Điểm giống nhau của nước ta với các nước châu á ở thế kỉ XIX là

Giới thiệu về cuốn sách này

Việc để đất nước rơi vào tay của thực dân phương Tây, là do các quốc gia phong kiến Đông Nam Á không tiến hành duy tân đất nước nhằm đưa đất nước phát triển, không có tầm nhìn cũng như tiến bước theo thời đại, bảo thủ, cố duy trì chiếc ngai vàng phong kiến đang trở nên mục ruỗng. Khi thực dân phương Tây đến “gõ cửa” thì giai cấp cầm quyền các nước này thực hiện phương sách giữ nước bằng việc “đóng cửa”, ngăn chặn người và hàng hóa từ châu Âu đến, hoặc quá thụ động trong việc tìm kiếm chính sách đối phó với mưu toan của thực dân phương Tây. Kết quả là các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay các nước thực dân, biến các nước này thành thuộc địa, trở thành nơi khai thác thị trường và nhân công của riêng mình. Trong tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại các cuộc xâm lược để giữ nước, giữ độc lập dân tộc. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược.

       Với tinh thần và ý chí chiến đấu quật cường, toàn thể nhân dân các quốc gia Đông Nam Á đã tự nguyện tham gia vào hàng ngũ yêu nước, chiến đấu chống lại kẻ thù chung, nhằm hoàn thành một ước nguyện là góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Có thể nói rằng phong trào là sự thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn, là đỉnh cao của tinh thần quật cường của nhân dân các nước Đông Nam Á.

       Ngay từ khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước. Cuộc đấu tranh giữ đất, giữ làng diễn ra bền bỉ, liên tục, kiên cường, lớp trước ngã xuống, lớp sau nối tiếp tiến lên, kiên quyết đánh giặc cho dù phải hy sinh cả tính mạng; tất cả vì một mục tiêu chiến đấu cho dân tộc sinh tồn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cuộc đấu tranh mới ở giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho những bước tiến của giai đoạn sau.

       Trước khi người Âu châu đến "gõ cửa", các nước Đông Nam Á đang ở trong tình trạng thấp kém, lạc hậu cách xa rất nhiều lần so với phương Tây. Nhưng khi bị xâm lược, các quốc gia Đông Nam Á đều tiến hành kháng cự để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Những cuộc kháng cự đó có khi là do nhà nước phong kiến tiến hành, có khi do một hoàng thân lãnh đạo, nhưng cũng có khi do chính nhân dân tự động tiến lên khi tổ quốc bị xâm lăng.

      Khi thực dân phương Tây xâm lược, các nhà nước phong kiến ở Đông Nam Á đã cùng với nhân dân đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Nhưng đến khi các vương triều và giai cấp phong kiến đầu hàng thực dân thì nhân dân đã tự động đứng lên chống xâm lược và chống luôn cả giai cấp phong kiến nhu nhược đầu hàng. Mặc dù không có sự lãnh đạo của chính quyền, nhưng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân tỏ ra rất anh dũng, quả cảm, mang lòng yêu nước sâu sắc. Tuy nhiên, các cuộc chiến đấu ấy đều ở trong trạng thái thiếu tổ chức, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Các cuộc chiến tranh của nhân dân Indonesia chống Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới sự lãnh đạo của Tơrunô Giôgiô, của Đipônêgôrô, cuộc kháng chiến của nhân dân Achê, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Định và những cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực...Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Khơ Me dưới sự lãnh đạo của hoàng thân Sivôtha, của AchaSoa, của Pôcumbô; những cuộc chống trả quân Anh của quân đội Miến Điện do Mahabanđula chỉ huy và những cuộc kháng cự sau đó của nhân dân Miến Điện; các cuộc nổi dậy chống Tây Ban Nha của các tiểu vương và các bộ lạc ở Cebu, ở Manila, ở các đảo Luxông, Xamara, Lâyetta của Philippin… mang những sắc thái khác nhau nhưng đều chung mục đích chống xâm lược, bảo vệ độc lập và chịu chung một kết cục là bị đàn áp thất bại.

     Quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra không cùng thời điểm cụ thể, không giống nhau về hình thức, lại khác về phương pháp đấu tranh, nhưng lại có điểm chung, thống nhất ở mục tiêu: ngăn chặn quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cố gắng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quá trình xâm lược, thực dân phương Tây vấp phải sự kháng cự kéo dài và kiên cường, liên tục của nhân dân từng nước. Ngay trong một nước cuộc kháng cự này thất bại, cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược. Ở Campuchia, cuộc chiến đấu do hoàng thân Sivôtha tổ chức đang tiếp diễn thì cuộc khởi nghĩa do Acha Soa lãnh đạo đã bùng lên. Khi Acha Soa bị bắt, cuộc khởi nghĩa không tan rã mà nó được tiếp sức bằng cuộc nổi dậy của nghĩa quân Pô cum Bô. Ở Việt Nam, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp bị sự tấn công liên tục và khắp nơi của nhân dân yêu nước. Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho tới Gia Định, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười… đều vấp phải phong trào kháng Pháp của nhân dân. Ở Miến Điện, ba lần tiến hành chiến tranh là cả ba lần thực dân Anh gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân đội triều đình. Sau khi quân triều đình thất bại, thì nhân dân khắp cả nước vùng lên chống lại thực dân Anh bằng cuộc chiến tranh du kích bền bỉ, anh dũng làm cho quân giặc khiếp sợ.

      Phong trào đấu tranh vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến những năm cuối thế kỷ XIX thực sự tạo thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của thực dân phương Tây, không những thế còn làm cho đội quân xâm lược nhà nghề nhiều phen kinh sợ, hàng ngàn binh lính thực dân đã phải bỏ mạng tại nơi đây. Phong trào là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi hoàn toàn. Các cuộc đấu tranh chống lại thực dân phương Tây do người nông dân lãnh đạo, hay do một nhà sư, một trí thức phong kiến, một hoàng thân hoặc một thủ lĩnh bộ lạc đứng đầu, thì tất cả đều chung một mục tiêu bảo vệ cho kỳ được đất nước, giữ cho kỳ được xóm làng quê hương không để rơi vào tay giặc.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

a. Kiến thức cơ bản: Giúp học sinh nắm được tình hình chính trị xã hội, kinh tế các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ La tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

b. Kiến thức trọng tâm:

TIẾT 1:

- Lớp 11A (lớp khá)

+ Nội dung, tính chất, ý nghĩa của cải cách Minh Trị,

+ Những biểu hiện của Chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản và đánh giá được bản chất CNĐQ của Nhật.

+ Đánh giá được vai trò của Thiên hoàng Minh Trị.

- Lớp 11B - 11C (Tb- yếu)

+ Nội dung, tính chất, ý nghĩa của cải cách Minh Trị

+  Những biểu hiện của Chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản.

TIẾT 2:

- Lớp 11A

+ Nét chính về phong trào chống phong kiến và đế quốc của nhân dân Trung Quốc và cuộc cách mạng Tân Hợi 1911.

- Lớp 11B -11C

+ Nét chính về phong trào chống phong kiến và đế quốc của nhân dân Trung Quốc và cuộc cách mạng Tân Hợi 1911.

+ Đánh giá được vai trò của Tôn Trung Sơn.

+ Hiểu được nguyên nhân làm bùng nổ các phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc.

TIẾT 3:

- Lớp 11A

+ Học sinh biết được nửa sau thế kỉ XIX các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.

- Lớp 11B – 11C

+ Học sinh biết được nửa sau thế kỉ XIX các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.

- Thấy rõ vai trò của các giai cấp đặt biệt là giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

TIẾT 4:

- Lớp 11A

+ Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.

- Lớp 11B -11C

+ Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.

+ Đánh giá được bản chất của Mĩ thể hiện trong các chính sách của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh.

2. Tư tưởng, tình cảm:

- Lên án chính sách bành trướng, xâm lược của chủ nghĩa thực dân

- Đánh giá vai trò cách mạng của một số nhân vật lịch sử

- Thái độ đồng tình, ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện. Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, thực hành bộ môn.

- Kĩ năng tái hiện những nét chính về các phong trào đấu tranh của các dân tộc Á, Phi, Mĩ, Latinh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1, Chuẩn bị của GV

+ Phương tiện: Giáo án, máy chiếu, phiếu trắc nghiệm, phiếu bài tập nhóm, bảng phụ (nếu có).

+ Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, kỹ thuật bể cá, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn...

2, Chuẩn bị của HS.

+ Bài cũ: Bài tập trắc nghiệm.

