(OAD\) ta có:

\(\displaystyle AD = \sqrt {A{O^2} + O{D^2}} \) \(= \sqrt {{a^2} + \dfrac {{b^2}{c^2}} {{b^2} + {c^2}}}\)

\(\displaystyle = \sqrt {{{{a^2}{b^2} + {b^2}{c^2} + {c^2}{a^2}} \over {{b^2} + {c^2}}}}\).

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(OAD\) ta có: \(\displaystyle OH.AD = OA.OD\) nên

\(\displaystyle OH = \dfrac{{OA.OD}}{{AD}}\) \(=\displaystyle {{abc} \over {\sqrt {{b^2} + {c^2}} }}:\sqrt {{{{a^2}{b^2} + {b^2}{c^2} + {c^2}{a^2}} \over {{b^2} + {c^2}}}} \) \(\displaystyle = {{abc} \over {\sqrt {{a^2}{b^2} + {b^2}{c^2} + {c^2}{a^2}} }}\).

Cách khác:

Tam giác \(OBC\) vuông tại \(O\) có \(OD\) là đường cao nên \(\displaystyle \frac{1}{{O{D^2}}} = \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\)

Tam giác \(AOD\) vuông tại \(O\) có chiều cao \(OH\) nên

\(\displaystyle \frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{D^2}}}\) \(\displaystyle= \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) \( \displaystyle = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} = \frac{{{b^2}{c^2} + {c^2}{a^2} + {a^2}{b^2}}}{{{a^2}{b^2}{c^2}}}\)

\( \Rightarrow O{H^2} =\displaystyle \frac{{{a^2}{b^2}{c^2}}}{{{a^2}{b^2} + {b^2}{c^2} + {c^2}{a^2}}}\)

\( \Rightarrow OH = \displaystyle \frac{{abc}}{{\sqrt {{a^2}{b^2} + {b^2}{c^2} + {c^2}{a^2}} }}\)

Chú ý: Ta thấy khi \(OABC\) là tứ diện vuông (\(OA, OB, OC\) đôi một vuông góc) thì: \(\displaystyle \frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\).

Từ nay về sau các em sử dụng kết quả này để các bài toán nhanh chóng hơn.