Di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng

Thống nhất nội dung các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng tại xã Hưng Đạo (Thành phố)

Chiều 9/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tọa đàm thống nhất nội dung các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND xã Hưng Đạo và Thành phố, đại diện Ban liên lạc Mạc tộc Việt Nam và tỉnh Cao Bằng.

Di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng
Các đại biểu dự tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nghe báo cáo tham luận nghiên cứu về triều Mạc tại Cao Bằng gồm: Giáo dục, khoa cử nhà Mạc ở Cao Bằng; các di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến nhà Mạc trên vùng đất Cao Bình (Thành phố); những phụ nữ tiêu biểu dưới vương triều Mạc ở Cao Bằng; thành Bản Phủ - Vương phủ nhà Mạc; Bảo vật Quốc gia chuông chùa Đà Quận - một tư liệu quý về thời nhà Mạc ở Cao Bằng; thành nhà Mạc ở Cao Bằng; thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa nhà Mạc tại vùng đất Cao Bình, Cao Bằng.

Di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng
Đại biểu phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm.

Phần thảo luận tập trung vào các nội dung: Thống nhất các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố) gồm: Trường Quốc học, thành Bản Phủ khu vực thành nội, giếng Bó Phủ, ao sen, miếu bà Hoàng, đền thờ Thành Hoàng (thờ tướng Mạc Đăng Khoa). Thực trạng một số điểm di tích liên quan đến vương triều Mạc tại xã Hưng Đạo đang bị xuống cấp và xâm hại; đề xuất giải pháp có nhiều công trình nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng; sớm công nhận di tích lịch sử để công tác bảo tồn và phát huy hiệu quả.

Qua buổi tọa đàm, Bảo tàng tỉnh tiếp thu các ý kiến và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố) là Di tịch lịch sử cấp tỉnh trong thời gian tới.

QK2 – Thành Nhà Mạc (hay còn gọi là Thành Tuyên Quang) nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1552, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào đầu thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX).

Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thủy bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của của tỉnh Tuyên Quang.

Di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng

Cổng thành nhà Mạc tại Thành phố Tuyên Quang

Năm 1592, thời chiến tranh Lê – Mạc, quân Nam triều (nhà Lê Trung Hưng) do Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra miền Bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc Hậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về Cao Bằng. Để ngăn chặn quân nhà Lê, triều đình nhà Mạc đã cho xây dựng một tòa thành ở bên bờ sông Lô. Theo tương truyền, toàn bộ quá trình xây thành chỉ mất một đêm. Quân nhà Mạc còn đắp trong thành một ngọn núi đất hơn 50m gọi là Thổ Sơn (núi Đất). Tòa thành còn là nơi giành giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.

Thành cổ Tuyên Quang là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan, Dao chống thực dân Pháp năm 1884, đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát-xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Trong Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.

Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên vẹn cho đến cuối thế kỷ XX, trong quá trình xây dựng, phát triển của thành phố Tuyên Quang, nên hiện nay thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt, nhiều đoạn tường thành không còn. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn đường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và cổng Lấp, dài hơn 140m. Cho đến nay Thành cổ Tuyên Quang là biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên Quang và đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

GIA NGỌC (st)

Đây là các thành được các đời vua nhà Mạc chú trọng xây dựng ở các địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng từ năm 1592 - 1677, thời Nam – Bắc triều phân tranh Trịnh – Mạc. Mục đích các thành này là để cố thủ, giao chiến với quân nhà Trịnh. Đến Cao Bằng, du khách có thể vào thăm thành nhà Mạc ở Nà Lữ, Lam Sơn (Hòa An); Lũng Tàn, Tổng Ngần (Minh Tâm – Nguyên Bình); thị trấn Bảo Lạc; Hòa Thuận, Tà Lùng (Phục Hòa); huyện Trùng Khánh… Đặc biệt là ở xã Hòa Thuận – Phục Hòa, thành còn 40 m, gồm 4 đường, di vật còn lại là thành đất, thành xây bằng gạch vồ, đền vua Lê Thái Tổ, các cây đại thụ, đạn đá, các thửa ruộng hình ô bàn cờ…