+ Bài mới: Bài tập trắc nghiệm, tìm hiểu bài mới, tranh ảnh (nếu có).

iii. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra sĩ số

Tiết/ Chủ đề

11A

11B

11C

Ngày dạy

Sĩ số

Ngày dạy

Sĩ số

Ngày dạy

Sĩ số

Tiết 1

Tiết 2

Tiết 3

Tiết 4

2. Kiểm tra bài cũ (câu hỏi ktra bài cũ cho 4 tiết ):

Câu 1: Em  hãy nêu nội dung cải cách Minh Trị ở Nhật Bản?

Câu 2: Nêu diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi 1911?

Câu 3: Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia?

Câu 4: Em đánh giá như thế nào về phong trào giải phóng dân tộc ở ở khu vực Á, Phi, Mĩ latinh thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

3. Dẫn dắt vào bài mới: Thế kỉ XIX -  đầu thế kỉ XX khu vực Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh diễn ra rất nhiều biến động, các nước đế quốc thi nhau bành trướng và mở rộng thuộc địa của mình, còn các khu vực Á, Phi, Mĩ la tinh lại phải gồng mình để giữ vững nền độc lập cho riêng họ. Để hiểu hơn về nội dung chuyên đề này cô và trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.

4. Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp

TIẾT 1: NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Thuyết trình của GV

- Giáo viên giới thiệu nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1868.

- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô - gun) lâm vào khủng hoảng suy yếu.

-  Kinh tế:

- Xã hội:

- Chính trị:

Hoạt động 2: Cá nhân GV và học sinh

- Mục tiêu: Tìm hiểu về vua Minh Trị và  nội dung cải cách.

+ GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 trong sách giáo khoa và tìm hiểu về vua Minh Trị.

HS: Quan sát kênh hình, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ Kết quả học sinh nhận thức: Thiên Hoàng Minh Trị ( ). Năm 1868 tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi nhà nước phong kiến.

- Giáo viên chốt kết quả: Tháng 01/1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cuộc cải cách nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi một nước phong kiến lạc hậu.

GV giao nhiệm vụ: Cuộc cải cách Minh Trị tập trung vào những lĩnh vực gì? Nội dung cụ thể của từng lĩnh vực?

HS: Học sinh trả lời, bổ sung hoặc nhận xét.

Kết quả HS nhận thức:

+ Chính trị:

+ Kinh tế:.

+ Quân sự:

+ Giáo dục:

GV chốt kiến thức:

+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới,thực hiện quyền bình đẵng giữa các công dân, ban hành hiến pháp năm 1898.

+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tang cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.

+ Quân sự: Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây.

+ Giáo dục: Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật.

GV giao nhiệm vụ: Nêu tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách?

Kết quả HS nhận thức: (để trống vì chưa xác định được hs trả lời ntn?)

+ Tính chất:

+ Ý nghĩa:

GV chốt kiến thức:

+ Tính chất: Thực chất là một cuộc cách mạng tư sản.

+ Ý nghĩa: Thủ tiêu được chế độ phong kiến cát cứ, thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- GV đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của HS. Phát hiện những khó khăn của HS

Hoạt động 3: Cá nhân và học sinh

Mục tiêu: Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

GV: Cuộc Duy tân Minh Trị có tính chất như thế nào và có ý nghĩa gì?

GV: Dựa vào nội dung cuộc Duy tân Minh Trị, gợi ý học sinh mục tiêu, kết quả đạt được và những hạn chế.

GV: Dẫn dắt học sinh chuyển ý sang mục 3.

Hoạt động 4: Cá nhân và học sinh

- Tìm hiểu những biếu hiện Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

GV: Kinh tế Nhật Bản trong những năm 30 có những biểu hiện gì?

HS: trả lời

GV: Nhận xét và giới thiệu cho học sinh thấy những biểu hiện của Nhật Bản khi đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc như: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, vai trò to lớn của các công ty độc quyền.

GV: Sử dụng tranh lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản, cùng học sinh khai thác.

GV: Em hãy trình bày sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

GV: Yêu cầu học sinh làm việc nhóm, đọc sách giáo khoa  kết hợp quan sát lược đồ hình 3 sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi.

GV: Kể tên các cuộc chiến tranh xâm lược mà Nhật Bản đã tiến hành?

GV: Nhận xét về sự giống nhau giữa Nhật Bản và các nước đế quốc phương Tây?

GV: Nhận xét, trình bày và đưa ra thông tin phản hồi.

GV: Tác động của các cuộc chiến tranh đến Nhật Bản?

GV: Nhật cũng đã thi hành một chính sách đối nội rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân. (giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa)

- GV kết luận: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc

GV: Tổ chức nào đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh?

Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý và nhận định về chủ nghĩa đế quốc  thực dân

- GV: Khái quát tình hình Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX.

- GV: Anh đã thi hành chính sách cai trị nhân dân Ấn Độ như thế nào?

+ Kinh tế

+ Chính trị - xã hội

- GV: Trong cuộc khai thác của Anh đã làm nhân dân Ấn Độ bần cùng  đói khổ, kinh tế bị suy sụp nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Quyền dân tộc thiêng liêng của người dân Ấn Độ bị chà đạp.Vì vậy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh bùng lên mạnh mẽ.

- GV: Sau khởi nghĩa XiPay, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh  đặt ra yêu cầu thành lập chính đảng riêng => Đảng quốc đại.

- GV: Đảng Quốc đại được thành lập và hoạt động như thế nào ?

 + Giải thích vì sao chủ trương dấu tranh của tư sản Ấn Độ là ôn hòa (Kẻ thù, Đặc điểm lịch sử, văn hóa, con người Ấn Độ)

- GV: Vì sao trong Đảng Quốc đại có sự phân hóa?

+ Cung cấp thông tin về Ti - lắc

- GV: Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành chính sách mới gì ?

HS: trả lời

GV: Phản ứng của nhận dân Ấn Độ khi Anh thi hành đạo luật chia đôi xứ Ben Gan. Đầu thế kỉ XX thực dân Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến.

- GV: Phong trào đấu tranh 1905 – 1908 có nét gì mới so với trước ?

- Phong trào dân tộc 1905 – 1908 :

+  Lãnh đạo: Giai cấp tư sản

+ Lần đầu tiên công nhân tham gia phong trào đấu tranh (Nét mới)

=> Mang đậm tính chất dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, ảnh hưởng tới các nước Châu Á

1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 (giảm tải)

GV nêu nhanh vì giảm tải

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

* Kiến thức SGK (chuẩn kiến thức)

- Tháng 01/1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cuộc cải cách nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi một nước phong kiến lạc hậu

- Nội dung

+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẵng giữa các công dân, ban hành hiến pháp năm 1898.

+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tang cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.

+ Quân sự: Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây.

+ Giáo dục: Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật.

- Tính chất: Thực chất là một cuộc cách mạng tư sản.

- Ý nghĩa: Thủ tiêu được chế độ phong kiến cát cứ, thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa.

* Tài liệu tham khảo:

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh, tập trung phát triển các ngành cộng nghiệp, xuất hiện các công ty độc quyền.

- Thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược :

+  Năm 1874 chiến tranh Đài Loan.

+ Năm 1894 - 1895 chiến tranh Trung Nhật.

+ 1904 - 1905 chiến tranh Nga - Nhật

- Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt.

 - Đời sống nhân dân cực khổ, bần cùng hóa.

  • 1901 Đảng xã hội dân chủ ra đời.

ẤN ĐỘ

1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.

- Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, bị thực dân Anh xâm lược, giữ thế kỉ XIX Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.

- Chính sách cai trị của thực dân Anh.

+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công → Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh

+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp. T1/1877 nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng của Ấn Độ

2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859). (Không dạy)

3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)

- Giữa thế kỉ XIX giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và thành lập Đảng Quốc đại vào năm 1885.

- Chủ trương: Đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách.

- Nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái: Ôn hòa và phái Cực đoan (cấp tiến)

- Năm 1908 thực dân Anh thực hiện chính sách chia cắt Ben-gan.

- 6/1908 thực dân Anh buộc thu đạo luật Ben-gan

- Ý nghĩa: Cách mạng từ năm 1905 - 1908 mạng đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.

5. Củng cố - dặn dò

a. Củng cố:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại nội dung chính của bài

- Giáo viên nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà

Câu 1: Trình bày một số biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản ?

Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng của nhân dân Ấn Độ từ 1905 - 1908

b. Dặn dò: Các em về nhà làm bài tập và học bài trước khi đến lớp. Chuẩn bị trước bài Trung Quốc.